5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.4. Mục tiêu, chiến lược và giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè xanh Vườn
quốc gia Xuân Sơn
3.4.1. Mục tiêu phát triển chuỗi:
Chuỗi giá trị ngành hàng chè xanh tại VQG Xuân Sơn có những đặc điểm cơ bản là mới mới hình thành, quy mô nhỏ, có bộ giống chè chất lượng và có ưu thế nằm tại khu vực đang phát triển du lịch. Để nâng cấp chuỗi giá trị chè tại VQG Xuân Sơn, cần định vị chè xanh sản xuất tại đây là sản phẩm “đặc sản bản địa”; cần phát triển trồng trọt an toàn theo các tiêu chuẩn hiện hành, hướng đến sản xuất hữu cơ; thúc đẩy phát triển các cơ sở chế biến chè tại chỗ theo mô hình thủ công truyền thống; gắn sản xuất chè với hoạt động du lịch trải nghiệm; đa dạng các kênh thương mại trong đó chú trọng việc hình thành, phát triển tập khách hàng trung thành.
Mục tiêu cụ thể:
- Về trồng trọt: Mở rộng quy mô trồng chè chất lượng cao thêm 10ha/năm; phát triển ít nhất 10 ha chè canh tác hữu cơ (tập trung tại vùng lõi VQG Xuân Sơn) và 30 ha chè được chứng nhận VietGAP
- Về chế biến: Xây dựng được 10 cơ sở chế biến chè xanh có đủ các điều kiện để sản xuất ra sản phẩm chè xanh an toàn, được đóng gói, có bao bì nhãn mác và truy xuất nguồn gốc; xây dựng được 01 hợp tác xã sản xuất chè đặc sản Xuân Sơn
- Về thương mại, tạo lập, phát triển được thương hiệu chè đặc sản Xuân Sơn với sản lượng từ 10 tấn chè khô/năm; có điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm chè xanh cho khách du lịch VQG Xuân Sơn; có chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
3.4.2. Chiến lược nâng cấp chuỗi
3.4.2.1. Nhóm chiến lược S-O (Phát huy điểm mạnh để đón nhận các cơ hội)
- Tăng cường đầu tư thâm canh những nương chè hiện có; lựa chọn mở rộng diện tích trồng chè trên địa bàn bằng những giống chè chất lượng cao:
Trên 70% diện tích chè tại VQG Xuân Sơn có độ tuổi từ 10 - 20, đây là trạng thái chè cho sản lượng cao nhất, tuy nhiên năng xuất chè hiện nay rất thấp; nguyên nhân do kỹ thuật và mức độ đầu tư thâm canh của người dân hạn chế; cần tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc chè, nhất là ở khâu đốn chè tạo tán, tiếp đến là sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục an toàn, hiệu quả. Cần lựa chọn và xây dựng một số điểm canh tác theo chè theo tiêu chuẩn VietGAP, canh tác chè hữu cơ để cùng hợp tác vói cơ sở chế biến chè trên địa bàn sản xuất ra sản phẩm chè an toàn, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng.
- Đón đầu, vận dụng tối đa các chương trình hỗ trợ; tham gia mạnh mẽ vào chương trình OCOP của tỉnh, huyện; gắn sản xuất chè với phát triển du lịch:
Để tranh thủ gia tăng nguồn lực để đầu tư phát triển, chính quyền cơ sở và người dân cần quan tâm, tìm hiểu, nắm bắt và sẵn sàng tiếp nhận các chương trình hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội dành cho phát triển cây chè và sản phẩm chè xanh. Điển hình là chương trình OCOP hay các hoạt động gắn sản xuất chè với du lịch trải nghiệm.
