CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
4.3. Một số kiến nghị
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Tổ chức thực hiện tốt thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, tiến tới thị trƣờng hối đoái tại Lào trong tƣơng lai. Thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là thị trƣờng trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau, ngân hàng nhà nƣớc tham gia với tƣ cách là ngƣời mua - bán cuối cùng và chỉ can thiệp nếu cần thiết. Việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là một trong những điều kiện
quan trọng để các ngân hàng thƣơng mại mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ thanh toán quốc tế có hiệu quả.
Xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá mềm dẻo linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng, với vai trò là NHTW, hiện nay Ngân hàng Nhà nƣớc quản lý thị trƣờng ngoại tệ chủ yếu thông qua việc can thiệp mua bán, công bố tỷ giá bình quan giao dịch liên ngân hàng, quy định trần tỷ giá giao ngay, tỷ lệ phần trăm gia tăng.
Tăng cƣơng khung pháp lý và kiểm soát, tập trung vào việc cải thiện khả năng giám sát của NHNN đối với Ngân hàng liên doanh Lào - Việt, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để xác định một cách rõ ràng về sự an toàn và lành mạnh của các nghiệp vụ thanh toán của Ngân hàng, cải tiến các tiêu chuẩn kế toán và thực hiện kiểm toán hàng năm do các công ty kiểm toán độc lập tiến hành, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Việc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế rõ ràng mức độ các dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ mức độ dịch vụ thanh toán của ngân hàng sẽ giúp cho thị trƣờng tài chính của Lào nhanh chóng hội nhập vào thị trƣờng tài chính thế giới.
Xây dựng các cơ chế quy chế bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng nhƣ cơ chế quản trị rủi ro, kiểm toán ngân hàng, cơ chế thanh tra giám sát hoạt động Ngân hàng đặc biệt là đối với hoạt động dịch vụ thanh toán phục vụ các doanh nghiệp. Bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng ấn chứa trong đó rủi ro. Do đó việc đƣa ra những cơ chế quản trị rủi ro sẽ giúp các ngân hàng phần nào kiểm soát đƣợc rủi ro do đó giảm thiểu những rủi ro trong quá trình hội nhập, tăng độ an toàn cho các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhất là dịch vụ thanh toán.
Xây dựng các quy trình, quy định, văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng hiện nay nhất là đối với các dịch vụ thanh toán mà các NHTM đang thực hiện để giúp các NHTM thực hiện
nghiệp vụ của mình; trang bị những kiến thức liên quan tới các nghiệp vụ thanh toán mới của ngân hàng hiện đại nhƣ thanh toán điện tử, Homebanking, Phone banking ... Để có thể phát triển dịch vụ thanh toán ngan tầm với thế giới, các ngân hàng phải có một thang đo tiêu chuẩn về số lƣợng, cũng nhƣ chất lƣợng. Việc đƣa ra những hƣớng dẫn nhƣ vậy sẽ giúp cho các ngân hàng có một cơ sở để đánh giá các dịch vụ của mình.
Ngân hàng nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ về mặt “kỹ thuật”: tƣ vấn, thông tin về công nghệ, tình hình và định hƣớng phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm bớt các chi phí trung gian, chi phí khác liên quan đến quá trình tìm hiểu, lựa chọn công nghệ… qua đó đẩy nhanh quá trình hiện đại hoá hệ thông thanh toán của các tổ chức tín dụng trên địa bàn và của cả hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nƣớc hỗ trợ vốn để đầu tƣ phát triển công nghệ dƣới hình thức cho vay đầu tƣ phát triển công nghệ với lãi xuất thấp hoặc tạo điều kiện hơn nữa cho các tổ chức tín dụng tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ các tổ chức tài chính nƣớc ngoài.
Ngân hàng Nhà nƣớc thƣờng xuyên có những tập huấn về công nghệ thông tin, về quá trình hiện đại hoá nhằm cập nhật thông tin cho các tổ chức tín dụng, có kế hoạch và phƣơng hƣớng đầu tƣ vào công nghệ đúng đắn.