Mô tả các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 Mô tả các phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong luận văn

2.5.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp logic - lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống - lịch sử, phương pháp tiếp cận hệ thống

Phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp logic - lịch sử đƣợc sử dụng trong quá trình tổng quan tài liệu nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến nội dung của luận văn, đồng thời đây cũng là phƣơng pháp đƣợc sử dụng chính trong quá trình xây dựng khung khổ lý thuyết và cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu về quản lý nhân lực nói chung cũng nhƣ quản lý nhân lực ngành giáo dục nói riêng. Phƣơng pháp logic – lịch sử, đƣợc sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc phát triển giáo dục đào tạo, làm cơ sở cho việc đào tạo nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội. Phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp logic – lịch sử là phƣơng pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, đặc biệt là phƣơng pháp chính đƣợc sử dụng để nghiên cứu ở các chƣơng1 và chƣơng 3 của luận văn.

2.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và thống kê kinh tế

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và thống kê kinh tế là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phục vụ quá trình thu thập các thông tin, các số liệu về tình hình kinh tế xã

hội, về nhân lực nói chung cũng nhƣ nhân lực của ngành giáo dục tỉnh Hà Nam. Đồng thời đây cũng là phƣơng pháp để thu thập các thông tin về cơ sở vật chất, số lƣợng trƣờng lớp, số lƣợng học sinh, số lƣợng giáo viên và cán bộ quản lý… của ngành giáo dục tỉnh Hà Nam. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu và thống kê kinh tế, đƣợc sử dụng nhiều ở chƣơng 3 dùng để cung cấp tƣ liệu phục vụ cho việc phân tích thực trạng nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam.

Các phƣơng pháp thu thập dữ liệu cụ thể gồm có:

Thu thập dữ liệu thứ cấp: Là phƣơng pháp thu thập dữ liệu lấy từ các nguồn dữ liệu nhƣ:

Các bộ luật, điều luật của Quốc hội, các nghị định của chính phủ, thông tƣ của các bộ ban ngành về công tác quản lý nhân lực nói chung, và nhân lực ngành giáo dục nói riêng.

Các cuốn sách, giáo trình, các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học các cấp, luận văn, luận án…nghiên cứu về quản lý nhân lực và quản lý đội ngũ nhân lực ngành giáo dục.

Các tài liệu có sẵn của ngành giáo dục tỉnh Hà Nam nhƣ:

- Tài liệu giới thiệu về ngành giáo dục tỉnh Hà Nam cũng nhƣ công tác quản lý nhân lực ngành giáo dục tỉnh Hà Nam nhƣ: Cơ cấu tổ chức, chiến lƣợc phát triển ngành giáo dục của tỉnh, các quy chế, quy định về công tác quản lý nhân lực ngành giáo dục của tỉnh.

- Các báo cáo tổng kết về tình hình nhân lực ngành giáo dục của tỉnh, cũng nhƣ công tác quản lý nhân lực ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: Đó là các biểu bảng phục vụ cho việc điều tra về cơ cấu nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam; Các bảng câu hỏi để lấy ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học và các cán bộ quản lý về nhân lực nói chung, cũng nhƣ nhân lực ngành giáo dục nói riêng.

2.5.3 Phương pháp nghiên cứu, phân tích và xử lý số liệu

Đây là phƣơng pháp sử dụng các công cụ phân tích kinh tế nhƣ: dãy số liệu, chỉ số biểu đồ… để phân tích thực trạng nhân lực nói chung cũng nhƣ nhân lực ngành giáo dục của Hà Nam nói riêng để từ đó đánh giá những ƣu điểm, những hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, làm cơ sở để đề ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ngành giáo dục nói chung cũng nhƣ nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam nói riêng.

Phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích và xử lý số liệu đƣợc sử dụng chủ yếu ở chƣơng 3 của luận văn, là phƣơng pháp cơ bản để phân tích thực trạng của nhân lực lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam. Các dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc chuyển sang phần mềm excel để thống kê, phân tích.

2.5.4 Phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp thống kê kinh tế: Là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu, các báo cáo, các số liệu tổng hợp về tình hình nhân lực nói chung, cũng nhƣ tình hình quản lý nhân lực ngành giáo dục tỉnh Hà Nam nói riêng trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Đây là cơ sở để đánh giá tình hình phát triển, cung nhƣ tình hình quản lý nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam trong những năm qua.

Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp so sánh số liệu giữa các năm, từ đó đánh giá xu hƣớng phát triển của ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam, đánh giá nhu cầu giáo viên, đánh giá về trình độ của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, làm cơ sở để đề suất các giải pháp cần thiết.

Phƣơng pháp tổng hợp số liệu: Các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tổng hợp, phân loại theo các năm, các nội dung nghiên cứu làm cơ sở để so sánh, đánh giá và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Hà Nam.

Phƣơng pháp thống kê, so sánh, tổng hợp số liệu đƣợc sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu luận văn, và đƣợc sử dụng nhiều trong các chƣơng 1, chƣơng 3, và chƣơng 4 của luận văn.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC CỦA TỈNH HÀ NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực ngành Giáo dục trên địa bàn tỉnh Hà Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)