1.4.1.1.Khái niệm môi trường thu hút FDI
Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ngày hôm nay để thu lại lợi ích trong tương lai. Trong q trình đó, mơi trường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (sau đây gọi tắt là: Mơi trường FDI) đóng vai trò như một chất xúc tác ban đầu cho việc lựa chọn quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư, vì vậy mơi trường FDI có vị trí vơ cùng quan trọng trong việc thu hút vốn. Theo nghĩa chung nhất mơi trường đầu tư là tổng hồ các yếu tố bên ngoài liên quan đến hoạt động đầu tư. Có nghĩa là,mơi trường đầu tư trực tiếp nước ngồi là tổng thể các yếu tố, điều kiện thể chế và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động kinh doanh.
Theo World Bank 2004, môi trường đầu tư là tập hợp những yếu tố đặc thù địa phương đang định hình cho các cơ hội và động lực để doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả tạo, tạo việc làm và mở rộng sản xuất. Tập hợp những yếu tố đặc thù này bao gồm 2 thành phần chính sách của Chính phủ và các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường và ưu thế địa lý. Hai thành phần này tác động đến ba khía cạnh liên quan đến nhà đầu tư:
- Chi phí cơ hội (Opportunity Costs) của vốn đầu tư. - Mức độ rủi ro (Investment Risks) trong đầu tư.
- Những rào cản về cạnh tranh (Barriers to Competion) trong quá trình đầu tư,dựa vào việc cân nhắc ba khía cạnh này nhà đầu tư sẽ xác định những cơ hội vànhững động lực đầu tư đến một quốc gia hay một địa phương nào đó.
Việc thu hút FDI là vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi địa phương đặc biệt là đối với Việt Nam nói chung và ngành Nơng nghiệp nói riêng. Trên hết xun suốt các thời kì dù là các quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển, dù là bên nhận đầu tư hay bên chủ đầu tư thì động lực mạnh mẽ bao quát nhất tạo ra và chi phối những dịng vốn FDI chính là lợi nhuận. Dịng vốn FDI chỉ thực sự mở rộng và tìm đến những nơi có mơi trường FDI đảm bảo cho dịng vốn sinh sơi nảy nở.
1.4.1.2. Vai trò của môi trường thu hút FDI
Môi trường đầu tư là tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Mơi trường đầu tư có vai trị quyết định trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, mơi trường đầu tư tốt khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, giảm thấp chi phí và rủi ro. Mơi trường FDI được coi là yêu cầu số một để khơi thơng các dịng vốn từ mọi tầng lớp dân cư trong nước và nước ngồi. Mơi trường thuận lợi thì các doanh nghiệp, doanh nhân mới tồn tâm, tồn ý tập trung trí tuệ, vốn và kỹ thuật để phát triển sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia trong thời kỳ hội nhập. Một môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động trên phạm vi toàn xã hội.
Thứ hai, hệ thống chính trị, pháp luật có ảnh hưởng quyết định đến hàng loạt các yếu tố khác thơng qua các chính sách có quan hệ mật thiết đối với hành vi đầu tư. Các nhà đầu tư đánh giá cao tầm quan trọng của sự ổn định và bảo đảm về quyền đầu tư, kinh doanh của hệ thống chính trị, pháp luật đối với họ, nhất là bảo đảm quyền về tài sản. Các quy định về thuế, tài chính, kết cấu hạ tầng, lao động các yếu tố đầu vào cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Thứ ba, môi trường FDI tốt sẽ phải cải thiện các kết quả tạo ra cho tồn xã hội. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu hợp lý một số chi phí và rủi ro. Và sự cạnh tranh có vai trị then chốt trong việc kích thích sáng tạo và năng suất, đảm bảo cho lợi ích của việc nâng cao năng suất sẽ được chia sẻ cùng với người lao động và người tiêu dùng.
Mặt khác, một môi trường FDI thuận lợi sẽ tạo cơ hội và động lực cho các doanh nghiệp - từ các doanh nghiệp nhỏ cho đến các công ty đa quốc gia - đầu tư có hiệu quả, tạo cơng ăn việc làm và mở rộng hoạt động. Vì thế cải thiện mơi trường đầu tư trong xã hội là một vấn đề thiết yếu của các địa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát triển nhằm tạo ra một thế giới gắn bó, cân bằng và hịa bình hơn.
Theo đánh giá của các cơng ty tư vấn đầu tư nước ngoài, các yếu tố ưu đãi ít được nhà đầu tư sử dụng để tính tốn hiệu quả dự án. 80% dự án vẫn đầu tư khơng tính đến các yếu tố ưu đãi, họ chỉ xem trọng môi trường đầu tư, sự thân thiện của chính quyền qua thủ tục hành chính, sự ổn định nhất quán và tính minh bạch trong chính sách nhà nước. (Phương Ngọc Thạch, 2006)
1.4.2. Các yếu tố cấu thành môi trường thu hút đầu tư FDI vào ngành nông nghiệp