3.4.2.2. Nhóm chiến lược W-O (Khắc phục các điểm yếu để theo đuổi cơ hội)
- Tranh thủ mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng cơ sở:
Xác định việc đầu tư hạ tầng cơ sở đòi hỏi nguồn lực lớn và lâu dài, do vậy cần tranh thủ huy động mọi nguồn lực tham gia vào việc cải tạo hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống đường liên thôn, đường lên đồi, hạ tầng điện, hạ tầng thủy lợi,… Bên cạnh sự quan tâm của nhà nước thì cần làm tốt công tác huy động xã hội hóa gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
nay đã phổ biến và các cơ sở thường được nhà cung câp thiết bị tư vấn tốt về các điều kiện cơ bản trong thiết kế, xây dựng xưởng, lắp đặt sao cho khoa học, tiết kiệm. Tuy vậy để có sản phẩm chất lượng, các cơ sở cần quan tâm đến nhiều yếu tố khác, đó là:
+ Cần có điểm tập kết chè búp tươi thoáng mát, sạch sẽ để tránh bị ôi ngốt, giảm chất lượng chè. Các hộ nên dùng nong để làm héo nhẹ thay vì để chè xuống nền gạch, xi măng, bạt
+ Người trực tiếp chế biến chè phải có sức khỏe tốt, lưu ý vệ sinh cá nhân và phải có bảo hộ phù hợp khi làm việc.
+ Trang bị máy đóng gói, máy hút chân không; có khu vực bảo quản chè khô riêng đảm bảo sạch và mát.
+ Cần có đầy đủ các thủ tục pháp lý liên quan đến xưởng chè như đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh ATTP, có sổ ghi chép, hướng tới việc đăng ký chất lượng, đăng ký nhãn hiệu,…
+ Thiết kế nhà xưởng cuốn hút phù hợp với phong cách bản địa, giữ nhà xưởng luôn sạch sẽ với mục tiêu không chỉ là nơi sản xuất chè mà còn là nơi khách du lịch có thể thăm quan, trải nghiệm hoạt động sản xuất
3.4.2.3. Nhóm chiến lược S- T: (Vượt qua thách thức bằng những điểm mạnh)
- Đa dạng hóa các kênh thương mại:
Với sự phát triển của Internet, việc phân phối, bán hàng không dừng lại ở các kênh truyền thống, mọi người dân đều có cơ hội lớn để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình thông qua nhiều hình thức khác nhau, điển hình như Internet. Hiện nay, người dân đã biết dùng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,… Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, các cơ sở chế biến cũng có thể quảng bá, tiếp cận khác hàn một cách trực tiếp hơn. Ngoài những kênh phân phối, bán hàng truyền thống, người dân cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoạt động có hiệu quả hơn trên mạng xã hội cũng như có mặt trong những kênh quảng bá, phân phối chất lượng.
- Định vị thương hiệu, có chiến lược cạnh tranh dựa trên ưu thế vùng. Người trồng chè ở VQG Xuân Sơn đang đứng trước cơ hội lớn khi ưu thế vùng đang được khai thác tốt. Việc định vị thương hiệu và chiến lược cạnh tranh cần được thực hiện bài bản và có lộ trình. Xây dựng thương hiệu phải bắt nguồn từ giá trị cốt lõi là uy tín và chất lượng sản phẩm, song không thể xem nhẹ các hạng mục phụ trợ như nhận diện thương hiệu, thiết kế bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc… Ngoài chiến lược về sản phẩm còn có chiến lược về giá, chiến lược khách hàng mục tiêu,…
3.4.2.4. Chiến lược W – T: (Phương án bảo vệ để tránh các nguy cơ)
- Xây dựng các liên kết để tăng năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi do: Thực trạng chuỗi giá trị chè xanh tại VQG Xuân Sơn cho chúng ta thấy, liên kết đang là khâu yếu của các tác nhân trong chuỗi, kể cả liên kết dọc và liên kết ngang. Trước những thách thức không nhỏ từ thị trường, việc thúc đẩy các liên kết là hết sức cần thiết trong thời gian tới.
- Tăng cường áp dụng các giải pháp tổ chức và quản lý sản xuất: Hiện nay, cả người trồng chè và chế biến chè đều hạn chế về kỹ năng tổ chức sản xuất và quan lý kinh tế, muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường thì người nông dân và các tác nhân khác trong chuỗi nhất thiết phải có những cải tiến về vấn đề này.
- Bám sát diễn biến thị trường, chủ động ứng phó với rủi do.
