5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2. Chuỗi giá trị chè xanh Vườn quốc gia Xuân Sơn
3.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị chè xanh Vườn quốc gia Xuân Sơn
Chuỗi giá trị chè xanh VQG Xuân Sơn hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các tác nhân có chức năng xản xuất, kinh doanh trực tiếp sản phẩm chè xanh bao gồm nông dân trồng chè, người thu gom chè búp tươi, cơ sở chế biến chè và người bán buôn, bán lẻ chè xanh thành phẩm. Bên cạnh đó, trong chuỗi giá trị còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp hàng hóa đầu vào, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KNCN, tổ chức tín dụng,… Hình 3.1 dưới đây mô tả sơ đồ tổng thể chuỗi giá trị chè xanh tại VQG Xuân Sơn
Hình 3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị chè xanh Vườn quốc gia Xuân Sơn
Cung ứng vật tư
đầu vào Canh tác
Thu gom,
vận chuyển Chế biến Thương mại và tiêu dùng
Đại lý, cửa hàng bán lẻ Cơ sở chế biến chè thô Người thu gom chè thô Xuất khẩu Xí nghiệp chè Minh Đài Cơ sở phối trộn, đóng gói Đơn vị cung ứng chè giống Đại lý phân bón, thuốc BVTV Nông dân trồng chè Người thu gom chè tươi Cơ sở chế biến chè xanh Người tiêu dùng
Hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật
65% 35% 70% 40% 30% 60%
Chuỗi giá trị chè xanh VQG Xuân Sơn được bắt đầu từ các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào như giống chè, phân bón, thuốc BVTV,… Tiếp theo là người trồng chè tạo đầu ra là nguyên liệu chè búp tươi. Tùy thuộc vào tiêu chuẩn của chè búp tươi mà nguồn nguyên liệu này được cung cấp cho các đơn vị khác nhau là cơ sở chế biến chè xanh thành phẩm, cơ sở chế biến chè thô hay xí nghiệp chế biến chè đen. Sản phẩm được tạo ra từ các cơ sở này được đi qua các kênh phân phân phối khác nhau để đến phân khúc người tiêu dùng khác nhau. Có 4 Kênh chính trong chuỗi giá trị chè xanh VQG Xuân Sơn. Cụ thể:
Kênh 1: Nông dân Cơ sở chế biến Người tiêu dùng (chiếm 10,5%). Kênh 2: Nông dân Người thu gom chè búp tươi Cơ sở chế biến Người tiêu dùng (Chiếm 7,8%).
Kênh 3: Nông dân Cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng (Chiếm 24,5%).
Kênh 4: Nông dân Người thu gom chè búp tươi Cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng (chiếm 18,2%)
Từ chuỗi giá trị cho thấy Kênh 1 là kênh có ít tác nhân tham gia nhất. Các hộ trồng chè tham gia chuỗi này thường có diện tích chè nhỏ, họ trực tiếp hái chè và mang đến bán tại các cơ sở chế biến. Chất lượng chè búp tươi qua kênh này thường tốt hơn do thời gian từ thu hoạch đến bán ngắn, khối lượng chè ít nên không bị dập nát hay ôi ngốt do vận chuyển và lưu kho. Đó là lý do người trồng chè bán được gia cao hơn khoảng 10% xo với bán cho thương lái thu gom chè búp tươi. Sau khi chế biến và có chè thành phẩm, sẽ luôn có một lượng chè nhất định được bán thẳng cho khách hàng tiêu dùng, từ đó thiết lập nên kênh.
So với Kênh 1, Kênh 2 có thêm tác nhân là người thu gom chè búp tươi. Tác nhân này xuất hiện đáp ứng nhu cầu kết nối giữa các hộ có sản lượng lượng chè lớn, có vị trí ở xa các cơ sở chế biến. Vào những thời điểm các cơ sở trong khu vực VQG Xuân Sơn không có nhu cầu về nguyên liệu thì người thu gom
còn có vai trò quan trọng khi thiết lập được quan hệ mua bán với các cơ sở chế biến ở ngoài khu vực.
So với Kênh 1, Kênh 3 có thêm người bán lẻ, đây là tác nhân quan trọng có vai trò mở rộng thị trường. Khi các cơ sở chế biến sản xuất lượng chè lớn và không thể tiêu thụ hết trên địa bàn thì họ thiết lập quan hệ với các cửa hàng tạp hóa, quán nước hay những người bán đồ khô tại chợ.
