Thí nghiệm xác định chế độ xử lý rong nguyên liệu

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế biến nước uống hỗn hợp từ nguyên liệu rong sụn và dâu tây (Trang 46 - 52)

Mục tiêu của thí nghiệm là xác định được phương pháp thích hợp để xử lý rong

sụn nguyên liệu sao cho đem lại hiệu quả tẩy màu, tẩy mùi cao, đồng thời lại vừa đáp ứng được yêu cầu về tính kinh tế.

Có rất nhiều phương pháp xử lý rong song ở đây tôi nghiên cứu hai chế độ xử lý

là:

- Dùng acid acetic.

- Ngâm nước ngọt - phơi nắng.

Hình 2.3: Sơ đồ thí nghiệm xác định chế độ xử lý rong nguyên liệu.

2.4.1.1. Thí nghiệm xác định mức độ hút nước trung bình của rong sụn trong

quá trình ngâm nước

Tiến hành 7 mẫu thí nghiệm, thời gian ngâm thay đổi theo bảng 2.4, các thông số khác được giữ cố định như sau:

Rong nguyên liệu

Xử lý lần 1

Xử lý lần 2

Phơi nắng

Xác định thời gian ngâm rong trước khi phơi (giờ):

4 6 8 10 12

Xác định tỷ lệ nước ngâm/rong:

20 30 40 50 60 70

Xác định thời gian phơi nắng

(giờ): 4 6 8 10 Cảm quan, đánh giá, khẳng định chế độ xử lý thích hợp nhất Dùng acid acetic Xác định tỷ lệ dung dịch acid/ rong: 20 40 60 80 100 Xác định nồng độ acid (%): 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 0,9; 1,0. Xác định thời gian xử lý (phút) 10 20 30 40 50

Xác định thời gian ngâm rong trong nước thường (giờ):

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 70 lần.

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường.

 Số lần thay nước là 1 lần, trong quá trình ngâm không thay nước.

Bảng 2.4: Thời gian ngâm rong trong nước

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7

Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12

2.4.1.2. Thí nghiệm xác định thời gian ngâm rong trong nước thường trước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi xử lý bằng acid acetic

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm, thời gian ngâm thay đổi theo bảng 2.5, các thông số khác được giữ cố định như sau:

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 70 lần.

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường.

 Số lần thay nước là 1 lần.

 Rong sau ngâm được đem rửa và xử lý bằng acid acetic 0,3% trong 30 phút.

Bảng 2.5: Thời gian ngâm rong trước xử lý

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Thời gian (giờ) 4 6 8 10 12

Sau khi xử lý xong, các mẫu được đem ra đánh giá cảm quan về các chỉ tiêu màu sắc, mùi vị, trạng thái để chọn ra thời gian ngâm thích hợp.

2.4.1.3. Thí nghiệm xác định nồng độ acid acetic xử lý

Mục đích của thí nghiệm là xác định được nồng độ acid hợp lý để đạt được hiệu

quả tẩy mùi và màu cao nhất đồng thời đạt hiệu suất thu hồi dịch chiết là lớn nhất.

 Thời gian ngâm trước xử lý được xác định ở thí nghiệm 2.4.1.2.

 Thời gian xử lý 30 phút.

 Tỷ lệ dung dịch acid/rong là 60 lần.

Bảng 2.6: Nồng độ acid acetic xử lý

( % theo khối lượng nước)

` Mẫu thử Thành phần Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7 Mẫu 8 Mẫu 9 Mẫu 10 Acid acetic 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về hiệu quả xử lý màu, mùi và trạng

thái của cây rong sau xử lý, sau đó được đem nấu chiết để đánh giá về hiệu suất thu

hồi dịch chiết để từ đó chọn được nồng độ xử lý thích hợp nhất.

2.4.1.4. Thí nghiệm xác định thời gian xử lý bằng acid acetic

Mục đích của thí nghiệm là xác định được thời gian ngâm rong trong acid hợp lý để đạt được hiệu quả tẩy mùi và màu cao nhất đồng thời đạt hiệu suất thu hồi dịch

chiết là lớn nhất.

