Dự báo xu hướng phát triển nhân lực, cơ hội và thách thức đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty hệ thống thông tin FPT (Trang 65 - 71)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng hoạt động của công ty

4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển nhân lực, cơ hội và thách thức đối vớ

4.1. Định hƣớng hoạt động của công ty.

4.1.1. Dự báo xu hướng phát triển nhân lực, cơ hội và thách thức đối với công ty hệ thống thông tin FPT công ty hệ thống thông tin FPT

4.1.1.1. Xu hướng phát triển nhân lực của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập

Hiện nay, công nghệ tin học - viễn thông đang có những bƣớc phát triển mạnh mẽ. Trong xu thế toàn cầu hóa, cả thế giới ngày càng gắn kết với nhau thành một thị trƣờng chung, mọi quốc gia, mọi ngƣời dân đều có thể tham gia vào thị trƣờng toàn cầu hóa và mạng thông tin. Kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay đƣợc xây dựng nhờ Công nghệ Thông tin và Viễn thông. Đặc biệt xu hƣớng của thế giới là xu hƣớng dịch chuyển từ thƣơng mại sang dịch vụ, nơi mà tỷ trọng tri thức giữ vai trò quyết định.

Đối với thị trƣờng Việt Nam, trong sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và những xu hƣớng công nghệ và toàn cầu hóa, ngành công nghệ thông tin và viễn thông cũng đang trong giai đoạn phát triển.

Hàng loạt văn bản, chính sách của Đảng, Chính phủ đã ra đời với nhiều chính sách ƣu đãi và các biện pháp khuyến khích đầu tƣ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển công nghệ phần mềm.

Nền kinh tế Việt Nam luôn tăng trƣởng với tốc độ cao và ổn định trong những năm gần đây có sự đóng góp quan trọng của ngành công nghệ thông tin.

Trong chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin giai đoạn đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban hành xác định ngành công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn đƣợc ƣu tiên hỗ trợ và khuyến khích phát triển.

Hiện nay ở trong nƣớc, nhu cầu về tin học - viễn thông của ngƣời dân Việt Nam ngày càng cao về chất lƣợng. Việc ứng dụng tin học đƣợc diễn ra trên tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống.

4.1.1.2. Cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nhân lực của công ty hệ thống thông tin FPT.

Chiến lược toàn cầu hoá hướng dịch vụ

Các công ty công nghệ thông tin khi thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hoá thƣờng có hai con đƣờng để lựa chọn, một là sản xuất các thiết bị tin học để cung cấp cho thị trƣờng; hai là cung cấp các dịch vụ về công nghệ thông tin và viễn thông, một lĩnh vực đang ngày càng phát triển và mở rộng.

Đối với các công ty công nghệ thông tin ở Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, hƣớng đi thứ hai thƣờng đƣợc lựa chọn vì nó đặc biệt phù hợp với khả năng và trình độ phát triển cũng nhƣ hạ tầng cơ sở tại các nƣớc này.

Trƣớc khi bàn kỹ hơn về các hƣớng đi, chúng ta cần phân bi ệt một số khái niệm thƣờng gặp khi nói v ề việc cung cấp Dịch vụ cho các công ty bên ngoài: Offshoring, Captive Offshoring, Outsourcing, Offshore Outsourcing và Body – shopping.

Một ví dụ điển hình về việc thực hiện chiến lƣợc toàn cầu hoá định hƣớng dịch vụ là công ty INFOSYS, xu hƣớng chủ yếu của công ty này là Offshoring thay thế cho Body – shopping. Cũng nhƣ các công ty cung cấp dịch vụ IT, trong những năm đầu phát triển, Infosys đi theo xu hƣớng chung là bắt đầu từ việc Body – shopping (bán ngƣời). Tuy nhiên, sau một thời gian, Infosys là một trong những công ty đầu tiên tại Ấn Độ định hƣớng lại chiến lƣợc từ onsite body – shopping sang offshore development centers (ODCs). Infosys đã sớm nhận thức đƣợc một trong những bất lợi lớn nhất của việc làm body – shopping là mất lợi thế về giá. Đặc điểm của body –