Kênh 4 là kênh có sự góp mặt của đầy đủ của các tác nhân trong chuỗi. Đánh giá chung, các tác nhân đều có vai trò, sứ mệnh riêng trong chuỗi giá trị. Họ đã phát huy được thế mạnh của mình để nâng cao năng xuất, sản lượng chè xanh trên địa bàn, tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm ở những mức độ khác nhau. Tuy vậy, khi có sự tham gia của các khâu trung gian, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm là vấn đề lớn nếu muốn sản phẩm chè VQG Xuân Sơn có thương hiệu và phát triển bền vững.
Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm chè qua các kênh
Bên cạnh các kênh như trên, chuỗi chè xanh còn chịu sự chi phối, tác động lớn từ các kênh tạo ra sản phẩm chè thô để bán ra thị trường ngoài tỉnh và các kênh tạo ra sản phẩm chè đen để xuất khẩu như trong sơ đồ đã thể hiện (Chiếm gần 40%). Phạm vị đề tài này sẽ không đi sâu phân tích các kênh trên mà sẽ định hướng nâng cấp chuỗi giá trị trong khu vực, làm sao để sản xuất chè xanh tại VQG Xuân Sơn ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.
10.5 7.8 24.3 18.2 39.2 Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3 Kênh 4 Khác
3.2.2. Mô tả các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè xanh.
3.2.2.1. Hộ trồng chè
a/ Đặc điểm chung của hộ trồng chè:
Hộ trồng chè phần lớn là những hộ thuần nông, ngoài trồng chè, các hộ đều đa dạng hoác các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi như trồng lúa, ngô, cây rau màu, cây lâm nghiệp, nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm,.... Cây chè đóng vai trò là cây trồng giúp cải thiện thu nhập, trên thực tế đã có nhiều hộ thể vươn lên khá, giàu từ cây chè.
Bảng 3.3. Tình hình hộ trồng chè tại VQG Xuân Sơn
TT Chỉ tiêu ĐVT lượng Số Xuân Trong đó
Đài
Kim Thượng
Xuân Sơn
1 Số lượng hộ điều tra Hộ 112 60 40 12
2 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 47,09 43,46 46,60 51,20
3 Số nhân khẩu TB/hộ Người 4,60 4,20 5,00 4,60
4 Số lao động TB/hộ Người 2,77 2,42 2,80 3,10
5 Diện tích trồng chè TB/hộ ha 0,42 0,54 0,30 0,43
6 Quy mô diện tích theo nhóm
Dưới 0,1 ha % 7,14 3,33 10,00 16,67
Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha % 57,14 58,33 57,50 50,00
Từ 0,5 đến dưới 1,0 ham % 27,68 30,00 27,50 25,00
Từ 1ha đến dướu 2ha % 6,25 6,67 5,00 8,33
Từ 2ha trở lên % 0,89 1,67 0,00 0
7 Năng suất TB/ha Tấn/ha 7,37 7,58 9,42 5,10
8 Kinh nghiệm trồng chè TB Năm 13,25 10,25 12,50 17,00
9 Loại hộ
Khá, giàu % 29,17 37,50 20,00 30,00
Trung bình % 61,49 57,50 66,96 60,00
Nghèo % 9,35 5,00 13,04 10,00
Từ điều tra nhân khẩu cho thấy số nhân khẩu bình quân khoảng 4,6 người/hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động bình quân là 2,77 lao động/hộ.. Trong hộ gia đình trồng chè, hầu hết các lao động đều có thể tham gia vào hoạt động trồng, chăm sóc và thu hái chè. Tuy vậy có sự phân công khá rõ trong các khâu. Người quyết định việc trồng chè trong gia đình phần lớn là nam giới, họ cũng chính là chủ hộ. Nam giới cũng là lao động chính trong khâu làm đất, đào băng, phụ thuốc, đốn chè,.., trong khi phụ nữ tham gia nhiều vào khâu trồng chè, bón phân, hái chè và hoạt động mua bán,….
Về diện tích trồng chè, có thể nhận thấy do phần lớn hộ dân trồng chè được tham gia các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nên diện tích tương đối đồng đều. Trung bình mỗi hộ trồng chè có gần 0,5 ha, diện tích này nhỏ hơn xo với các vùng khác trong huyện nhưng nếu tập trung thâm canh và thu hái nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè xanh thì cũng đủ để tạo công ăn việc làm và thu nhập thường xuyên cho gia đình có khoảng 2 lao động.
