Chương 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phát triển chè theo chuỗi giá trị của một số nước trên thế giới
Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa các tác nhân có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy đây là mô hình đem lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát triển, điển hình như ở Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka…
+ Trung Quốc: Là nước trồng chè lớn nhất thế giới với tổng diện tích là 1.130 nghìn ha, gấp 1,58 lần Ấn Độ nhưng là nước xuất khẩu chè đứng thứ 3 thế giới, sau Ấn Độ và Sri Lanka. Sản lượng chè ở Trung Quốc chiếm 25% sản lượng chè của thế giới. Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này dã khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nằm
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp” bao gồm có 4 hình thức: Hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể; hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể; hiệp hội nông dân chuyên nghiệp và hình thức mắt xích của thị trường bán buôn (Lê Thanh Hải - 2012)
+ Ấn Độ: Ấn độ đang là quốc gia sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu chè lớn nhất thế giới (chiếm 27%). Để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè, Chính phủ Ấn Độ đã có nhiều biện pháp, trong đó đáng chú ý là việc ban hành Đạo luật chè năm 1953 và thành lập một Ủy ban chè. Ủy ban chè của Ấn Độ là một tổ chức phi lợi nhuận, có trách nhiệm trong việc điều tiết việc sản xuất và trồng chè, nâng cao chất lượng chè, thúc đẩy những nỗ lực hợp tác giữa những người trồng chè nguyên liệu và người chế biến chè, thực hiện, hỗ trợ và khuyến khích nghiên cứu kinh tế, khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Ngoài ra, Ủy ban chè còn có trách nhiệm hỗ trợ việc kiểm soát các loại sâu bệnh có ảnh hưởng đến cây chè, điều tiết việc mua bán và xuất khẩu chè, đưa ra những tiêu chuẩn về sản phẩm chè và thúc đẩy việc tiêu thụ chè ở Ấn Độ và các nước khác.
Ngành chè Ấn Độ dưới sự điều tiết của Ủy ban Chè đã tạo dựng được các mối liên kết chặt chẽ và thống nhất trong trồng, chế biến và tiêu thụ giữa những người nông dân trồng chè và các doanh nghiệp, thể hiện được sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, hóp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh trong sản xuất kinh doanh chè. (Lê Thanh Hải - 2012)
1.2.2. Phát triển chè xanh theo chuỗi giá trị ở Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành nông nghiệpnói chung. Xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản đáp ứng được nhu cầu của
thị trường là một yêu cầu cấp bách đã và đang được nhà nước ta quan tâm thúc đẩy. Nhiều chính sách thiết thực liên quan đã được ban hành, điển hình như “Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”; “Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp”;... Tại tỉnh Phú Thọ, Nghị quyết số 05/2019/NQ- HĐND ngày 16/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thể hiện rõ quan điểm hỗ trợ là “Chuyển đổi tư duy, nhận thức của người dân và doanh nghiệp trong tổ chức sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm” (Tác giả tổng hợp-2019)
Riêng đối với ngành hàng chè xanh, đã có nhiều địa phương trên cả nước đạt được những thành công nhất định về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo chuỗi giá trị:
+ Tại Thái Nguyên:
Đến hết năm 2019 diện tích chè toàn tỉnh đã đạt trên 22.300 ha, trong đó tỷ lệ giống mới có năng suất, chất lượng tốt đạt gần 17.300 ha chiếm trên 77%, tăng 3,5% so năm 2016, sản lượng đạt gần 240.000 tấn, tăng 14% so với 2016; diện tích sản xuất tập trung được đầu tư thâm canh và sản xuất theo qui trình VIETGAP, hữu cơ tăng nhanh, đến nay đạt gần 6.000 ha; giá trị sản phẩm sau chế biến trên 1ha chè đạt bình quân 250-300 triệu đồng, ở một số vùng chè đặc sản đạt từ 450-600 triệu, tăng 2 lần so với năm 2016. Chè Thái Nguyên tiếp tục được khẳng định được vị thế là “đệ nhất danh trà”, nhiều sản phẩm đã đạt giải cao tại các cuộc thi quốc tế. Hiện nay, Thái Nguyên là địa phương dẫn đầu cả nước cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên 1ha chè. Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư toàn diện cho phát triển cho
ngành chè từ khâu cung cấp giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật cho sản xuất đến khâu chế biến đã góp phần làm gia tăng giá trị ngành hàng chè xanh của tỉnh. Bên cạnh đó, mặt hàng chè Thái Nguyên đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể Chè Thái Nguyên và các thương hiệu: chè Tân Cương, chè La Bằng, chè Trại Cài,…nổi tiếng trong nước và xuất khẩu (https://thainguyentv.vn/).
