Sử dụng hợp lý các nguồn vốn khác để khuyếnkhích dịng chảy FDI vào nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 124)

FDI là một trong những bộ phận cấu thành tổng vốn đầu tư xã hội. Ngược lại, việc sử dụng, kết hợp một cách hợp lý các nguồn vốn khác trong tổng nguồn vốn đầu tư xã hội sẽ có tác động khuyến khích dịng chảy FDI nói chungvà dịng chảy FDI vào nơng nghiệp nói riêng.

Trước hết, ngân sách nhà nước nên được sử dụng cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập quỹ xúc tiến hỗ trợ đầu tư của riêng ngành nông nghiệp với việc tổ chức các hội thảo đầu tư trong nước và tại nước ngoài giới thiệu tiềm năng, cơ hội và chính sách đầu tư vào ngành nơng nghiệp, in ấn các phương tiện quảng cáo truyền thông về đầu tư trong nôngnghiệp.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng nơng nghiệp nơng thơn địi hỏi nguồn vốn lớn. Vì vậy, ngồi nguồn vốn cấp hàng năm từ ngân sách nhà nước, cần đẩy mạnh thu hút viện trợ phát triển chính thức ODA cho cơng cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, nguồn vốn ODA cần được huy động và sử dụng trong việc nghiên cứu quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho chế biến, đào tạo nhân lực về lĩnh vực nông lâm nghiệp, đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động có tay nghề và trình độ cao cho các dựán.

Để huy động tối đa sự đóng góp của nhân dân cả nước, thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”, cần tiếp tục phát huy nguồn vốn huy động trong nhân dân để xây dựng hệ thông cơ sở hạ tầng nông thôn như hệ thống đường sá, cầu cống, thủy lợi. Một mặt chính sách này vừa góp phần nâng cao điều kiện sống cho dân cư nông thôn, vừa cải thiện cơ bản cơ sở hạ tầng nơng thơn ở từng địa phương, từ đó cải thiện mơi trường đầu tư và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, khuyến khích mạnh mẽ hơn dịng vốn FDI vào lĩnh vựcnày.

Có thể nói, sử dụng một cách hợp lý các nguồn vốn Ngân sách, vốn từ dân cư và vốn ODA sẽ góp phần cải thiện mơi trường đầu tư nước ngồi tại Việt Nam và tạo nguồn tài chính phục vụ cho các hoạt động quảng bá rộng rãi hình ảnh nền nông nghiệp Việt Nam tới các nhà đầu tư tiềm năng.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, mức tích lũy cho đầu tư cịnthấp. Vì vậy, tận dụng nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài cho sự phát triểncủa nền kinh tế nói chung và của ngành nơng nghiệp nói riêng là rất cần thiết.Sau khi đi vào nghiên cứu môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:

Khái quát được một số vấn đề cơ bản về FDI và FDI đối với lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam.

Làm rõ tầm quan trọng của nguồn vốn FDI đối với lĩnh vực nông nghiệp.

Nêu được một số kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Thái Lan trong thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp và rút ra được một số bài học cho ViệtNam.

Phân tích chi tiết thực trạng thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam trên hai phương diện: Quy mô và tăng trưởng vốn FDI và Cơ cấu vốn FDI trong nơngnghiệp.

Phân tích thực trạng môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp Việt Nam trên các phương diện: về chính trị, pháp luật; về trình độ cơng nghệ; về điều kiện tự nhiên; về kinh tế; về văn hoá - xã hội.

Đánh giá được những thành tựu và những mặt hạn chế môi trường thu hút vốn FDI vào ngành nơng nghiệp Việt Nam, đồng thời tìm ra các nguyên nhân tác động tiêu cực đến hoạt độngnày.

Dựa trên các quan điểm, định hướng thu hút FDI trong giai đoạn tới, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp để khắc phục các mặt hạn chế và tăng cường thu hút FDI cho ngành nông nghiệp trong những năm gầnđây.

Với những kết quả đã đạt được của Luận văn, tác giả mong muốn đónggópmột phần cơng sức nhỏ bé vào việc tăng cường thu hút vốnFDI vàongành nông nghiệp Việt Nam, nâng cao sức hấp dẫn của ngành nông nghiệp trong mắt các nhà đầu tư quốc tế, để dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành nơng nghiệp trong những năm tới đây sẽ mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) môi trường thu hút FDI vào ngành nông nghiệp việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)