Phƣơng pháp xử lý thông tin, tài liệu và số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh (Trang 43 - 47)

CHƢƠNG 2 :PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin, tài liệu và số liệu

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc, là phƣơng pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu.

Thống kê mô tả là phƣơng pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các dữ liệu, giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, khoa học, có tính suy rông cho nội dung nghiên cứu.

Thống kê mô tả là phƣơng pháp có lien quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trƣng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tƣợng nghiên cứu. Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm mô tả, phản ánh các hoạt động quản lý nhân lực tại cơ quan TWĐTNCSHCM trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2015 đến năm 2017.

Phƣơng pháp thống kê mô tả là một phƣơng pháp rất quan trọng và cần thiết, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu đƣợc chính xác và hệ thống, đảm bảo tính khoa học. Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhân lực tại Cơ quan TWĐTNCSHCM, nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tƣợng nghiên cứu

2.2.2.Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phƣơng pháp phân tích chính là sự phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận hoặc yếu tố cấu thành để nghiên cứu, phân tích nhằm tìm ra đặc điểm và bản chất của sự việc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu của từng mặt, từng vấn đề, phải có sự tổng hợp lại để xem xét và đánh giá một cách khách quan, khoa học, tìm ra đƣợc xu hƣớng vận động và phát triển của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong tính quy luật của bản thân sự vật.

Trong luận văn, phƣơng pháp này đƣợc sử dụng phù hợp đối với mỗi nội dung nghiên cứu.

Tại chƣơng 1, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để làm rõ nội dung của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài. Sau đó, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để nhằm khái quát những nội dung mà phƣơng pháp phân tích đã chỉ ra, đồng thời đƣa ra

những nhận xét, đánh giá về những kết quả chủ yếu, xác định khaongr trống nghiên cứu. của các công trình khoa học đã đƣợc tổng quan.

Về cơ sở lý luận, phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng để làm rõ các khái niệm liên quan đến quản lý nhân lực trong tổ chức công, làm rõ nội dung, nhân tố ảnh hƣởng cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá công tác quản lý nhân lực trong tổ chức công. Từ đó tổng hợp lại sẽ hình thành khung phân tích cho toàn bộ luận văn.

Về kinh nghiệm thực tiễn, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một số cơ quan về quản lý nhân lực, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để khái quát và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý nhân lực tại Cơ quan TWĐTNCSHCM.

Tại chƣơng 3, phƣơng pháp phân tích đã đƣợc sử dụng để làm rõ thực trạng công tác quản lý nhân lực ở Cơ quan TWĐTNCSHCM dựa trên các nội dung đã đƣợc xác định ở phần lý thuyết. Đặc biệt, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đã đƣợc sử dụng để đƣa ra những nhận xét, đánh giá chung, làm rõ những hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhân lực tại cơ quan này. Và đây sẽ là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp ở chƣơng 4.

Ở chƣơng 4, trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn (chƣơng 1), phân tích, đánh giá thực trạng (chƣơng 3), luận văn sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tai Cơ quan TWĐTNCSHCM

2.2.3.Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để so sánh diễn biến, hoặc kết quả của sự phát triển trong các năm hoặc trong các thời kỳ của đối tƣợng nghiên cứu.

Trong luận văn, phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3, kết hợp với phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, nhằm làm rõ thực trạng, so sánh hoạt động của công tác quản lý nhân lực qua các năm, từ 2015 đến 2017, để qua đó thấy đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế của công tác này, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, sát với thực tế của Cơ quan TWĐTNCSHCM

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI CƠ QUAN TRUNG ƢƠNG ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh (Trang 43 - 47)