Hiện nay ở Việt Nam, khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đã dần được đầu tư phát triển và ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả. Nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao đã được đầu tư và thu được kết quả, tuy nhiên nhưng hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, do trình độ cơng nghệ trong nơng nghiệp cịn hạn chế, một số chính sách chưa phù hợp, hạ tầng công nghệ cịn hạn chế, nguồn nhân lực cho nơng nghiệp cơng nghệ cao cịn q ít, tiềm lực khoa học công nghệ có nhưng các nghiên cứu chưa được ứng dụng có hiệu quả vào thực tiễn.
Về chính sách:
Nhà nước ta coi phát triển công nghệ cao là mục tiêu để phát triển bền vững. Ngày 29/01/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 176/QĐ- TTg, về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, với mục tiêu chung là: “Góp phần xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài”.
Bên cạnh đầu tư phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước, nhà nước ta cũng khuyến khích thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp từ nguồn vốn FDI.
Về hạ tầng công nghệ:
Hiện nước ta có 34 khu nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã và đang được quy hoạch xây dựng tại 19 tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế. Ngoài ra, một số địa phương cũng đang phát triển các khu/cụm nông nghiệp CNC mà chưa kịp đăng ký hoặc cơng bố chính thức.
Về nhân lực cơng nghệ:
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, có nguồn lao động dồi dào với hơn 22 triệu lao động trong ngành nông nghiệp, chiếm hơn 40% tổng số người trong độ tuổi lao động của cả nước. Mặt khác lao động giá rẻ cũng là ưu thế của Việt Nam trong quá trình thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp.
Nhân lực trong ngành nông nghiệp đã qua đào tạo chiếm khoảng hơn 4% tổng số lao động của toàn ngành.
Hiện nước ta có hàng trăm viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học về nơng lâm nghiệp. Đây chính là tiềm lực để cung cấp các sản phẩm khoa học công nghệ và nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp.