Các yếu tố cấu thành môi trường thuhút đầutư FDI vàongành nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 39)

1.4.2.1. Các yếu tố chính trị, pháp luật

* Yếu tố chính trị:

Có thể nói ổn định chính trị của nước nhận đầu tư là yếu tố hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Tình hình chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo các cam kết của chính phủ đối với các nhà đầu tư về sở hữu vốn đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư và định hướng phát triển của nước nhận đầu tư. Đồng thời, sự ổn định chính trị cịn là tiền đề cần thiết để ổn định tình hình kinh tế – xã hội, nhờ đó giảm được tính rủi ro cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, trong yếu tố ổn định chính trị, các nhà đầu tư quan tâm về ổn định chính sách hơn là ổn định chính quyền. Nguyên nhân là do:

- Nếu một quốc gia bất ổn về chính quyền sẽ dẫn đến những thay đổi về chính sách đầu tư,nhưng khơng phải lúc nào cũng vậy. Ngược lại, nếu một quốc gia ổn định chính quyền nhưng chính sách đối với đầu tư nước ngồi lại thay đổi nhiều và khó dự đốn thì đối với nhà đầu tư đó vẫn là mơi trường bất ổn định.

-Năng lực điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo. Mức độ tham nhũng và sự quan liêu của bộ máy điều hành có thể làm tăng chi phí hoạt động của nhà đầu tư.

Do đó tính minh bạch trong quản lý nhà nước của chính phủ nước nhận đầu tư ln là yếu tố mà nhà đầu tư cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng.

- Quan điểm về chính trị đối với đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của một quốc gia.

Nếu quốc gia theo quan điểm cấp tiến, chính phủ nước đó sẽ thi hành chính sách đóng cửa đối với đầu tư nước ngồi, các cơng ty đa quốc gia có trụ sở tại đó sẽ bị tịch biên, quốc hữu hóa vì quan điểm này cho rằng các nước đi đầu tư chỉ bóc lột nước nhận đầu tư nhằm thu lợi tối đa, khơng mang lại lợi ích gì cho nước chỉ nhà cả.

Các quốc gia theo quan điểm thị trường tự do thường dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh, sản xuất trên bình diện thế giới được phân cơng giữa các quốc gia, mà thi hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi. Quốc gia đó nhìn nhận rằng dịng chảy FDI giữa các quốc gia thơng suốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tồn cầu.

Quan điểm dân tộc thực dụng cho rằng FDI có thể mang lại nhiều lợi ích cho nước tiếp nhận, nhưng đi kèm với đó là nhiều hậu quả và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế. Các quốc gia có quan điểm này vừa thi hành

chính sách khuyến khích, vừa thi hành chính sách hạn chế nhằm đảm bảo lợi ích do FDI mang lại lớn hơn những bất lợi phải nhận.

- Mức độ an tồn và tình hình an ninh trật tự xã hội. Nhà đầu tư sẽ rất cân nhắc khi đổ tiền vào các quốc gia hiện đang có nguy cơ chiến tranh, khủng bố hồnh hành hoặc có tỷ lệ tội phạm cao.

* Yếu tố chính sách pháp luật:

Vì q trình đầu tư có liên quan rất nhiều đến các hoạt động của các tổ chức, cá nhân và được tiến hành trong thời gian dài nên các nhà đầu tư nước ngồi rất cần có một mơi trường pháp lý hợp lý và ổn định của nước nhận đầu tư. Một môi trường pháp lý được coi là hấp dẫn nếu có các chính sách, qui định hợp lý và tính hiệu lực cao trong thực hiện. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng không chỉ để đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngồi mà cịn là những cơ sở cần thiết cho họ tính tốn làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư.

Những khía cạnh trong hệ thống pháp lý của nước nhận đầu tư có khả năng tác động đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngồi gồm:

- Hệ thống pháp luật có đầy đủ và đồng bộ hay khơng?

- Tính chuẩn mực và hội nhập của hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật có cập nhật theo kịp tốc độ hội nhập kinh tế thế giới và xung đột với hệ thống các cam kết quốc tế mà nước nhận đầu tư đã tham gia hay không.

- Pháp luật có bảo đảm quyền sở hữu tài sản cả hữu hình và vơ hình (quyền sở hữu trí tuệ) cho nhà đầu tư hay khơng?

- Pháp luật có bảo đảm quyền lợi và môi trường cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư hay không?

- Pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng như năng lực thực thi các phán quyết của tòa án, của bộ máy thi hành án.

- Các quy định về chuyển tiền ra nước ngoài.

- Các quy định pháp lý về thuế đối với đầu tư nước ngoài.

- Các yêu cầu về thực hiện đầu tư: Mức độ hạn chế sở hữu, tỷ lệ nội địa hóa, tỷ lệ sản phẩm phải xuất khẩu…

- Các quy định pháp lý về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và điều kiện lao động.

- Khả năng pháp luật bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư

- Các quy định khác liên quan đến đầu tư nước ngoài như quản lý ngoại hối, đăng ký nhập cảnh và lưu trú, sử dụng nhân lực nước ngoài… Một vấn đề khác cũng được các nhà đầu tư nước ngồi quan tâm, đó là định hướng đầu tư của nước nhận đầu tư. Vì các nhà đầu tư nước ngồi thường có chiến lược kinh doanh dài hạn nên rất cần sự rõ ràng, ổn định trong định hướng đầu tư của nước nhận đầu tư.

- Các thủ tục hành chính, hải quan: Thủ tục xin giấy phép đầu tư, triển khai dự án có nhanh chóng hay khơng? Khâu xin giấy phép hải quan cho hoạt động xuất khẩu thành phẩm, nhập khẩu nguyên nhiên liệu có rườm rà và quan liêu hay khơng?

- Các chính sách liên quan đến phát triển nơng nghiêp.

1.4.2.2. Các yếu tố về trình độ cơng nghệ

Môi trường công nghệ của nước nhận đầu tư cũng là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của nước nhận đầu tư sẽ góp phần quyết định lĩnh vực mà các nhà đầu tư sẽ bỏ vốn. Nếu nước nhận đầu tư có trình độ phát triển khoa học kĩ thuật thua xa nước đầu tư, thì các nhà đầu tư thơng thường sẽ tận dụng lợi thế của mình để khai thác thị trường nước nhận đầu tư về nguồn tài nguyên thiên nhiên, về nhân lực,.. Mặt khác, các nhà đầu tư cũng có xem nước nhận đầu tư là một thị trường mới hoặc là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm

cơng nghệ cao. Nếu nước nhận đầu tư có trình độ khoa học kĩ thuật tiến bộ hơn nước đầu tư. Lúc đó, các nhà đầu tư sẽ tận dụng nguồn vốn của mình trong các kế hoạch chuyển giao cơng nghệ nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường nội địa. Do đó, yếu tố cơng nghệ của nước nhận đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Các yếu tố về trình độ cơng nghệ bao gồm: hạ tầng cơng nghệ, nhân lực công nghệ, tiềm lực khoa học cơng nghệ, chính sách cơng nghệ trong nơng nghiệp. Các yếu tố về trình độ cơng nghệ có vai trị quan trọng nhằm thu hút các dự án FDI vào nông nghiệp với mục tiêu tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn. Một quốc gia có trình độ cơng nghệ phát triển sẽ có các dự án khai thác được tối đa những thế mạnh sẵn có, tạo ra lợi nhuận lớn hơn, sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn.

Hiện nay, công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong nông nghiệp. Công nghệ càng phát triển thì ngành nơng nghiệp càng phát triển. Vì vậy, yếu tố cơng nghệ cũng đóng vai trị quan trọng trong thu hút FDI vào lĩnh vực nơng nghiệp.

Xu thế tồn cầu hóa, cùng sự chuyển giao và hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ. Các công cụ lao động giản đơn, mang tính chất tiểu thủ cơng nghiệp đã được thay thế bằng các dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại. Sức lao động của con người được giải phóng, lao động chân tay dần được thay thế bởi lao động trí óc, lao động giản đơn dần được thay thế bằng sự chun mơn hóa ngày càng cao. Những sự thay đổi làm cho năng suất lao động tăng vượt bậc, khối lượng sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và có chất lượng cao. Cũng nhờ đó, cơ cấu kinh tế nước ta đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Trong nơng nghiệp, với mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Đảng và Nhà nước chủ trương tích cực ứng dụng thành

tựu khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều loại máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất nơng nghiệp như máy cày bừa, máy gặt, máy gieo hạt, máy sấy... Nhờ đưa máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất và áp dụng cơ chế quản lý hợp lý, năngsuất và chất lượng trongsản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng. Ngành thủy nông cũng được cải thiện đáng kể với việc đưa vào sử dụng nhiều loại máy bơm có cơng suất lớn có thể tưới tiêu trên phạm vi rộng. Nhiều giống lúa, hoa màu, giống cây trồng mới được đưa vào sản xuất có chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, thiên tai tốt, đem lại năng suất cao, khơng chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà cịn xuất khẩu ra nước ngồi. Việc ứng dụng khoa học, cơng nghệ vào sản xuất nơng nghiệp cịn tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận những thành tựu mới của khoa học, cơng nghệ, góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nơng thơn nói chung và cả nước nói riêng. Nước ta đã hình thành được những vùng nông nghiệp trọng điểm, chuyên canh, với những mặt hàng nông sản xuất khẩu như gạo (Việt Nam đứng thứ 2 châu Á và thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo), thủy hải sản, rau, củ, quả... Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp hiện đại ở nước ta đã được Đảng ta ghi nhận: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn có những bước chuyển biến, nơng nghiệp phát triển tồn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới; ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên”.