shopping là gửi ngƣời ra nƣớc ngoài làm dự án của khách hàng. Khi ấy, chi phí sẽ đắt hơn là làm tại nƣớc sở tại do không còn lợi thế về giá nhân công (khi tính giá onsite phải tính cả chi phí đi lại, ăn ở ở nƣớc ngoài). Body – shopping còn làm nảy sinh các vấn đề liên quan đến việc xin visa cho cán bộ sang nƣớc khác làm việc dài hạn, một việc không hề đơn giản, đặc biệt là ở Mỹ – nơi cung cấp nguồn việc outsourcing rất lớn trên thế giới. Ngoài các lý do trên, các công ty nói chung không muốn làm body – shopping vì mô hình này không thực sự hiệu quả về mặt kinh tế và sự phát triển đồng đều của các cá nhân trong tổ chức. Hầu hết khách hàng sẽ yêu cầu ngƣời giỏi nhất sang làm, trong khi cùng một ngƣời đó ở nhà lãnh đạo một đội làm dự án có thể mang lại hiệu quả kinh tế nhiều hơn mình ngƣời đó đi làm onsite. Bên cạnh đó, body – shopping thƣờng dẫn đến việc ngƣời giỏi hơn lại có thêm cơ hội tích luỹ thêm kinh nghiệm, trong khi những ngƣời kém hơn và ít kinh nghiệm hơn thì lại không có nhiều cơ hội thực hành, cọ xát, nâng cao nghiệp vụ ...

Việc làm offshoring (nhận việc của khách hàng nƣớc ngoài về làm trong nƣớc) vì vậy không chỉ mang lại lợi ích về giá cả cho chính khách hàng mà còn giúp cho các thành viên trong nhóm, cả ngƣời cũ và mới, giỏi hơn và yếu hơn, cùng học hỏi và phát triển. Tuy nhiên, khi làm offshoring, thực chất các công ty phần mềm là những ngƣời điều khiển dự án chứ không phải khách hàng, một rủi ro mà khách hàng không muốn có. Hiểu đƣợc điều này, để chuyển hƣớng sang mô hình offshoring, Infosys đã củng cố đƣợc lòng tin của khách hàng bằng cách tập trung vào chất lƣợng và qui trình trong việc phát triển sản phẩm, đảm bảo sản phẩm làm ra có chất lƣợng tốt, ổn định và ít rủi ro hơn cho các khách hàng ở nƣớc ngoài.

Quyết định chuyển từ một công ty dựa chủ yếu vào việc bán sản phẩm (products based company) sang công ty cung cấp dịch vụ là chủ yếu (service-led company) đƣợc coi là một trong những chiến lƣợc quan trọng

nhất trong lịch sử phát triển của IBM. Quyết định này của cựu CEO Louis V.Gerstner đã góp phần đƣa IBM từ một công ty trên bờ vực phá sản năm 1993 lấy lại vị trí là công ty IT lớn nhất thế giới hiện nay.

Một trong những xu hƣớng khác trong chiến lƣợc toàn cầu hoá định hƣớng dịch vụ là chuyển từ các dịch vụ cấp thấp sang các dịch vụ cao cấp hơn. Dịch vụ cấp thấp ở đây đƣợc định nghĩa là những công việc về IT Implementation và IT Management (Triển khai và quản lý hệ thống IT). Các công việc này liên quan đến việc triển khai các giải pháp đã đƣợc thiết kế sẵn, hay chỉ đơn giản là bảo trì hệ thống đã đƣợc triển khai. Các dịch vụ cấp cao bao gồm lập chiến lƣợc và thiết kế hệ thống IT (IT Strategy và IT Design).

4.1.1.3. Thách thức đối với hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển nguồn nhân lực của công ty hệ thống thông tin FPT.

Cạnh tranh dữ dội với các công ty tin học viễn thông trong và ngoài nƣớc. Trong xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với khả năng tài chính dồi dào, công ngh ệ cao, kinh nghiệm hoạt động lâu năm sẽ thâm nhập vào thị trƣờng Việt Nam và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc mà cả đối với thị trƣờng nƣớc ngoài.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang có nhiều biến động. Việt Nam là nƣớc đang phát triển với tốc độ cao và ổn định trong các năm vừa qua. Với thuận lợi từ môi trƣờng kinh doanh nói chung, FIS đã đạt đƣợc kết quả kinh doanh khá ấn tƣợng, trong thời gian tới nếu nền kinh tế tăng trƣởng chậm lại cùng với các biến động của nền kinh tế vĩ mô không thuận lợi, FIS có thể gặp khó khăn trong kinh doanh. Tuy nhiên, các chuyên gia đều dự báo trong các năm tới mức tăng trƣởng GDP của Việt Nam sẽ đƣợc duy trì ở mức 7-8%.

Thị trƣờng chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng. Chính sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ Việt Nam

Hệ thống pháp luật kinh doanh nói chung còn thiếu đồng bộ, cơ sở pháp lý cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn thiếu và còn nhiều bất cập sẽ hạn chế thậm chí cản trở hoạt động phát triển của FIS. Hệ thống pháp lý kinh doanh chƣa đồng bộ có thể làm chậm tiến độ nhận và thực hiện chuyển giao công nghệ từ đối tác nƣớc ngoài cũng nhƣ các cơ hội kinh doanh với đối tác nƣớc ngoài.

