Nam
3.3.2.1. Đánh giá những hạn chế
Môi trường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã dần được cải thiện, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các hạn chế như sau:
* Hạn chế từ các về vấn đề chính sách:
- Các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư và tổ chức hoạt động của các dự án FDI trong nơng nghiệp chưa tính hết những đặc thù như: chứa đựng nhiều rủi ro trong kinh doanh; khả năng tiên lượng về thị trường khó khăn; các mối quan hệ giữa các tác nhân trong triển khai dự án phức tạp hơn so với dự án FDI trong công nghiệp, xây dựng và thương mại… Các quy định của luật pháp về đầu tư FDI hiện nay ít phù hợp với ngành nơng nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản.
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan địa phương trong thẩm định, cấp phép dự án chưa nghiêm túc và rõ ràng, làm nhà đầu tư mất nhiều thời gian, chi phí giao dịch, nhất là các dự án nhạy cảm về môi trường sinh thái…
- Các quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư FDI trong nơng nghiệp cịn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu chỉ rõ các điều kiện và tiêu chí áp dụng, vì vậy khó vận hành vào thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể như: (i) Chính sách đất đai, mặt nước chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án FDI trong nông nghiệp. Hầu hết các dự án FDI trong lĩnh vực này cần vùng nguyên liệu tập trung, đều gặp phải sự trắc trở, thậm chí là bế tắc trong tiếp cận đất đai. Nhiều dự án trồng rừng, trồng mía cơng nghiệp gặp khó khăn do chỉ được giao một phần nhỏ diện tích đất trồng rừng so với quy định tại giấy phép đầu tư. Các dự án trồng và chế biến rau quả gặp cản trở trong thuê đất và quan hệ với nông dân về đất đai. Các dự án thủy sản gặp
khó khăn trong giao mặt nước cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng biển do trở ngại về môi trường sinh thái trong điều kiện năng lực quản lý của Việt Nam còn hạn chế, (ii) Chính sách tín dụng chưa hỗ trợ cho các dự án FDI; các hoạt động tín dụng tại chỗ chưa hậu thuẫn cho triển khai các dự án FDI, cho rằng chủ đầu tư khơng cần nguồn tín dụng này…
Chính sách ưu đãi đầu tư dành cho dự án đầu tư trong ngành nông nghiệp khơng có tính hấp dẫn đặc thù. Có thể nói, so với các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngồi dành cho các ngành khác, thì chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào nông lâm ngư nghiệp khơng có nhiều khác biệt nổi bật.
- Các quy định về kiểm tra, thanh tra sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa hiệu quả; thiếu các biện pháp chế tài chặt chẽ hoặc các biện pháp chế tài còn nhẹ đối với những sai phạm như không báo cáo định kỳ về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp FDI, khơng thực hiện góp đủ vốn điều lệ, đúng thời hạn cam kết…
- Mặc dù môi trường pháp lý cho đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cải thiện nhiều trong những năm qua, song chính sách và luật lệ nhìn chung cịn thiếu ổn định, hay thay đổi, do đó khiến các nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc thích ứng và dự đốn.
* Hạn chếtừ các yếu tố về công nghệ:
- Các chính sách hỗ trợ, phát triển cơng nghệ cao nói chung và chính sách thu hút FDI vào phát triển nơng nghiệp nói riêng đã được ban hành, tuy nhiên chưa có chính sách cụ thể và đồng bộ hỗ trợ phát triển nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao, như chính sách về đất đai, chính sách về thuế, chính sách vay vốn ưu đãi…; chưa có sự phối hợp đa lĩnh vực, đa ngành, đặc biệt là chưa có sự liên kết giữa cơng nghệ sinh học với các lĩnh vực công nghệ khác trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Chưa có quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Việc hỗ trợ của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu, ứng dụng và trình diễn cơng nghệ cao trong nông nghiệp ở nước ta còn hạn chế; việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu sản xuất nơng nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao cịn khiêm tốn và chưa đồng bộ. Mặt khác, việc đầu tư cơ sở vật chất ứng dụng công nghệ cao trong nơng nghiệp có giá thành cao nên nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh cịn khó chấp nhận.
