Xây dựng các nội dung mở của công tác đãi ngộ nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước việt nam (Trang 97 - 103)

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại cơ quan Kho bạc

4.2.5. Xây dựng các nội dung mở của công tác đãi ngộ nhân lực

Đãi ngộ là động lực để thúc đẩy con ngƣời làm việc và cống hiến, nó bao gồm cả yếu tố vật chất và tinh thần, tại Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc các chế độ quan tâm đến nhân lực nhƣ thăm hỏi động viên khi gặp khó khăn, ốm đau, quan tâm đến gia đình, những ngày lễ tết thiếu nhi đƣợc thực hiện thƣờng xuyên là tình cảm gắn kết thể hiện sự chia sẻ quan tâm. Tuy nhiên về yếu tố vật chất còn có những hạn chế cần có những giải pháp khắc phục nhƣ:

Xây dựng cơ chế trả lƣơng theo tính chất công việc, theo vị trí việc làm (do ngày nay nhiều ngƣời trẻ có trình độ năng lực làm việc nhƣng lƣơng lại mang tính chất cào bằng nên chƣa tƣơng xứng dẫn đến việc không cống hiến hết khả năng của cá nhân).

Nhiều nhân lực trẻ chƣa ổn định về nơi ở, nếu có nhà tập thể hay công vụ để ƣu đãi sẽ làm bớt đi khó khăn và gánh nặng kinh tế giúp cá nhân họ yên tâm làm việc và cống hiến.

Đổi mới công tác thi đua, khách quan vô tƣ để mỗi ngƣời khi đƣợc đánh giá thấy mình đƣợc ghi nhận đúng với khả năng, tìm những điểm yếu, điểm thiếu để hoàn thiện, tăng tính khích lệ tìm điểm mạnh điểm tốt để nâng cao và phát huy.

Thay đổi cơ chế khen thƣởng, khen thƣởng phải là động lực để phấn đấu chứ không phải là hình thức, khen thƣởng bằng tinh thần và động viên bằng vật chất tƣơng ứng, chỉ có vậy mới làm cho khen thƣởng có tác dụng với sự phát triển cá nhân, tập thể.

KẾT LUẬN

Công tác Quản lý nhân lực là một hoạt động quan trọng và xuyên suốt trong hoạt động của cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc. Để góp phần thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển Kho bạc Nhà nƣớc đến năm 2020, công tác quản lý nhân lực ngày càng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hội nhập quốc tế.

Tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc trong thời gian 2011-2016, công tác quản lý nhân lực đã có những chuyển biến tích cực và đạt đƣợc nhiều kết quả nhƣ phát triển nguồn nhân lực về số lƣợng, có trình độ chuyên môn cao. Nhân lực đƣợc tham gia học tập đào tạo bồi dƣỡng nhiều, số lƣợng nhân lực hoàn thành nhiệm vụ cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc công tác quản lý nhân lực tại Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc còn có một số hạn chế nhƣ nhân lực đầu vào chƣa đƣợc bố trí công việc theo đúng sở trƣờng, công tác đào tạo còn có lãng phí về thời gian và tiền bạc. Công tác đánh giá chƣa phản ảnh hết đƣợc thực chất nhân lực do tiêu chí còn mang tính hình thức. Những bất cập, hạn chế từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để hoàn thiện công tác quản lý nhân lực thì Cơ quan KBNN phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ quy hoạch, tuyển dụng và sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, đánh giá, đãi ngộ công chức.

Từ nhận thức khi đƣợc học tập và nghiên cứu tại Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, học viên có những suy nghĩ và đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam với các giải pháp về công tác quy hoạch, tuyển dụng, bố trí và sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, đãi ngộ, khen thƣởng cho nhân lực trong thời gian tới. Việc sử dụng nguồn lực khoa học, bố trí hợp lý phù hợp với năng lực sở trƣờng của nhân lực, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực theo

yêu cầu công việc và vận động của xã hội, cùng với đó là các chính sách đãi ngộ phù hợp làm động lực khuyến khích, động viên nhân lực tại Cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam.

Công tác quản lý nhân lực là một lĩnh vực nghiên cứu sâu, rộng liên quan đến trực tiếp đến từng cá nhân, với khả năng tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân học viên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tuy nhiên với mong muốn xây dựng và phát triển công tác quản lý nhân lực tại Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng hoàn thiện và khoa học học viên đã mạnh dạn đóng góp ý kiến về vấn đề đã và đang đƣợc quan tâm nhằm phát triển cơ quan ngày càng lớn mạnh và phát triển xứng đáng là đơn vị điển hình trong ngành Tài chính Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2014. Phát triển nguồn nhân lực Kho bạc Nhà nước Việt Nam theo mục tiêu: Nhanh - ổn định – toàn diện. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Bộ Tài chính.

2. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2012. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

3. Chính phủ, 2003. Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, Hà Nội.

4. Trần Kim Dung, 2015. Quản trị nguồn nhân lực (tái bản lần thứ 8). Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Hồ Chí Minh.

5. Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý Nhà nước về kinh tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia.

6. Nguyễn Thị Thanh Giang, 2011. Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công ty bưu chính Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Học viện Bƣu chính viễn thông.

7. Phạm Thu Hằng, 2013. Kinh nghiệm quản lý công chức theo vị trí việc làm của các nước trên thế giới và vận dụng vào Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Bộ Nội Vụ.

8. Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2011. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2011. Hà Nội.

9. Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2012. Hà Nội.

10.Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2013. Hà Nội.

11.Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2014. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2014. Hà Nội.

12.Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2015. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2015. Hà Nội.

13.Kho bạc Nhà nƣớc Việt Nam, 2016. Báo cáo Công khai công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan Kho bạc Nhà nước năm 2016. Hà Nội.

14.Nguyễn Đức Thanh, 2016. Một số vấn đề cơ bản về quản trị Kho bạc Nhà nước nhằm thực hiện chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Kho bạc Nhà nƣớc.

15.Trần Thị Thu và Vũ Hoàng Ngân, 2013. Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công (tái bản lần thứ nhất). Hà Nội; Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.

16.Thủ tƣớng Chính phủ, 2007.Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

17.Thủ tƣớng Chính phủ, 2015. Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08/7/2015 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.

18.Nguyễn Chí Vƣơng và Trần Châu Giang, 2016. Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ trong hệ thống KBNN. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Kho bạc Nhà nƣớc.

Website

19. Thái Xuân Sang, 2016. Một số vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công Việt Nam. Nghiên cứu, trao đổi http://truongchinhtrina.gov.vn/DNews.aspx?NewsID=1387

20. Nguyễn Văn Viên, 2017. Áp dụng mô hình quản lý nguồn nhân lực công theo vị trí việc là ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu, trao đổi. http://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010067/0/37327

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan kho bạc nhà nước việt nam (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)