Sự thay đổi về chiến lƣợc phát triển công nghệ thông tin của quốc gia, sự thay đổi các chƣơng trình công nghệ hóa của các cơ quan nhà nƣớc, các tổng công ty, nguồn vốn tài trợ cho các chƣơng trình điện tử hóa, công nghệ hóa sẽ có thể làm cho lƣợng khách hàng của FIS giảm đi đáng kể.

Chính sách về đào tạo nhân lực cấp cao, các chƣơng trình hợp tác với các tấp đoàn lớn của Chính phủ thay đổi cũng có thể dẫn tới ảnh hƣởng đến kế hoạch phát triển của FIS.

Công nghệ thông tin là ngành đòi hỏi hàm lƣợng chất xám cao, do vậy yếu tố hàng đầu của FIS là vấn đề nhân lực. Khả năng cung cấp nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành hiện nay vẫn đang là vấn đề đƣợc chính phủ và các doanh nghiệp quan tâm.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cạnh tranh diễn ra gay gắt, sự khác biệt về sản phẩm, dịch vụ không lớn, vòng đời của sản phẩm rất ngắn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sáng tạo, tìm ra cái mới.

Đối với dịch vụ sản xuất phần mềm, cũng nhƣ các dịch vụ trực tuyến,…việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là hết sức quan trọng, ảnh hƣởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách pháp luật hiện nay của Việt Nam chƣa đầy đủ và chƣa hiệu quả để có thể bảo vệ

quyền tác giả đối với các sản phẩm thuộc sở hữu trí tuệ. Đây là vấn đề đe dọa sự phát triển ngành công nghệ phần mềm và lĩnh vực công nghệ thông tin.

Do hoạt động sản xuất kinh doanh của FIS quan hệ khá nhiều với đối tác nƣớc ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông. FIS thực hiện phân phối cho rất nhiều hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới. Trong lĩnh vực lắp ráp máy tính, FIS nhập linh kiện từ nƣớc ngoài. Tất cả các doanh thu và chi phí của công ty đều đƣợc tính toán và thực thanh toán bằng ngoại tệ nên biến động tỷ giá có thể ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh trong từng thời kỳ của công ty.

Từ những kinh nghiệm của IBM và INFOSYS, FIS có những điểm giống cả Infosys và IBM. FIS giống Infosys (trƣớc kia) ở chỗ cũng là một công ty với khát khao toàn cầu hoá đến từ một đất nƣớc chƣa có nhiều tiếng tăm trên trƣờng quốc tế về trình độ và sự phát triển công ngh ệ thông tin. FIS giống IBM (trƣớc kia) ở điểm FIS không trực tiếp sản xuất phần cứng và ph ần mềm nhƣng doanh số chủ yếu của FIS vẫn từ việc bán phần cứng và phần mềm. Dịch vụ hiện chỉ chiếm 5% tổng doanh thu, một con số cực kỳ khiêm tốn đối với một công ty SI.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc toàn cầu hoá và việc cung cấp các dịch vụ cấp cao, 6 năm sau ngày thành lập, Infosys mở văn phòng quốc tế đầu tiên tại Mỹ năm 1987 và ngày càng hoàn thiện danh mục dịch vụ của mình trong chuỗi giá trị. Tới nay, Infosys đã thành công bằng việc mở rông dịch vụ offshoring ra nƣớc ngoài với con số ấn tƣợng là 98% doanh thu hi ện tại của toàn công ty đến từ thị trƣờng quốc tế. Ngoài ra, Infosys mất 23 năm để đạt mốc 1tỷ USD (2004) nhƣng sau đó họ đã làm đƣợc kỳ tích là đạt mốc 1 tỷ USD tiếp theo chỉ sau 23 tháng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kinh doanh dịch vụ đối với sự sống còn của công ty, 3 năm sau khi đứng trên bờ vực phá sản, năm 1996,

IBM chính thức tách bộ phận dịch vụ ra thành một công ty kinh doanh riêng gọi là IBM Global Services. Tới nay, IBM đã thành công bằng việc tăng tỷ trọng kinh doanh dịch vụ từ 25% năm 1995 lên 47% năm 2005, rồi 56% năm 2012. IBM Global Services hiện là công ty cung cấp dịch vụ IT lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 10% thị phần dịch vụ IT toàn cầu.

Việt Nam đi sau Ấn Độ nhiều năm trong làn sóng công nghệ thông tin. FPT nói chung và FIS nói riêng cũng đi sau các công ty hàng đầu Ấn Độ nhƣ Tata Consulting Services, Infosys nhiều năm trong làn sóng toàn cầu hoá. Mỗi công ty có một con đƣờng đi riêng, FIS sẽ phải tìm ra con đƣờng đi phù hợp nhất cho mình trên con đƣờng phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại công ty hệ thống thông tin FPT (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)