- Đối với các lĩnh vực công nghệ cao khác trong nông nghiệp, chúng ta chưa có nhiều cán bộ khoa học và cơng nghệ chuyên sâu, chưa có nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản, chưa có nhiều cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các khu sản xuất nơng nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng cơng nghệ cao hiện có. Mặt khác, việc đào tạo, tập huấn cho kỹ thuật viên về các cơng nghệ cao hiện có chưa được chú trọng, đội ngũ kỹ thuật viên có trình độ cịn thiếu.
- Trong thời gian qua, những nghiên cứu khoa học được ứng dụng và thực tế cịn q ít ỏi, nguồn nhân lực cơng nghệ cao còn hạn chế.
Với xu hướng phát triển nông nghiệp 4.0 hiện nay, tiềm lực khoa học công nghệ của nước ta chưa đáp ứng được, cần phải được đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo thêm.
* Hạn chếtừ các yếu tố về kinh tế:
Vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật nói chung và hạ tầng cho nơng nghiệp nói riêng cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư, chưa thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đặc biệt, tại các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giao thơng đi lại của người dân cịn rất khó khăn, một số nơi cịn chưa có điện lưới quốc gia.
Khi nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư vào nơng nghiệp thì cịn e dè do cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng cịn kéo dài, gây lãng phí về thời gian và tăng chi phí cơ hội cho dự án.
* Hạn chếtừ các yếu tố văn hoá – xã hội:
Rào cản ngôn ngữ là hạn chế lớn nhất của lao động Việt Nam trong quá trình thu hút các dự án FDI vào lĩnh vực nông nghiệp. Đặc thù của ngành sản xuất nông nghiệp là sử dụng nhiều lao động, tuy nhiên lao động có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ lại chiếm tỷ lệ nhỏ, vì vậy nhà đầu tư đã gặp khơng ít khó khăn trong q trình làm việc, bên cạnh đó doanh nghiệp cịn phải tốn thêm thời gian và chi phí để hỗ trợ các lao động học bổ sung kiến thức về ngoại ngữ nhằm phục vụ công việc tốt hơn.
* Hạn chếtừ các yếu tố về tự nhiên:
Nước ta có địa lý nằm ở khu vực hay có thiên tai dịch bệnh, như: lũ lụt, lũ quét, bão, một số nơi còn xẩy ra động đất, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thu hút FDI vào ngành nơng nghiệp Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn và hạn chế, cũng như có xu hướng tiêu cực trong thời gian qua là do tác động của một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân khách quan
Trƣớc hết, có một thực tế là đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hoạt động này thường diễn ra ở các vùng nông thôn rộng lớn, điều kiện tự nhiên khó khăn, lệ thuộc nhiều vào thời tiết, sản phẩm mang tính mùa vụ, dễ hư hỏng, thường xuyên bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh… Sản phẩm nơng nghiệp thường có tỉ suất lợi nhuận thấp, mức thu nhập
thiên tai thường xuyên xảy ra thì rủi ro do thiên nhiên mang lại trong lĩnh vực này càng cao.
