Đẩy mạnh công tác đánh giá cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh (Trang 96)

4.1 .Tình hình mới tác động đến quản lý nhân lực tại CQTWĐTNCSHCM

4.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhân lực tạiCơ quan Trung ƣơng Đoàn

4.3.5. Đẩy mạnh công tác đánh giá cán bộ

Việc đánh giá phải dựa trên chất lƣợng hiệu quả công việc mà cán bộ đang đảm nhận.

- Phẩm chất : chia thành 2 nhóm: Nhóm phẩm chất chính trị và nhóm phẩm chất đạo đức.

+ Nhóm phẩm chất chính trị:

1. Hiểu biết đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc 2. Có giác ngộ chính trị, biết phân tích đúng sai, bảo vệ quan điểm đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc.

3.Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động

4.Giáo dục thuyết phục cán bộ, giáo viên chấp hành mọi chỉ thị, Nghị quyết của cấp trên.

5.Thái độ tích cực, nhạy bén đối với cái mới, kiên quyết đấu tranh chống bảo thủ, trì trệ và những hiện tƣợng tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

6.Có tầm nhìn rộng, nắm bắt và xử lý các thông tin chính xác, kịp thời. + Nhóm phẩm chất đạo đức:

1.Mẫu mực về lối sống, phát huy vai trò của mình trong tập thể cơ quan Trung ƣơng Đoàn.

2.Có uy tín đối với cán bộ, nhân viên trong cơ quan và sự tín nhiệm của cấp trên.

3.Biết quý trọng con ngƣời, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của mọi ngƣời.

4.Phong cách lãnh đạo dân chủ, dễ gần.

5.Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dƣới. 6.Có ý thức tiết kiệm chống tham ô lãng phí.

7.Tận tuỵ với công việc, gƣơng mẫu trong lối sống, sinh hoạt - Năng lực:

1.Trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ quản lý

2.Nắm vững nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp hoạt động đoàn 3.Khả năng quản lý, chỉ đạo phong trào

4.Am hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng đƣợc phân công phụ trách

5.Có ý thức tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao trình độ về mọi mặt 6. Tích cực nắm bắt thông tin, kịp thời điều chỉnh đáp ứng nhu cầu thay đổi của bối cảnh.

6.Nắm vững các nguyên tắc, điều lệ quy định về quản lý của nhà nƣớc và của Đảng về công tác thanh niên

7.Năng lực dự báo, thiết kế và tổ chức thực hiện các giải pháp 8.Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính

9.Năng lực quản lý đội ngũ, xây dựng tập thể đoàn kết 10.Quyết đoán công việc, dám chịu trách nhiệm

Để đánh giá chính xác phải có những tiêu chí đánh giá nhất định để làm cơ sở. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc tình trạng đánh giá cán bộ theo cảm tính, thiếu khách quan. Việc đánh giá cán bộ phải đƣợc triển khai thƣờng xuyên, định kỳ hàng năm, phải dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai... Để thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, cơ quan Trung ƣơng Đoàn cần chú trọng những biện pháp sau:

- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá cán bộ:

+ Về phẩm chất đạo đức chính trị: Việc nhận thức và chấp hành các chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc cũng nhƣ các quy định quy chế của cơ quan Trung ƣơng Đoàn. Từ việc nhận thức đúng đắn những nội dung trên sẽ giúp cho việc thực hiện nhiệm vụ đúng với pháp luật và quy định.

+ Về đạo đức lối sống: Có lối sống giản dị chân thành với mọi ngƣời, đƣợc mọi ngƣời tin yêu. Biết tạo ra và thực hiện một môi trƣờng làm việc có văn hoá, gƣơng mẫu trong mọi hoạt động của cơ quan, nghiêm chỉnh chấp hành mọi quy định nơi công sở.

+ Về trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo có phù hợp với nhiệm vụ công tác đƣợc giao không. Phƣơng pháp làm việc có phù hợp với tính chất và nội dung công việc đƣợc giao không. Khả năng tổ chức thực hiện những nhiệm vụ đƣợc giao.