+ Chuỗi giá trị chè Shan Yên Bái:
Tại Yên Bái, chè Shan được trồng ở các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Trong đó xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn được coi là “cái nôi” của chè Shan với những cây chè mọc ở độ cao 1.000m trên mực nước biển. Ở Suối Giàng, 98% cư dân là người dântộc H'Mông, với thu nhập chủ đạo đến từ việc trồng chè, bên cạnh nguồn thu từ các mùa vụlúa, ngô và những cây trồng khác. Tại đây, các kỹ thuật sản xuất chè từ thu hái cho tới chế biến chè đã được duy trìqua nhiều thế hệ và hoàn toàn thủ công, tạo nên giá trị truyền thống cho sản phẩm chè. Nhận thấy tiềm năng lớn từ cây chè Shan, những năm qua, Yên Bái đã quan tâm hơn tới việc phát triển cây chè Shan theo chuỗi giá trị. Cụ thể, UBND tỉnh Yên Bái đã thôngqua “Kế hoạch bảo tồn và Phát triển bền vững sản phẩm chè Suối Giàng giai đoạn 2012-2015”. Bước tiến rõ rệt nhất làviệc Sở Khoa Học và Công Nghệ Yên Bái đã đăng kí thành công nhãn hiệu tập thể chè “Shan Tuyết Suối Giàng” của tỉnh, giúp các tác nhân ngành chè của địa phương vững vàng tham gia chuỗi giá trị chè của cả nước và vươn ra thế giới. (MCG và Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía bắc – 2015)
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra:
Bài học 1 - Khai thác tiềm năng, lợi thế vùng:
Đây là bài học được rút ra từ nhiều địa phương trên cả nước khi họ đã biến những yếu tố khác biệt về mặt thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý thành lợi thế trong việc tạo ra sản phẩm đặc thù, có tính chất địa phương, điển hình như “chè Shan tuyết Suối Giàng”, “chè Mộc châu”… Ở những sản phẩm trên, giá trị gia tăng không chỉ được tạo ra ở các khâu trong quá trình sản xuất, chế biến và
thương mại mà còn được cấu thành bởi các nhân tố vô hình như văn hóa, tính truyền thống, sự độc lạ,… VQG Xuân Sơn hội tụ các yếu tố tạo nên lợi thế vùng tương tự, đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách nhanh chóng.
Bài học 2 - Tăng cường các liên kết:
Tăng cường liên kết ngang và liên kết dọc giữa những người sản xuất, chế biến để phát triển hàng hóa với chất lượng cao và quy mô lớn hơn thông qua các hình thức hợp tác như thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã,… Nông dân tổ chức hành động tập thể theo quy trình sản xuất chung gắn với mô hình cánh đồng lớn sẽ giảm chi phí, tăng hiệu quả lao động, trình độ của người dân cũng sẽ được nâng lên thông qua các hoạt động huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm…. Nhờ liên kết, người dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng. Việc chia sẻ lợi ích và ứng phó với những rủi do cũng sẽ hợp lý và hiệu quả hơn nếu như có sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị.
Bài học 3 - Phát huy vai trò của nhà nước:
Để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi và tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi nhất cho các tác nhân là hết sức quan trọng. Nhìn tổng thể, muốn phát triển chuỗi giá trị chè bền vững không thể thiếu được vai trò kiến tạo của nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ các tác nhân yếu thế, hỗ trợ vào những khâu khó, khâu mới; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư vào sản xuất, kinh doanh,… Trong những năm gần đây, việc áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) hay
bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế (GlobalGAP) đã có sự tham gia tích cực của nhà nước và đã đạt được những bước tiến đáng kể.