Tiến hành 6 mẫu thí nghiệm, nồng độ acid acetic thay đổi theo bảng 2.7, các

thông số khác được giữ cố định như sau:

 Thời gian ngâm trước xử lý được xác định ở thí nghiệm 2.4.1.2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nồng độ acid xác định ở thí nghiệm 2.4.1.3.

 Tỷ lệ dung dịch acid/rong là 60 lần.

Bảng 2.7: Thời gian xử lý rong bằng acid acetic

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

Thời gian (phút) 10 20 30 40 50 60

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về hiệu quả xử lý màu, mùi và trạng

2.4.1.5. Thí nghiệm xác định tỷ lệ dung dịch acid acetic/ rong

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm, tỷ lệ acid acetic thay đổi theo bảng 2.8, các thông số khác được giữ cố định như sau:

 Thời gian ngâm trước xử lý được xác định ở thí nghiệm 2.4.1.2.

 Nồng độ acid xác định ở thí nghiệm 2.4.1.3.

 Thời gian xử lý bằng acid xác định ở thí nghiệm 2.4.1.4.

Bảng 2.8: Tỷ lệ dung dịch acid acetic/rong

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Tỷ lệ (lần) 20 40 60 80 100

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về hiệu quả xử lý màu, mùi và trạng

thái của cây rong sau xử lý, sau đó được đem nấu chiết để đánh giá về hiệu suất thu

hồi dịch chiết để chọn được tỷ lệ dung dịch acid/rong thích hợp nhất.

2.4.1.6. Thí nghiệm xác định thời gian ngâm rong trong nước ngọt trước khi phơi

Tiến hành thí nghiệm tương tự như thí nghiệm 2.4.1.1 là: tiến hành 7 mẫu thí

nghiệm, thời gian ngâm thay đổi như theo bảng 2.4ở trên, các thông số khác được

giữ cố định như sau:

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 70 lần.

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường.

 Số lần thay nước là 3 lần.

Bảng 2.4: Thời gian ngâm rong trong nước

` Mẫu thử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6 Mẫu 7

Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12

2.4.1.7. Thí nghiệm xác định tỷ lệ nước ngâm/rong trước khi phơi

Mục đích của thí nghiệm là xác định được tỷ lệ nước ngâm/rong hợp lý để đạt được hiệu quả tẩy mùi và màu cao nhất đồng thời đạt hiệu quả kinh tế.

Tiến hành 6 mẫu thí nghiệm, tỷ lệ nước ngâm/rong thay đổi theo bảng 2.9, các

thông số khác được cố định như sau:

 Thời gian ngâm trước khi phơi được xác định ở thí nghiệm 2.4.1.6.

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường .

 Số lần thay nước là 3 lần.

Bảng 2.9: Tỷ lệ nước ngâm/rong trước khi phơi

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5 Mẫu 6

Tỷ lệ (lần) 20 30 40 50 60 70

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về hiệu quả xử lý màu, mùi và mức độ tiết kiệm nước để chọn ra tỷ lệ nước ngâm/rong thích hợp nhất.

2.4.1.8. Thí nghiệm xác định thời gian phơi nắng

Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm, thay đổi thời gian phơi theo bảng 2.10, các thông số

khác cố định như sau:

 Thời gian ngâm trước khi phơi được xác định ở thí nghiệm 2.4.1.6.

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường.

 Tỷ lệ nước ngâm/rong trước khi phơi xác định ở thí nghiệm 2.4.1.7.

 Số lần thay nước là 3 lần. Sau đó được vớt ra rửa lại một vài lần cho sạch các tạp chất bám trên bề mặt, sau đó đem rải đều thành một lớp trên dàn phơi.

Bảng 2.10: Thời gian phơi rong

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế biến nước uống hỗn hợp từ nguyên liệu rong sụn và dâu tây (Trang 46 - 52)