Thí nghiệm xác định các thông số trong quá trình nấu chiết

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế biến nước uống hỗn hợp từ nguyên liệu rong sụn và dâu tây (Trang 52 - 54)

Mục tiêu của thí nghiệm là xác định chế độ nấu chiết thích hợp trong quá trình thu hồi nước chiết từ rong sụn, bao gồm:

- Thời gian ngâm rong trước khi nấu chiết.

- Thiết bị nấu.

- Nhiệt độ nấu.

- Tỷ lệ nước nấu/rong.

- Thời gian nấu.

Tiêu chuẩn để lựa chọn các thông số tối ưu là dựa vào kết quả phân tích cảm

quan và mức độ khó khăn khi lọc.

Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ:

Hình 2.4: Sơ đồ thí nghiệm xác định chế độ nấu chiết rong sụn.

2.4.2.1. Thí nghiệm xác định mức độ hút nước trung bình của rong sụn trong

quá trình ngâm nước trước khi nấu chiết

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm, thời gian ngâm thay đổi theo bảng 2.11, các thông số khác được giữ cố định như sau:

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 60 lần.

Xác định tỷ lệ nước nấu/rong:

100 150 200 250 300

Xác định nhiệt độ nấu chiết nước rong: 1000C

Xác định thời gian nấu chiết nước rong (phút):

5 10 15 20

Nhận xét – Chọn chế độ nấu chiết thích hợp. Xác định tốc độ hút nước của rong khô trước khi

nấu theo thời gian ngâm ( giờ):

 Nhiệt độ nước ngâm ở nhiệt độ thường.

 Số lần thay nước là 1 lần, trong quá trình ngâm không thay nước.

Bảng 2.11: Thời gian ngâm rong trong nước

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Thời gian (giờ) 0,5 1 1,5 2 2,5

2.4.2.2. Thí nghiệm xác định tỷ lệ nước nấu/rong

Mục đích của thí nghiệm là xác định được tỷ lệ nước nấu/rong hợp lý để đạt được

hiệu quả thu hồi dịch chiết là lớn nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành 5 mẫu thí nghiệm, tỷ lệ nước nấu thay đổi theo bảng 2.12, các thông số khác được giữ cố định như sau:

 Rong được ngâm trong nước thường trong thời gian lấy từ thí nghiệm

2.4.2.1.

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 60 lần. Sau đó được vớt ra, rửa lại một vài lần để

sạch các tạp chất bám vào rong trong quá trình phơi.

 Nhiệt độ nấu là 1000C.

 Thiết bị nấu dạng hở (nồi inox).

 Thời gian nấu chiết 15 phút.

 Môi trường nước nấu là môi trường trung tính.

Bảng 2.12: Tỷ lệ nước nấu/rong

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu 5

Tỷ lệ (lần) 100 200 300 400 500

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về quá trình nấu, trạng thái dịch nấu,

quá trình lọc và màu dịch lọc để từ đó chọn ra tỷ lệ nước nấu/rong thích hợp nhất.

Tiến hành 4 mẫu thí nghiệm, thay đổi thời gian nấu theo bảng 2.13, các thông số khác được giữ cố định như sau:

 Rong được ngâm trong nước thường với thời gian theo thí nghiệm 2.4.2.1 .

 Tỷ lệ nước ngâm/rong là 60 lần. Sau đó được vớt ra, rửa lại một vài lần để

sạch các tạp chất bám vào rong trong quá trình phơi.

 Nhiệt độ nấu là 1000C.

 Thiết bị nấu dạng hở (nồi inox).

 Môi trường nước nấu là môi trường trung tính.

 Tỷ lệ nước nấu/rong xác định ở thí nghiệm 2.4.2.2.

Bảng 2.13: Thời gian nấu chiết nước rong

` Mẫu thử

Thông số

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

Thời gian (phút) 5 10 15 20

Mẫu sau xử lý được đem đánh giá cảm quan về quá trình nấu, trạng thái dịch nấu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

và quá trình lọc để từ đó chọn ra thời gian nấu rong thích hợp nhất.

Một phần của tài liệu thử nghiệm chế biến nước uống hỗn hợp từ nguyên liệu rong sụn và dâu tây (Trang 52 - 54)