Thứ hai, sản xuất nông nghiệp Việt Nam chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, thiếu tính liên kết, phối hợp và khơng chunnghiệp, chưa tạo ra sức thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp FDI. Cácvùng sản xuất chưa được chun mơn hóa với kết cấu hạ tầng đồng bộ; cơ cấu sản xuất chưa ổn định, thiếu tầm nhìn dài hạn.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nông thôn hiện nay rất kém, muốn “đến” với nông dân, các doanh nghiệp buộc phải đầu tư thêm nhiều hạng mục ngồi cơng trình, chi phí lớn. Nhất là đối với ngành lâm nghiệp, do chủ yếu phát triển tại các vùng, miền địa hình đồi núi, giao thơng vận tải khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp FDI e ngại. Bên cạnh đó, số lượng người lao động có tay nghề, được đào tạo bài bản về lĩnh vực nơng nghiệp hiện nay cịn rất thấp, hơn nữa, hệ thống sản xuất, tiêu thụ hàng nơng sản cịn bất cập, chúng ta chưa thiết lập được mối quan hệ giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp, chưa phát huy hết vai trò của các hiệp hội theo ngành hàng. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, việc thu hút FDI đạt hiệu quả thấp còn xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan dưới đây.
Trước hết, chưa có chiến lược, định hướng rõ ràng, phù hợp để thu hút
FDI vào nông nghiệp. Cho đến nay ngành nông nghiệp vẫn thiếu một chiến lược, định hướng dài hạn thu hút vốn FDI vào nông nghiệp-nông thôn một cách rõ ràng nhằm xác định vị trí của nguồn vốn FDI đối với nhu cầu đầu tư phát triển của ngành nông nghiệp, những dự án cụ thể cần ưu tiên đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng mạnh về nơng nghiệp như Hoa Kỳ, Canada, Australia và châu Âu. Bản thân ngành nơng nghiệp cũng chưa có cơ chế chọn lựa, đề xuất các dự án FDI ưu tiên trong ngành; danh mục dự án gọi
vốn chưa bao quát hết nhu cầu; thông tin về từng dự án còn sơ lược, thiếu chuẩn xác.
Thứ hai, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với các nhà đầu tư
FDI trong nông nghiệp thiếu rõ ràng và minh bạch: Các quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục đầu tư và tổ chức hoạt động của các dự án FDI trong nơng nghiệp chưa tính hết những đặc thù như: chứa đựng nhiều rủi ro trong KD; khả năng tiên lượng về thị trường khó khăn; các mối quan hệ giữa các tác nhân trong triển khai dự án phức tạp hơn so với dự án FDI trong công nghiệp, xây dựng và thương mại…
Thứ ba, các cơ chế, chính sách về ưu đãi, hỗ trợ cho dự án nông nghiệp
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và cơng tác thực thi cịn nhiều vấn đề bất cập. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tuy nhiên việc triển khai Nghị định này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc do vẫn cịn thiếu các thơng tư hướng dẫn của các Bộ, ngành.
Thứ tư, quy hoạch vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến còn
yếu, thiếu. Vùng nguyên liệu được xem là yếu tố sống cịn với doanh nghiệp chế biến và vì vậy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này cần sử dụng nhiều đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu. Tuy nhiên trên thực tế, tại các địa phương, đất đai đã được giao hết cho các hộ nông dân với quy mô sản xuất manh mún, đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, chạy theo thị trường khiến các cơ sở chế biến nông sản FDI luôn bị động về nguồn nguyên liệu.
Thứ năm, tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ nông sản ở
Việt Nam còn nhiều vấn đề mâu thuẫn, phức tạp khó xử lý. Tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu về nguyên liệu cho chế biến nông sản diễn ra phổ biến, liên tục và ngày càng nan giải. Tình trạng nơng dân không gắn hoạt động sản xuất nông sản nguyên liệu của họ với hoạt động thu mua, chế biến
của các doanh nghiệp đang đẩy tới tình trạng tranh chấp trong mua – bán nguyên liệu vừa đẩy giá nguyên liệu lúc lên cao, lúc xuống thấp diễn ra phổ biến gây bất lợi cho cả người nông dân sản xuất, các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và cả lĩnh vực nơng nghiệp nói chung. Phần lớn nơng sản (tới 90%) được tiêu thụ ở dạng tươi sống và chế biến thô, giá trị gia tăng thấp và khơng có thương hiệu, nguồn gốc Việt Nam.
Chƣơng 4