* Trình độ quản lý kinh tế:
Quản lý kinh tế trong phát triển nơng nghiệp gồm có: quản lý nhà nước trong phát triển kinh tế nông nghiệp; quản lý điều hành doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp… Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn, tác giả chủ yếu đề cập đến trình độ quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp.
Bộ máy nhà nước chuyên ngành để quản lý về nông nghiệp ở cấp Trung ương hiện có Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, ở cấp địa phương có Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, các phịng nơng nghiệp… Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trị quản lý nơng nghiệp của mình trên cả ba phương diện: định hướng sự phát triển, phân bổ nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nông nghiệp và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tác động này mà có bước chuyển biến mạnh mẽ trong nơng nghiệp, nơng thơn. Đó là sự chuyển biến cả trong mơ hình sản xuất kinh doanh lẫn sự đa dạng của các hình thức tiêu thụ sản phẩm, cả trong đời sống vật chất lẫn trong đời sống tinh thần của người nông dân, cả trong nguồn thu nhập lẫn sự đa dạng hóa các nguồn thu nhập, nông nghiệp nước ta đang chuyển dần sang nền sản xuất theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, vai trò quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn mờ nhạt, chưa thực sự hiệu quả, thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất, chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trị của
ngành nơng nghiệp trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện qua sự đánh giá khác nhau về vai trị, vị trí của sản xuất nơng nghiệp, kinh tế nơng thôn, dẫn đến nhiều bất cập trong hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nơng nghiệp thời gian qua, nhất là chính sách đầu tư.
Thứ hai, quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục
vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nơng, lâm, thủy sản, trong đó:
- Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật ni. Tình trạng quy hoạch sản xuất nơng, lâm, thủy sản liên tục bị phá vỡ tạo ra tình trạng hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nơng dân, gây khó khăn cho đời sống của họ.
- Quy hoạch đất để sản xuất nông, lâm, thủy sản lâu dài; đất chuyển sang làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ, thương mại nông thôn vẫn chưa được xác định rõ ràng, minh bạch.
Thứ ba, mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng
với vai trị của nó đối với phát triển kinh tế, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Theo Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 13,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2000, giảm còn 7,5% vào năm 2005 và còn 6,45% vào năm 2008, 6,15% vào năm 2010 và chỉ ở mức 5,98% trong năm 2011 Trong năm 2011, tổng vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp cũng chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu của toàn ngành và năm 2012, vốn đầu tư cho nơng nghiệp có tăng, nhưng cũng chỉ đáp ứng 50-60% nhu cầu của khu vực nông nghiệp.
Trong khi đó, tình hình thu hút FDI vào khu vực nông nghiệp cũng không mấy thuận lợi. Trong giai đoạn 2010 - 2015, đầu tư FDI vào nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 2,3% FDI cả nước. Đây là mức quá thấp so với một nền kinh tế có diện tích đất đai, mặt nước… và lực lượng lao động tập trung lớn. Bên cạnh đó, nếu tính đến tính đến cuối tháng 3/2017, cả nước mới có 522 dự án với tổng số 3,6 tỷ USD vốn FDI vào nông nghiệp chiếm 2.26 % về dự án và 1,2% về vốn, quy mô dự án chỉ bằng một phần hai so với quy mơ trung bình của lĩnh vực này.Trong 3 năm gần đây vốn FDI vào nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng số vốn FDI vào Việt Nam, năm 2014 là 0,5%, năm 2015 là 1% và 2016 là 0,4% (nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tưVì vậy, sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư phục vụ sản xuất hàng hóa. Đây chính là ngun nhân cơ bản làm cho năng lực sản xuất nông nghiệp khơng đáp ứng được u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp hiện nay.
Thứ tư, chính sách của Nhà nước và địa phương trong nông nghiệp,
nơng thơn cịn chưa hợp lý. Thời gian qua, Chính phủ đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn, nhưng chưa đủ sâu, chưa đủ mạnh và có một số chính sách chưa phù hợp với thực tiễn. Nông nghiệp ở nước ta chưa hiệu quả do tư duy chậm đổi mới. Ở các nước phát triển, giai đoạn đầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa lấy đi nhiều tài nguyên, hy sinh nông thôn để phát triển đơ thị. Sau đó, họ lại lấy đơ thị bù đắp cho nông thôn và trợ cấp trở lại cho nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã lâu nhưng chưa bù đắp lại được cho nơng nghiệp. Ngồi ra, chính sách chưa “mở”, chưa tạo cơ hội thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nên nhiều nguồn lực trong sản xuất, phát triển kinh tế chưa được khai thác và huy động. Nếu đổi mới chính sách, đổi mới tổ chức, đầu tư cơng sẽ mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đây là
vấn đề đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Chính phủ vừa mới phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nơng nghiệp.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ sản xuất nơng nghiệp đang phải điều chỉnh theo lộ trình cam kết giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế, làm tăng khó khăn cho nhiều ngành nông nghiệp và nông dân. Năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất cịn cao, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh với hàng hóa nơng sản của các nước có điều kiện sản xuất tốt hơn được nhập khẩu vào Việt Nam.
Thứ năm, tổ chức sản xuất nơng, lâm, thủy sản cịn phân tán, thể hiện ở
kết cấu hạ tầng tại các vùng sản xuất tập trung chưa phát triển; quy mô đất đai còn nhỏ bé; các hợp tác xã và tổ chức kinh tế hợp tác chưa phát triển được nhiều hoạt động dịch vụ; hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước ở lĩnh vực nơng nghiệp cịn yếu kém, trong khi các doanh nghiệp tư nhân lại chưa phát triển, tính liên kết trong sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp cịn hạn chế...
* Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận theo các hoạt động bổ trợ (kết cấu hạ tầng “mềm” của doanh nghiệp, chất lượng và quản trị lao động, trình độ cơng nghệ) và các hoạt động cơ bản (hậu cần bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, sản xuất, marketing, phân phối...). Đã có nhiều điều tra, đánh giá về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Nhận định chung là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nơng nghiệp Việt Nam cịn yếu cả trong các hoạt động bổ trợ và cả trong các hoạt động cơ bản, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến mối liên kết hiệu quả về mặt chi phí.
Các doanh nghiệp nơng nghiệp đa số có quy mơ nhỏ, cán bộ, cơng nhân viên có trình độ chun mơn sâu, trình độ tin học, ngoại ngữ còn hạn chế; Nguồn tài chính hạn hẹp, nguồn vốn tự có ít, đa số là vốn đi vay, gây nhiều
khó khăn khi gặp biến động về tài chính; Trang thiết bị công nghệ trong doanh nghiệp chưa được trang bị đảm bảo nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; Các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã được đa dạng hoá, tuy nhiên chưa được đánh giá cao về chất lượng, uy tín…; Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp chưa cao, cần phải được đào tạo thêm.