Rủi do trong kinh doanh là yếu tố tất yếu, song việc nâng cao năng lực tiếp cận thông tin sẽ giúp chúng ta phản ứng nhanh và chủ động hơn với các nguy cơ có thể sảy ra, vì thế sẽ giảm thiểu được thiệt hại khi gặp rủi do. Một số loại rủi do cần được đề cập như: Thiên tai, dịch bệnh; biến động bất lợi của thị trường; đối thủ cạnh tranh; không đủ khả năng quản lý, điều hành; khung hoảng truyền thông liên quan đến sản phẩm, dịch vụ,..
3.4.3. Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị chè xanh tại VQG Xuân Sơn giai giai đoạn 2020 - 2025:
Để phát triển thương hiệu chè xanh VQG Xuân Sơn gắn với định hướng xây dựng, khai thác các sản phẩm chè phục vụ phát triển du lịch,cần triển khai đồng bộ một số giải pháp chính như sau:
3.4.3.1. Về cơ chế chính sách:
- Trước tiên, cần thống nhất ở các cấp quản lý nhà nước, các sở, ban ngành về quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu phát triển sản xuất chè tại VQG Xuân Sơn như đã trình bày ở trên, từ đó làm cơ sở xây dựng chính sách can thiệp phù hợp. Một số chính sách cần quan tâm hỗ trợ người dân như: Trồng, chế biến chè chè theo tiêu chuẩn hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ liên kết sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại
3.4.3.2. Về quy hoạch:
- Tuân thủ quy hoạch vùng trồng chè nguyên liệu; hạn chế mở rộng diện tích trong khi chưa chú trọng đầu tư thâm canh, tăng năng xuất.
- Rà soát, căn cứ vào giống chè, hiện trạng sinh trưởng, phát triển để phân loại các nương chè trên địa bàn. Từ đó, phân định vùng nguyên liệu để sản xuất các loại chè theo phẩm cấp, ví dụ: Vùng sản xuất chè hữu cơ; vùng chè an toàn loại 1; vùng chè an toàn loại 2,...
3.4.3.3. Về tổ chức sản xuất:
- Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất, tiếp tục tập trung hỗ trợ phát triển chế biến chè theo hướng tạo ra sản phẩm chè an toàn. Không nên phát triển các xưởng sản xuất với quy mô lớn mà nên dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, tránh phá vỡ cấu trúc, làm mất đi tính “truyền thống” trong hoạt động chế biến chè. Hoàn thiện tốt quy trình sản suất ở các cơ sở ban đầu, từ đó nhân rộng ra các hộ, gia đình khác, gắn phát triển kinh tế và tác động tích cực về mặt xã hội.
- Thiết lập các tổ, nhóm để tăng cường liên kết ngang “Nông dân với Nông dân”; “Cơ sở chế biến - Cơ sở chế biến” nhằm hỗ trợ nhau thực hiện các giải pháp kỹ thuật, thống nhất trong sản xuất và thương mại nhằm tăng năng lực canh tranh
- Sử dụng các công cụ như hợp đồng kinh tế, thỏa thuận hợp tác nhằm điều chỉnh các quan hệ - liên kết dọc như: Tạo nhóm liên kết “ Hộ chế biến - các hộ trồng chè” để tăng cường quản lý đầu vào; giảm chi phí trung gian và chia sẻ lợi ích tốt hơn trong chuôi giá trị chè; tạo liên kết “Hộ chế biến – nhà bán lẻ” để phát triển thị trường bền vững, hỗ trợ lẫn nhau để cung cấp sản phẩm chất lượng đến khách hàng cũng như các dịch vụ đi kèm.
3.4.3.4. Về ứng dung các giải pháp khoa học, công nghệ:
- người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, , tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, sử dụng thuốc BTVT an toàn, hiệu quả; thực hành sản xuất theo các tiêu chuẩn hiện hành như quản lý dịch hại theo IPM, sản xuất theo VietGAP, Global GAP, RA,...
- Chuyển giao một số mô hình ứng dụng KHCN trong trồng chè: Mô hình tưới chủ động; trồng cây che bóng cho chè; trồng chè trong nhà lưới;...
- Nhà nước quan tâm đến việc phát triển các ngành hàng phù trợ cho sản xuất chè như sản xuất, lắp đặt thiết bị chế biến chè; sản xuất, in ấn bao bì, nhãn mác và các loại phụ kiện khác dành cho ngành chè.