Các khâu trong quá trình canh tác chè bao gồm các khâu: Làm đất, trồng chè, chăm sóc thời kỳ KTCB, chăm sóc thời kỳ kinh doanh, đốn chè và hái chè. Do được tham gia các chương trình, dự án nên khâu làm đất và trồng chè cơ bản được hộ tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật, trồng chè đúng lịch thời vụ mới mật độ, khoảng cách tiêu chuẩn. Vì vậy, mức độ đầu tư vào sản xuất chủ yếu được thể hiện ở khâu chăm sóc, trong đó bón phân đóng vai trò quyết định đến năng xuất.
Theo các chuyên gia về ngành chè, quy trình bón phân cho chè hiện nay rất đa dạng, tùy thuộc vào tuổi chè, phương thức hái, phẩm cấp nguyên liệu và loại phân bón. Điều tra cho thấy 100% các hộ đều thực hiện bón lót khi trồng; trên 85% hộ bón lót sau khi đốn vào cuối vụ. Đối với bón thúc, người dân được khuyến cáo sử dụng 2 phương pháp chính: Một là bón thúc ngay sau khi hái đối với hình thức hái bằng máy, hai là bón từ 2 đến 3 đợt/năm đối với hình thức hái tay (hái san trật). Loại phân các hộ sử dụng cũng có sự khác nhau, biểu phía
dưới cho thấy chỉ có 44% hộ thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ, đa số nông dân sử dụng NPK 5:10:3, đây là loại phân chủ yếu dùng để bón lót; có một số hộ sử dụng đa dạng các loại phân bón tùy theo các giai đoạn trong năm, trong đó có cả phân bón lá. Và cá biệt cũng có những hộ (ở xã Xuân Sơn) không thực hiện bón phân cho chè mà để mọc tự nhiên. Nhìn chung, quy trình bón phân và số lượng phân bón áp dụng trên các ngương chè tại VQG Xuân Sơn không đồng đều, chưa đảm bảo quy trình và lượng bón thấp hơn nhiều so với định mức kỹ thuật. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến năng xuất, sản lượng chè thấp hơn nhiều xo với bình quân chung
Đốn và hái chè là các hoạt động có thể ứng dụng cơ giới hóa. Tại VQG Xuân Sơn, cách hái chè phản ánh khá rõ việc nguyên liệu được sử dụng để chế biến chè xanh hay chè đen. Mặc dù có diện tích trồng chè nhỏ, song căn cứ vào giống chè, cách hái và mục đích chế biến, chúng ta có thể phân loại phẩm cấp chè nguyên liệu tại VQG Xuân Sơn theo các nhóm.
- Loại đặc biệt (chiếm 1,2 %): Là chè Shan tuyết người dân thu hái trên các cánh rừng tự nhiên rồi đem bán cho các cơ sở sản xuất nhỏ. Loại này có giá bán nguyên liệu khoảng 15.000 - 20.000 đ/kg. Mỗi ngày, một người có thể thu hái được 20 - 25 kg nhưng mỗi tháng họ chỉ đi hái từ 2 - 3 lần.
- Loại 1 (chiếm khoảng 35%): là các giống chè đặc sản, được hái bằng tay. Chè búp loại này thường được cung cấp cho các cơ sở chế biến trong khu vực, giá ban giao động tùy từng thời điểm trong năm, song ổn định từ tháng 4 đến tháng 10 với khoảng 6.000 – 8.000 đ/kg.
- Loại 2 (chiếm khoảng 8,5%): Là các giống chè lai năng xuất cao như LDP1, PH1; được hái tay để cung cấp cho các cơ sở chế biến nhỏ lẻ trên địa bàn; giá bán giao động khoảng 5.000- 6.000 đ/kg.
- Loại 3 (chiếm trên 55%) là các giống chè LDDP1, PH1 được thu hái bằng máy, cung cấp cho các cơ sở chế biến chè thô. Đôi khi, người dân cũng có thể cung ứng loại chè này cho xí nghiệp sản xuất chè đen tại xã Minh Đài.
Có thể nói, VQG Xuân Sơn là một trong những vùng đặc biệt của huyện Tân Sơn khi có sự phân loại chè như trên. Ở các vùng trồng chè khác của huyện Tân Sơn, ước tính trên 90% chè được thu hái chỉ đạt tiêu chuẩn theo Loại 3, giá bán giao động trong khoảng 3.500 đ/kg, có thời điểm xuống dưới 3.000 đ/kg.