+ Về năng lực cá nhân: Năng lực thực hiện và hiệu quả công việc đạt đƣợc, tự nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý của bản thân.

Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác của từng cán bộ. - Phƣơng pháp tổ chức đánh giá cán bộ:

+ Việc tổ chức đánh giá cán bộ đƣợc thực hiện trƣớc khi phân công, bố trí công việc, đặc biệt là trƣớc khi bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý hoặc bổ nhiệm lại cán bộ.

+ Việc đánh giá cán bộ phải đƣợc cơ quan Trung ƣơng Đoàn tổ chức định kỳ hàng năm, sẽ giúp cho cán bộ thấy đƣợc những ƣu điểm, hạn chế của mình để có hƣớng phấn đấu rèn luyện.

- Quy trình đánh giá cán bộ:

Thông thƣờng nên thông qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Cá nhân cán bộ tự nhận xét, đánh giá

Bƣớc 2: Tổ chức họp ban đơn vị và trên cơ sở bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ, tập thể cán bộ của đơn vị nơi cán bộ công tác sẽ đánh giá theo những tiêu chí cơ quan đề ra.

Bƣớc 3: Lãnh đạo đơn vị và cấp uỷ đảng nơi trực tiếp quản lí cán bộ sẽ nhận xét, đánh giá độc lập không dựa trên kết quả đánh giá của tập thể cán bộ đơn vị.

Bƣớc 4: Trên cơ sở hồ sơ, biên bản đánh giá cán bộ của các ban, đơn vị, Hội đồng Thi đua - Khen thƣởng cơ quan Trung ƣơng Đoàn sẽ họp và tiến hành đánh giá và tham mƣu trình Ban Bí thƣ, Thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng Đoàn xem xét có phƣơng án sử dụng cụ thể.

- Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ:

Trên cơ sở kết quả đánh giá cán bộ Ban bí thƣ, Thủ trƣởng cơ quan Trung ƣơng Đoàn sẽ xem xét để quy hoạch, đào tạo bồi dƣỡng phát triển đội ngũ cán bộ; và kết quả đánh giá cán bộ sẽ làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cho phù hợp. Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ để quyết định danh hiệu thi đua và mức độ khen thƣởng.

4.3.6. Tạo môi trường, điều kiện để đội ngũ cán bộ phát triển

- Xây dựng môi trƣờng làm việc thuận lợi nhằm tạo điều kiện để cán bộ phát huy tính sáng tạo, thể hiện năng lực nâng cao hiệu quả công việc:

đóng góp của cán bộ đối với cơ quan, đơn vị; có hình thức và mức độ khen thƣởng phù hợp với thành tích của cán bộ.

+ Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn cá nhân cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao để cán bộ chủ động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của mình.

+ Định kỳ luân chuyển nhiệm vụ công tác giữa các cán bộ trong cùng một đơn vị, tránh để cán bộ nhàm chán vì phải làm những công việc quen thuộc trong thời gian dài.

+ Đổi mới thủ tục hành chính, quy trình làm việc của cơ quan Trung ƣơng Đoàn theo hƣớng đơn giản, hiệu quả.

+ Khuyến khích cán bộ sáng tạo, đổi mới phƣơng pháp làm việc hoặc áp dụng phƣơng pháp làm việc hiện đại, không gò ép cán bộ phải thực hiện quy trình hoặc phƣơng pháp làm việc định sẵn.

+ Mở các hội nghị để cán bộ có cơ hội phát biểu chính kiến, đƣa ra nhận xét đánh giá trung thực về những hạn chế, tồn tại của đơn vị và của cơ quan Trung ƣơng Đoàn, mong muốn của cá nhân.

+ Tổ chức các hoạt động tập thể để cán bộ trong cơ quan Trung ƣơng Đoàn có điều kiện và cơ hội giao tiếp, hoà đồng, học tập lẫn nhau.

