Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

Chương 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm về phía Tây của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La.

* Toạ độ địa lý:

- Từ 21 0 03’ đến 21 0 12’ vĩ độ Bắc; - Từ 104 0 51’ đến 105 0 01’ kinh độ Đông. * Ranh giới Vườn quốc gia Xuân Sơn

- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; - Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

- Phía Đông giáp xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.1.1.2. Địa hình, địa thế:

- Địa hình VQG Xuân Sơn có độ dốc lớn và chia cắt mạnh, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc.

- Kiểu địa hình núi trung bình, độ cao ≥700m chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m;

- Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao dưới 700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 đến 30 độ, cao trung bình 400m;

- Địa hình thung lũng, lòng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn

diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.

2.1.1.3. Địa chất, đất đai

Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho thấy: Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.

Khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có các loại đất cơ bản gồm:

- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FeH): Phân bố từ 700-1386m, tập trung ở phía Tây của Vườn, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).

- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (Fe): Phân bố dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây lâm nghiệp phát triển.

- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi: Là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.

- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng :Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon. Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.

Tình hình sử dụng đất của huyện Tân Sơn nói chung và 3 xã vùng lõi, vùng đệm VQG Xuân Sơn được thể hiện ở bảng 2.1. Dữ liệu từ niên giám thông kê huyện Tân Sơn cho thấy, biến động về cơ cấu sử dụng đất tại khu vực này trong khoảng 3 năm qua tương đối ổn định. Các xã phát triển về nông, lâm nghiệp là chính, tuy vậy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, chất lượng đất kém và còn bị bạc màu, do đó hiệu quả canh tác thấp.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất 3 xã thuộc VQG Xuân Sơn năm 2019 ĐVT: ha ĐVT: ha Chỉ tiêu Tổng số (ha) cấu (%) Trong đó (ha) Xuân

Sơn Xuân Đài Thượng Kim

TỔNG DIỆN TÍCH 21.059,18 100,00 6.672,50 6.567,72 7.818,96

I. ĐẤT NÔNG NGHIỆP 20.480,29 97,25 6.491,26 6.375,77 7.613,26

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 1.102,48 5,24 225,12 433,07 444,29

1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 802,92 3,81 173,78 310,38 318,76

Trong đó: đất ruộng lúa 594,50 2,82 46,89 283,76 263,85

1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 299,56 1,42 51,34 122,68 125,54

1.1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 36,66 0,17 4,3 16,09 16,27

I.2. Đất lâm nghiệp 19.341,16 91,84 6.261,84 5.926,62 7.152,70

1.2.1. Đất rừng sản xuất 4.686,59 22,25 2.653,22 2.033,37

1.2.2. Đất rừng phòng hộ 1.673,12 7,94 528,9 1.144,22

1.3. Đất rừng đặc dụng 9.006,34 42,77 2.744,50 6.261,84 3,975,10

1.4. Đất nông nghiệp khác 208,43 0,99 126,89 26,63 54,91

II. ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 434,79 2,06 81,24 191,34 162,21

2.1. Đất ở tại nông thôn 96,43 0,46 11,86 47,13 37,44

2.2. Đất chuyên dùng 182,13 0,86 30,40 90,17 61,56

2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,00 0,00

2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 27,39 0,13 5,43 12,36 9,6

2.5. Đất sông, suối, mặt nước 128,81 0,61 33,54 41,67 53,6

III. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 44,10 0,21 0,61 43,49

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2019) 2.1.1.4. Khí hậu, thủy văn

- Theo tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn của Trạm khí tượng Minh Đài và Thanh Sơn, khí hậu tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa cao

nhất là tháng 8,9 hàng năm. Lượng mưa bình quân năm là 1.826 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm (năm 1971); Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau; thường chịu ảnhhưởng của gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ xuống thấp, lượng mưa ít và có nhiều sương mù.

Những năm gần đây, dưới tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, bão lũ, sạt lở đất thường xuyên sảy ra gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của người dân

- Nhiệt độ trung bình cả năm là 22,50C; nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối vào các tháng 6 và 7 hàng năm, có khi lên tới 40,70C; nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối vào tháng 11 đến tháng 2 năm sau, có khi xuống tới 0,5 C.

- Độ ẩm không khí trung bình cả năm là 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (trên 87%), thấp nhất vào tháng 12 (65%).

Về thủy văn, VQG Xuân Sơn có các hệ thống kênh rạch dày đặc, có các dòng suối chính là: Suối Thân; Suối Thang; Suối Chiềng. Các suối này đổ ra hệ thống Sông Vèo và Sông Dày. Hai sông này hợp lưu tại Minh Đài, gọi chung là sông Bứa rồi đổ vào sông Hồng. Tổng chiều dài của sông 120km, thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy từ thượng nguồn về Sông Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)