Bảng 3.4. Phân loại chè búp tươi tại VQG Xuân Sơn
Phương pháp hái Giống chè Hái chè bằng tay Tỉ lệ (%) Dùng máy hái chè Tỉ lệ (%)
Chè Shan tự nhiên Loại đặc biệt 1
Giống Phúc Vân Tiên Loại 1 11,21
Giống Kim Tuyên Loại 1 8,06
Giống chè Shan Loại 1 6,42
Chè LDP1 Loại 2 12,4 Loại 3 37,5
Chè PH1 Loại 2 5,15 Loại 3 18,26
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020
Về Sự tham gia của người dân trồng chè trong chuỗi giá trị, đặt trong quan hệ kinh tế được thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, nông dân trồng chè có khả năng liên đới đến 3 nhóm tác nhân chủ yếu, đó là nhóm cung cấp giống, vật tư đầu vào; người thu gom chè tươi và cơ sở chế biến. Có sự khác biệt khá rõ về tỉ lệ cung cấp chè tươi cho các đối tác giữa các xã.
Hình 3.3. Sự tham gia của hộ trồng chè trong chuỗi giá trị
Theo ghi nhận của chính quyền địa phương, ở xã vùng lõi VQG là Xuân Sơn, hầu hết các hộ dân cung cấp chè nguyên liệu cho cơ sở chế biến tại địa phương; chỉ có khoảng 20% bán cho thương lái đến mua; trong khi đó 70% sản lượng chè của xã Xuân Đài được thương lái thu mua để cung cấp cho các nhà máy, xưởng chè vùng hạ huyện (xã Minh Đài)
b/ Thuận lợi của hộ trồng chè:
- Nằm trong vùng miền núi có điều kiện kinh tế khó khăn, người trồng chè được thụ hưởng các chính sách của nhà nước về nông nghiệp, trong đó có các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật cho người trồng chè
- Điều kiện thời tiết tiết, khí hậu đặc thù, có tiềm năng trồng các giống chè đặc sản
- Nguồn lao động nông nghiệp dồi dào c/ Khó khăn của hộ trồng chè:
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn thiếu, nhất là hệ thống đường và hệ thống thủy lợi
- Đại đa số hộ trồng chè điều kiện kinh tế còn khó khăn, khả năng đầu tư thâm canh thấp
- Kinh nghiệm, kỹ năng trồng và chăm sóc chè hạn chế; lao động tuổi cao, khó tiếp thu tiến bộ KHKT mới.
d/ Các yếu tố ảnh hưởng đến hộ trồng chè:
- Thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sản lượng chè. VQG Xuân Sơn thường có mùa đông lạnh, số lứa hái chè thường ít hơn các vùng khác trong huyện từ 1-2 lứa. Những năm vừa qua, mưa lũ diễn biến bất thường ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh chè.
- Giá vật tư đầu vào; thị trường đầu ra.
- Các chính sách của nhà nước liên quan đến sản xuất chè
3.2.2.2. Người thu mua chè búp tươi (thương lái)
Hầu hết người thu gom mua chè tại khu vực VQG Xuân Sơn là người ở trong vùng. Họ thường có bãi tập kết ở tại gia đình. Thông thường hoạt động thu gom sẽ diễn ra từ khoảng 10h sáng cho đến chiều tối. Khi đã đủ chuyến xe, họ vận chuyển và bán cho các cơ sở chế biến chè thô thuộc các xã phát triển mạnh về chè như Minh Đài, Mỹ Thuận. Có từ 3 - 4 tư thương hoạt động đều đặn trên địa bàn, họ đều có ô tô để vận chuyển; đôi khi, một số người cũng sử dụng xe máy để vận chuyển.
Hình 3.3. Sự tham gia của người thu mua chè tươi trong chuỗi giá trị
b/ Thuận lợi của thương lái thu gom:
Hầu hết thương lái là người địa phương nên am hiểu về đặc điểm của hộ trồng chè và nguồn cung chè tươi trên địa bàn; không phản thuê mướn, đầu tư nhà xưởng, kho bãi nên chi phí vận hành thấp
c/ Khó khăn của thương lái thu gom:
- Quy mô hoạt động nhỏ trong khi xu hướng liên kết trực tiếp giữa hộ trồng chè và cơ sở chế biến trên địa bàn ngày càng rõ nên công việc thu gom chè chỉ mang tính thời vụ nên thương lái cũng phải làm nhiều công việc khác
- Kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức của thương lái trong vận chuyển, bảo quản chè hạn chế.
- Thông tin thị trường hạn chế, phụ thuộc vào cầu của các cơ sở chế biến,