+ Lãnh đạo cơ quan Trung ƣơng Đoàn dành thời gian tiếp xúc trực tiếp với cán bộ của cơ quan để nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ đồng thời tạo ra mối quan hệ thân mật đối với cán bộ, giảm bớt khoảng cách giữa ngƣời lãnh đạo và cán bộ.

- Tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi để đội ngũ cán bộ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao với chất lƣợng tốt nhất:

+ Xây dựng cơ quan Trung ƣơng Đoàn thành một tổ chức “ biết học hỏi”. Một tổ chức biết học hỏi là một tổ chức trong đó mọi thành viên hiểu rõ sứ mạng, nhiệm vụ của cơ quan, tự giác tích cực đóng góp vào việc thực hiện

sứ mạng, nhiệm vụ đó. Một tổ chức biết học hỏi là một tổ chức có bầu không khí dân chủ, mọi ngƣời đồng cảm chia sẻ và ở đó lãnh đạo không áp đặt, mọi việc đƣợc thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch.

+ Từng bƣớc thực hiện chế độ chính sách tiền lƣơng phù hợp với năng lực của cán bộ và kết quả công tác trên cơ sở đảm bảo công bằng.

+ Trang bị phƣơng tiện làm việc hiện đại, chú trọng đầu tƣ nâng cấp hệ thống máy tính nối mạng để đội ngũ cán bộ có điều kiện cập nhật thông tin nâng cao trình độ. Cải tạo sơ sở vật chất hiện có, đầu tƣ nâng cấp phòng làm việc đủ tiêu chuẩn theo quy định của Chính phủ.

+ Đổi mới phƣơng thức làm việc và điều hành quản lý, hạn chế việc họp định kỳ tập trung, đẩy mạnh việc chỉ đạo, trao đổi công việc qua hệ thống máy tính nối mạng, tránh hành chính hoá việc điều hành quản lý của cơ quan Trung ƣơng Đoàn bằng các thủ tục, quy trình phức tạp. Quan tâm thích đáng đến công tác đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải: Những hoạt động này phản ánh giá trị (vị trí, vai trò) của một thành viên đối với tổ chức. Ngƣời đạt thành tích cao có thể đƣợc đề bạt, thuyên chuyển để giúp họ phát triển kỹ năng của mình; ngƣời đạt thành tích thấp có thể bị chuyển đến vị trí ít quan trọng hơn thậm chí bị sa thải.

KẾT LUẬN

CQTWĐTNCSHCM là cơ quan chuyên trách của Đoàn TNCSHCM ở cấp Trung ƣơng, thực hiện chức năng hoạch định và tổ chức thực hiện các chủ trƣơng, chƣơng trình, kế hoạch công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Việc nghiên cứu đề tài “Quản lý nhân lực tại cơ quan Trung ương

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”cho phép tác giả luận văn đi tới một

số kết luận sau:

- Quản lý nhân lực trong các tổ chức công vừa mang tính phổ biến của quản lý nhân lực nói chung vừa mang tính đặc thù nói riêng cả về vai trò và nội dung.

- Thực tế cho thấy công tác quản lý nhân lực tại cơ quan Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã đƣợc thực hiện ở tất cả các nội dung của công tác này và đạt đƣợc những kết quả quan trọng, góp phần tích cực và thiết thực vào thực thi nhiệm vụ của Cơ quan.

- Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, mà chủ yếu là nguyên nhân chủ quan, công tác quản lý nhân lực tại Cơ quan Trung ƣơng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh còn tồn tại những hạn chế ở tất cả các nội dung của quản lý nhân lực.

