Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 48 - 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu

2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, tài liệu

Nghiên cứu lý thuyết thƣờng bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hƣớng phát triển của lý thuyết.Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.

- Phƣơng pháp phân tích lý thuyết: là phƣơng pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc nhữngthông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lƣu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nƣớc hay ngoài nƣớc, tác giả đƣơng thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trƣớc đối tƣợng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

Phân tích lý thuyết đƣợc sử dụng trong luận văn thông qua việc nghiên cứu và hệ thống hoá lý thuyết về NHTM và dịch vụ NHBL của NHTM, các nội dung quản lý, các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển DVNHBL và kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số nƣớc trên thế giới và ở Việt nam. - Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết: là phƣơng pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập đƣợc thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ. + Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tƣơng tác.

+ Làm tái hiện quy luật. Đây là bƣớc quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử

+ Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đƣa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tƣợng.

Phƣơng pháp tổng hợp lý thuyết đƣợc sử dụng trong bài thông qua việc lựa chọn những tài liệu liên quan đến phát triển dịch vụ NHBL nhƣ: giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng thƣơng mại, một số bài báo trên Tạp chí tài chính, ngân hàng, sau đó đƣợc tác giả tổng hợp, sắp xếp, trình bày các luận cứ một cách logic nhằm làm rõ các luận điểm lý thuyết về DVNHBL, trên cơ sở đó phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DVNHBL của BIDV Tây Hà Nội.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.Trong nghiên cứu lý thuyết, ngƣời nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.

Phƣơng pháp phân tích tài liệu là phƣơng pháp đòi hỏi phải phân tích có hệ thống, từ đó rút ra những thông tin cần thiết đáp ứng đƣợc mục tiêu nghiên cứu.Mặt khác, phải phân loại, lựa chọn, khái quát, so sánh thông tin từ

các tài liệu.Những kết luận rút ra từ tài liệu phải có giá trị thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng đƣợc mục tiêu nghiên cứu.

Ƣu điểm của phƣơng pháp phân tích tài liệu

+ Giúp nghiên cứu những đối tƣợng trong quá khứ hoặc hiện tại khi ngƣời nghiên cứu không có dịp tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng.

+ Ít vƣớng mắc hoặc bị phản ứng từ phía đối tƣợng.

+ Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc mà vẫn đảm bảo tính chính xác.

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp phân tích tài liệu

- Tài liệu ít đƣợc phân chia theo dấu hiệu mà ta mong muốn. - Dễ bị ảnh hƣởng bởi quan điểm, tƣ tƣởng của tác giả.

- Những tài liệu chuyên ngành đòi hỏi phải có chuyên gia có trình độ.

2.2.2 Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

- Phƣơng pháp phân loại lý thuyết: là phƣơng pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hƣớng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tƣợng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán đƣợc các xu hƣớng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.

- Phƣơng pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phƣơng pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập đƣợc từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tƣợng đƣợc đầy đủ và sâu sắc hơn.

Lý thuyết của một vấn đề rất rộng và đa dạng, vì vậy khi nghiên cứu về một vấn đề nào đó, trong phạm vi lý thuyết thu thập đƣợc, chúng ta cần biết

phân loại và hệ thống hoá chúng, công việc này nhằm mục đích lựa chọn ra những luận cứ cần thiết phục vụ cho công trình nghiên cứu.

Trong phạm vi luận văn này, phƣơng pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết đƣợc tác giả sử dụng trong việc xem xét, lựa chọn và sắp xếp các nguồn lý luận phù hợp với vấn đề nghiên cứu, sau đó hệ thống các luận điểm một cách chặt chẽ, ví dụ nhƣ: nghiên cứu các nội dung của phát triển DVNHBL thông qua các nội dung, các nhân tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL,….

Phân loại và hệ thống hóa là hai phƣơng pháp đi liền với nhau.Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại đƣợc hợp lý và chính xác hơn

2.2.3 Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng khá phổ biến trong phân tích tài chính, đƣợc dùng để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.Trong phân tích tài chính, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là phân tích dọc). So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận.

Để tiến hành so sánh đƣợc, cần lƣu ý các vấn đề cơ bản sau:

- Thứ nhất, trong quá trình so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện sau: + Các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để so sánh phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế.

+ Các chỉ tiêu phải có cùng phƣơng pháp tính toán.

+ Các chỉ tiêu phải đƣợc thu thập ở cùng một phạm vi thời gian và cùng một qui mô không gian.

Thứ hai, phải chọn đƣợc tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc chọn làm căn cứ để so sánh, gọi là gốc so sánh. Gốc so sánh thƣờng đƣợc xác định theo thời gian và không gian. Tuỳ vào mỗi mục đích phân tích khác nhau, ngƣời phân tích sẽ chọn các gốc so sánh phù hợp.

Để đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu: gốc so sánh đƣợc chọn là số liệu kỳ trƣớc hoặc cùng kỳ này năm trƣớc.

Để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức: gốc so sánh đƣợc chọn là số liệu kế hoạch, số liệu dự toán, số liệu định mức.

Để đánh giá kết quả đạt đƣợc của doanh nghiệp so với các đơn vị khác: gốc so sánh đƣợc chọn là số liệu của các đơn vị có điều kiện tƣơng đƣơng hoặc số liệu trung bình ngành...

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH BIDV TÂY HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng BIDV chi nhánh tây hà nội (Trang 48 - 53)