1.4.2.3. Các yếu tố về kinh tế

Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước nhận đầu tư là các yếu tố có tác động mạnh đối với các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

- Tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là yếu tố được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều nhất. Một quốc gia có mức độ phát triển kinh tế thấp, nhưng tốc độ phát triển kinh tế cao thì vẫn được coi là hấp dẫn. Nguyên nhân là do tốc độ phát triển kinh tế phản ánh tiềm năng phát triển thị trường và mức thu lợi từ vốn của nhà đầu tư. Tốc độ phát triển cao, chứng tỏ thị trường có khả năng sinh lời cao, hấp dẫn các nhà đầu tư.

- Mức độ ổn định kinh tế là chỉ tiêu thứ hai được các nhà đầu tư quan tâm. Rủi ro về vốn thấp khi đầu tư vào những quốc gia có mức độ ổn định kinh tế cao. Chính vì vậy, một quốc gia có nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định sẽ thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngồi.

- Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ thống hạ tầng cơ sở về phần cứng (mạng lưới giao thông vận tải, hạ tầng điện lực, viễn thơng…) và phần mềm (lao động trình độ cao, hệ thống giáo dục đào tạo, hệ thống dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, dịch vụ tài chính…) cũng góp phần giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nên sẽ thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài.

1.4.2.4. Các yếu tố về văn hóa, xã hội

Đặc điểm văn hố - xã hội bao gồm ngơn ngữ, tôn giáo, phong tục tập qn, trình độ dân trí, tinh thần dân tộc, thị hiếu.... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư nước ngoài. Sự khác nhau về ngơn ngữ gây khó khăn trong cơng tác kinh doanh, dễ gây ra sự hiểu nhầm dẫn đến kinh doanh kém hiệu quả. Tín ngưỡng tác động mạnh đến quan niệm sống của người dân về các giá trị cá nhân và xã hội, từ đó ảnh hưởng đến thái độ của nhà đầu tư như thói quen tiêu dùng và thuần phong mỹ tục có ảnh hưởng đến quy mơ thị trường. Trình độ dân trí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngồi. Trình độ dân trí cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nhân lực

mà đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu vào.

Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm đến các yếu tố văn hóa – xã hội của một quốc gia trước khi quyết định đầu tư vào quốc gia đó. Đặc điểm phát triển văn hố - xã hội của nước nhận đầu tư được coi là hấp dẫn nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán so với quốc gia của nhà đầu tư. Khi giữa nước nhận đầu tư và nước đầu tư có nhiều khác biệt về các đặc điểm văn hóa – xã hội thì rủi ro đối với các nhà đầu tư càng cao nếu họ không ý thức được sự khác biệt và có những điều chỉnh thích hợp. Mặt khác, chi phí cho việc điều chỉnh khác biệt là khá cao. Những khác biệt thường gặp là:

+ Ngôn ngữ: khác biệt ngôn ngữ sẽ cản trở khả năng giao tiếp của nhà đầu tư với các đối tượng khác tại nước nhận đầu tư.

+ Quan niệm về giá trị: những điều được coi là tốt đẹp đối với một nền văn hóa có thể khơng được chấp nhận trong nền văn hóa khác và ngược lại.

+ Phong tục tập quán trong sinh hoạt và kinh doanh: những hành vi được chấp nhận trong xã hội này có thể khơng được chấp nhận trong xã hội khác, và những thói quen trong giờ giấc, phong cách sinh hoạt và kinh doanh cũng có thể khác nhau.

+ Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: vai trò của cá nhân hay cộng đồng được đánh giá cao hơn trong xã hội.

+ Mức độ phân chia giai tầng trong xã hội: khoảng cách giữa các tầng lớp và mức độ linh hoạt trong chuyển đổi giai tầng trong xã hội.

+ Quan điểm về thẩm mỹ: quan niệm về cái đẹp, cái hồn hảo có sự khác biệt ở từng quốc gia khi đi từ Tây sang Đông. Các đặc điểm này khơng chỉ tác động đến khả năng hồ nhập vào cộng đồng nước sở tại của các nhà

đầu tư nước ngồi mà cịn tác động đến chi phí đào tạo nguồn nhân lực của họ.

Sản xuất nông nghiệp thường sử dụng nguồn nhân lực lớn, vì vậy các yếu tố về văn hoá – xã hội trực tiếp tác động đến tinh thần, tín ngưỡng của lao động. Thông thường các nhà đầu tư không muốn đầu tư vào những nơi có phong tục tập quán khác lạ như ăn kiên, nhiều lễ hội tôn giáo và cấm đốn trong giao tiếp với người nước ngồi trình độ giáo dục tốt và cơ cấu đào tạo hợp lý sẽ là cơ sở quan trọng để cung cấp đội ngũ lao động có tay nghề cao, thích ứng với tác phong lao động có kỷ luật.

1.4.2.5. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên...là những yếu tố quan trọng tác động đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư. Do đó tạo nên lợi thế hay bất lợi về địa điểm đầu tư so với các quốc gia khác. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hố các lĩnh vực đầu tư, các loại hình đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu phong phú với giá cả rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn,… Các yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn còn phụ thuộc vào một số yếu tố như chất lượng của thị trường lao động và sức mua của dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)