- Để khắc phục các hạn chế ở các nội dung của quản lý nhân lực tại cơ quan Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Cơ quan Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây: 1)Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực cơ quan Trung ƣơng Đoàn với vai trò là đầu não cho tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;2) Đổi mới công tác quy hoạch và tuyển chọn đội ngũ cán bộ; 3) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ kế cận cho Trung ƣơng Đoàn; 4) Nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ; 5) Đẩy mạnh công tác đánh giá cán bộ; 6) Tạo môi trƣờng, điều kiện để đội ngũ cán bộ phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, năm 2010, Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 289/QĐ-TW, ngày 08/02/2010

2. Bộ Nội vụ, Thông tư số 08/2011/TT-BNV: Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức.

3. Chính phủ, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định những người là công chức (2010).

4. Chính phủ, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

5. Cơ quan Trung ƣơng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo cáo công tác năm 2015, 2016, 2017 .

6. Nguyễn Xuân Cúc, 2014, Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực,

Tạp chí Lý luận chính trị số 350, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Bùi Văn Danh, 2011. Giáo trình quản trị nhân lực. Nhà xuất bản

Phƣơng Đông

8. TS. Trần Kim Dung (2006), Quản trị nhân lực, NXB Thống kê

9. Phan Huy Đƣờng, 2012. Quản lý Nhà nước về kinh tế. Giáo trình chƣơng I, Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Triệu Thị Thu Hà, 2012, Đánh giá thực trạng và một số giải pháp về quản lý nhân lực nhằm nâng cao năng lực cán bộ Đoàn chuyên trách

trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, Luận văn thạc sỹ, Đại học kinh tế.

11. Phạm Minh Hạc, 2001, Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công

nghiệp hóa, hiện đại hóa , NXB Giáo dục

12. Doãn Đức Hảo, 2009, Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở trong giai

đoạn hiện nay, Đề tài cấp Bộ mã số KTN-2010-06

đạo quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

14. Đặng Xuân Hoan, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Tạp chí tài chính.

15. Phạm Quang Lê, 2004. Giáo trình Khoa học quản lý. Hà Nội:Nhà xuất bản Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội.

16. Nguyễn Lộc cùng cộng sự, 2006. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển

nguồn nhân lực ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam

17. Nguyễn Lộc, 2010, Quản lý Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực

ở Việt Nam: Vấn đề và giải pháp, Đề tài nghiên cứu cấp bộ

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2007. Tâm lý học quản lý. Hà Nội: NXB ĐHQG Hà Nội.Lê Mạnh Luân, 2016, Quan điểm đổi mới công tác thanh tra -Ban Nội chính Trung ƣơng.

19. Nguyễn Thị Hải Lý, 2011, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của

tỉnhThanh Hóa”, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

20. Vũ Phƣơng Mai, 2009, Đề tài Phát triển nguồn nhân lực cho công

nghiệp hóa, hiệnđại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh , Luận văn

thạc sĩ – Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội

21. Trần Thị Quy Nhơn, 2011, Xây dựng khung chương trình chuẩn bồi

dưỡng cán bộ đoàn cấp tỉnh, huyện và cơ sở trong điều kiện hiện nay”đề

tài cấp bộ mã số KTN 2011-04.

22. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phƣơng, 2005, Cơ sở lý luận và thực

tiễn xây dựng cán bộ, công chức. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

23. Quốc hội (khóa XII), Luật Cán bộ, Công chức 2008. Nxb chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2009).

tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (2010).

25. Nguyễn Xuân Sơn, 2011. Báo cáo nâng cao chất lượng phục vụ sự nghiệp

CNH, HĐH đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Viện triết học, Hà Nội.

26. Trần Thị Thu và cộng sự, 2014, Quản lý nhân lực trong tổ chức công, Nxb Đại học kinh tế

27. Ngô Hoàng Thy, 2004. Sách đào tạo nhân lực. Hà Nội:Nhà xuất bản Trẻ. 28. Nguyễn Phú Trọng, 2001. Luận cứ khoa học cho việc nâng cao Chất

lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Hà

Nội: NXB Chính trị quốc gia.

29. Trần Văn Trung, 2010, Bồi dưỡng kỹ năng công tác thanh niên cho cán

bộ đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay”, NXB Thanh Niên.

30. Trần Văn Tùng và cộng sự, 1998. Phát triển nguồn nhân lực -kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nƣớc ta. Hà Nội: Nxb Chính trị Quốc Gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại cơ quan trung ương đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)