3.4.3.5. Về xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại:
- Đào tạo, nâng cao năng lực cho người dân, các cơ sở chế biến chè trong việc tiếp cận, phân tích thông tin thị trường; trang bị kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; kỹ năng quản lý kinh tế, kỹ năng bán hàng, kỹ năng hợp tác,.. - Các cơ sở chế biến chè đăng ký và thực hiện các tiêu chí để tham gia vào chương trình “mỗi xã một sản phẩm OCOP” cấp huyện, cấp tỉnh; tăng cường hệ thống thông tin về thị trường, khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới cho người trồng chè và các cơ sở chế biến.
- Xây dựng nhận diện thương hiệu đối với từng cơ sở gắn với thương hiệu của tỉnh Phú Thọ; triển khai các hoạt động nhằm phát huy truyền thống, văn hóa thưởng thức chè của người dân như: Xây dựng “Không gian văn hóa
chè Đất Tổ”; xây dựng “Gian trưng bày và giới thiệu chè tại các điểm du lịch”, đưa hoạt động trải nghiệm sản xuất chè vào các chương trình du lịch,…
Đây không phải là một cuộc đua tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt. Chỉ để xuất những giải pháp đảm bảo những điều kiện sau:
- Có căn cứ khoa học đầy đủ; - Đảm bảo tính khả thi.
Nếu không đảm bảo có đủ hai điều kiện trên, mạnh dạn lược bỏ, không sao đâu.
1. Kết luận
Nghiên cứu tổng quan về tình hình phát triển chè tại huyện Tân Sơn nói chung và VQG Xuân Sơn nói riêng một lần nữa khẳng định chè là cây trồng chủ lực, góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu của người nông dân nơi đây. Tuy đã có sự hình thành và phát triển sản phẩm chè xanh gắn với đặc thù vùng miền là VQG Xuân Sơn nhưng mới chỉ ở quy mô sản lượng nhỏ, chất lượng chưa đồng đều, chưa khẳng định thương hiệu từ đó chưa khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng.
Từ sơ đồ, ta xác định được có 4 kênh trong chuỗi giá trị chè VQG Xuân Sơn, mỗi kênh sẽ có điểm mạnh, điểm yếu riêng nhưng nhìn chung, tỉ trọng của các kênh là sự điều tiết giữa lợi nhuận của các tác nhân/đơn vị sản phẩm và quy mô sản xuất, kinh doanh. Các tác nhân tham gia chuỗi đã phần nào phát huy nguồn lực, lợi thế của mình, trong đó người trồng chè và cơ sở chế biến giữ vị trí trọng tâm trong chuỗi giá trị. Người bán lẻ và cơ sở chế biến là những tác nhân có khả năng tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi đã được hình thành nhưng chưa được điều chỉnh bằng các công cụ có tính pháp lý nên còn thiếu bền vững.
Phân tích SWOT toàn chuỗi giá trị cho thấy VQG Xuân Sơn là vùng sản xuất chè mới, có lợi thế về đặc trưng hệ sinh thái và là nơi trồng nhiều giống chè chất lượng cao. Xu hướng phát triển du lịch mở ra cơ hội để đưa sản phẩm chè xanh nơi đây thành một trong những đặc sản bản địa mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy vậy, chuỗi giá trị chè xanh VQG Xuân Sơn còn tồn tại nhiều hạn chế và phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhất là ở các khía cạnh tổ chức sản xuất, giải pháp công nghệ và thị trường.
Xuất phát từ chủ chương chung về phát triển ngành chè huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và phân tích sâu tình hình, bối cảnh thực tế của địa phương, nghiên cứu này đã hệ thống được các giải pháp nhằm nâng cấp chuỗi giá trị chè xanh theo hướng tạo ra sản phẩm đặc sản, gắn xây dựng thương hiệu chè Xuân Sơn với du lịch VQG Xuân Sơn.
2. Đề nghị
Để mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm chè Xuân Sơn đạt kết quả tốt như mong đợi cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước và nhiều ban, ngành liên quan. Tác giả luận văn kính đề nghị:
- Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Phú Thọ : Nghiên cứu, đề xuất với tăng cường thêm các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, người dân tham gia trồng, chế biến chè theo hướng an toàn, tạo ra sản phẩm có giá trị cao, trong đó đặc biệt quan tâm đến các chính