FDI phải hiệu quả, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với quy hoạch của ngành và có tác dụng khuyến khích sự phát triển của các vùng có điều kiện kinh tế xã hội. Để đạt được những kết quả tích cực hơn trong thu hút FDI vào ngành nông nghiêp, thực hiện được phương hướng đã đề ra, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn, các ngành có liên quan, các hiệp hội ngành hàng nông nghiệp và các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong nước thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các giải pháp ở cả tầm vĩ mô và vimô.
4.2.5. Xây dựng chiến lƣợc thu hút, quy hoạch sử dụng FDI củangành củangành
Cho đến nay, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nước ta vẫn chưa có được một Chiến lược thu hút và quy hoạch sử dụng FDI của ngành. Do đó, ngành chưa thể định hướng một cách hiệu quả nguồn vốn FDI vào lĩnh vực nơng lâm nghiệp, dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài chưa mặn mà với ngành, đối tác đầu tư cịn thiếu tính đa dạng, phân bổ nguồn vốn không đồng đều giữa các địaphương.
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn cần tiến hành rà sốt, xây dựng quy hoạch vùng và sản phẩm chủ lực trên cơ sở gắn kết với mục tiêu, phương hướng phát triển của ngành. Bộ cần đưa ra được chiến lược cụ thể thu hút bao nhiêu lượng vốn FDI cho phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh thu hút từ những đối tác nào, ưu tiên thu hút nguồn vốn vào những địa phương nào, vùng nào, nguồn vốn có được sẽ sử dụng vào những lĩnh vựcnào.
Trên cơ sở chiến lược và quy hoạch đề ra, Bộ sẽ cùng với các địa phương đề ra danh mục các dự án trọng điểm để ưu tiên gọi vốn. Danh mục
các dự án trọng điểm được đưa ra dựa trên ý kiến đề xuất của các địa phương và những nghiên cứu đánh giá của cơ quan quản lý đầu tư nước ngồi của Bộ. Danh mục này sẽ góp phần hạn chế hiện tượng đầu tư dàn trải, đồng thời còn tạo điều kiện phát huy tốt nhất điều kiện sản xuất ở các địaphương.