1. Rong nguyên liệu
Rong nguyên liệu là rong khô có độ ẩm khoảng 45- 50%, có màu xanh tím, mùi
tanh đặc trưng. Xử lý lần 1 Xử lý lần 2 Nấu chiết Lọc Phối chế Rót chai Bài khí- ghép kín Thanh trùng Làm nguội
Hoàn thiện – bảo quản
Quả dâu tây Chiết Dịch chiết dâu T0 = 1000C t = 10 phút Tỷ lệ nước nấu/rong = 200/1
2. Xử lý lần 1
Là quá trình loại bỏ các tạp chất bẩn và muối bằng cách rửa trong nước ngọt.
3. Xử lý lần 2
Là quá trình ngâm rửa rong trước khi phơi nắng. Rong sau khi được loại bỏ các
tạp chất bẩn và muối bám trên bề mặt thì được đem đi ngâm rửa bằng nước thường
trong thời gian 10 giờ. Sau đó rong được đem đi phơi nắng trong thời gian 6 giờ.
Sau quá trình này ta thu được rong có độ ẩm 20- 22%, đã sạch các tạp chất bẩn và có màu vàng sáng, mùi tanh còn rất nhẹ.
4. Nấu chiết
Rong trước khi nấu được ngâm trong nước thường trong thời gian 2 giờ với tỷ lệ nước ngâm/rong là 60 lần. Sau đó được vớt ra, rửa lại một vài lần để sạch các tạp
chất bám vào rong trong quá trình phơi. Chọn nhiệt độ nấu là 1000C, thiết bị nấu
dạng hở (nồi inox), thời gian nấu chiết 10 phút, môi trường nước nấu là môi trường
trung tính, tỷ lệ nước nấu/rong là 200/1. Trong quá trình nấu khuấy đảo nhẹ nhàng
để tăng khả năng hòa tan của cây rong và chú ý không để dịch trào ra ngoài để tránh
tổn thất dịch chiết.Yêu cầu của quá trình nấu chiết là cấu trúc cây rong bị phá hủy hoàn toàn và lượng dịch thu hồi là lớn nhất.
5. Lọc
Dịch sau nấu được đem lọc qua 4 lớp vải: lớp vải đầu thưa hơn với mục đích loại
bỏ các tạp chất bẩn, các cọng rong chưa tan hết và bã rong. Các lớp vải sau sẽ dày
hơn để lọc hết các tạp chất còn lại. Quá trình lọc tiến hành ngay sau khi nấu để giảm độ nhớt của dung dịch Sau quá trình lọc thu được dịch rong có màu trắng trong.
Yêu cầu của quá trình lọc là lọc sạch tạp chất và thu hồi lượng dịch lọc là cao nhất.
6. Chuẩn bị dịch chiết dâu tây
Dâu tây sau khi mua được loại bỏ các quả bị sâu hay dập nát, sau đó được đem
rửa sạch, để ráo rồi đem đi ép lấy dịch. Dịch sau khi ép được đem lọc qua vải lọc,
lọc qua 8 lớp vải nhằm mục đích loại bỏ hết phần xác quả.
7. Chuẩn bị dịch chất màu
hái được loại bỏ các quả bị sâu hay dập nát, sau đó được đem rửa sạch, để ráo rồi đem đi ép lấy dịch. Dịch sau khi ép được đem lọc qua vải lọc, lọc qua 6 lớp vải
nhằm mục đích loại bỏ hết phần xác quả.
8. Phối chế
Dịch rong sau khi nấu được đem đi pha loãng với tỷ lệ nước/dịch rong là 1/1 sau
đó đem đi phối chế ở nhiệt độ khoảng 600C với các thành phần với tỷ lệ như sau:
- Bổ sung dịch chiết dâu với tỷ lệ: dịch dâu/dịch rong là 7ml/100ml. - Bổ sung chất màu với tỷ lệ: dịch màu/ dịch phối chế là 2ml/100ml. - Nồng độ đường bổ sung: 12%
- Nồng độ acid citric bổ sung: 0,2%.
- Bổ sung tinh dầu dâu với tỷ lệ: 0,3ml/100ml dịch phối chế.
9. Rót chai, bài khí- ghép kín
Trước khi rót chai phải chuẩn bị chai. Chai sử dụng là chai thủy tinh, được rửa
sạch nhằm loại bỏ hết các tạp chất bẩn và vi sinh vật.
Dịch sau phối chế được nâng nhiệt lên 650C rồi tiến hành rót vào chai. Trong quá trình rót chai lưu ý tránh để dịch chảy ra ngoài gây hao phí. Lượng dịch rót vào chai
không quá đầy, thường cách miệng chai khoảng 2÷3cm.
Sau khi rót xong được đem đi ghép kín. Sử dụng máy dập nắp chai.
10. Thanh trùng
Sau khi ghép kín tiến hành thanh trùng ngay để rút ngắn thời gian truyền nhiệt vào
tâm. Trước khi thanh trùng đưa nhiệt độ nồi thanh trùng lên 800C sau đó đưa chai
vào thanh trùng. Thanh trùng theo công thức:
80 10 20 5
11. Hoàn thiện – bảo quản
Sản phẩm được đem đi dãn nhãn và bảo quản ở nhiệt độ thường.