5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.1. Phạm vi tiếp cận
Phương pháp tiếp cận được sử dụng xuyên suốt là phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị của một ngành hàng cụ thể. Phương pháp này chủ yếu dùng để mô tả hoạt động của các tác nhân, phân tích tài chính, phân tích kinh tế để thấy được vai trò, mức độ đóng góp giá trị gia tăng (VA) của các tác nhân trong ngành hàng. Ngoài ra, trong đề tài còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như phương pháp tiếp cận có sự tham gia, phương pháp tiếp cận hệ thống... nhằm đảm bảo thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề tài đặt ra.
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
2.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Những số liệu đã công bố bao gồm những thông tin, dữ liệu và tổng kết có liên quan tới lĩnh vực là chuỗi giá trị ngành hàng chè xanh. Sử dụng các dữ liệu từ báo, tạp chí, internet, giáo trình, các nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, đặc biệt là về ngành hàng chè; các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách; các báo cáo kinh tế - xã hội và báo cáo chuyên đề liên quan của địa phương.
2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra thực tế
- Điều tra bằng phiếu điều tra: Phương pháp này sử dụng bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị trước để phỏng vấn trực tiếp các tác nhân.
+ Đối với tác nhân hộ trồng chè: Lựa chọn các hộ trồng chè tại 3 xã thuộc vùng lõi, vùng đệm VQG Xuân Sơn; số lượng mẫu được tính theo công thức tính số mẫu điều tra Slovin, đó là:
n =
N 1 + N. e2
Trong đó: n là Số hộ cần điều tra (cỡ mẫu); N là tổng số hộ trồng chè; e là sai số cho phép (5%)
Trên địa bàn điều tra, tổng số hộ trồng chè là 156 hộ. Áp dụng công thức trên, ta có: n = 156 ≈ 112 hộ 1 + 156 x 0,052
Phân bổ số mẫu điều tra tại các xã dựa vào tương quan tỉ lệ hộ trồng chè tại các xã, tính đại diện về giống chè, đặc thù phương thức sản xuất, kinh doanh của các địa phương. Dự kiến Xuân Đài 60 hộ; Kim Thượng 40 hộ; Xuân Sơn 12 hộ. Việc lựa chọn cụ thể đối tượng để điều tra tại các xã được thực hiện chủ yếu dựa theo sự thuận tiện khi khảo sát, tác nghiệp trên hiện trường, kết hợp quan sát trực tiếp.
- Các đối tượng điều tra khác là những người có hoạt động thường xuyên liên quan đến ngành chè trên địa bàn, các tác nhân này có tính đại diện cao, gồm: Cơ sở cung ứng giống, vật tư đầu vào (4 người); cơ sở chế biến (6 người), thu mua nguyên liệu chè búp tươi (4 người); bán lẻ chè (6 người) người tiêu dùng 30 người.
+ Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA): Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu. Thông qua việc đi thực địa để quan sát, thăm hộ và dự họp dân để có những thông tin về vấn đề nghiên cứu và vùng nghiên cứu.
+ Phương pháp chuyên khảo: Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những chuyên gia và ý kiến chuyên môn của các nhà quản lý địa phương. Phương pháp này sử dụng đối với đại diện chính quyền địa phương (3 người là lãnh đạo các xã); nhóm chuyên môn (4 người gồm 1 cán bộ phòng NN&PTNT huyện và 3 cán bộ khuyến nông xã)
+ Quan sát trực tiếp: Được thực hiện trong quá trình tác nghiệp tại hiện trường để đưa ra những đánh giá, nhận định bằng kiến thức, tư duy logic, kinh nghiệm cá nhân.
chuẩn hóa, loại bỏ những phiếu khảo sát không đúng tiêu chuẩn, chưa đủ thông tin đánh giá để nhập vào phần mềm Excel.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
2.3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tỉ lệ phần trăm, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về các chỉ tiêu năng xuất, sản lượng, kinh tế của các tác nhân qua các năm. Phương pháp này dùng để trình bày hiện trạng, thực trạng bức tranh về tình hình sản xuất, kinh doanh của các tác nhân.
2.3.3.2. Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị
Sử dụng sơ đồ cấu trúc để phân tích mức độ tham gia, sức ảnh hưởng của các tác nhân và của các yếu tổ bên ngoài đến chuỗi giá trị.
2.3.3.3. Phân tích SWOT
Phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của các tác nhân trong quá trình sản xuất, kinh doanh và phân tích trong bối cảnh tổng thể ngành hàng chè xanh VQG Xuân Sơn. Quá trình phân tích đi sâu sự kết hợp mặt mạnh với thách thức và phân tích mặt yếu với cơ hội nhằm đưa ra một số kết luận chủ yếu về các giải pháp phù hợp cho từng tác nhân và cả chuỗi giá trị.
Ngoài ra đề tài sử dụng một số công cụ khác như Phân tích tài chính chuỗi; phân tích so sánh; phân tích chính sách; phân tích thị trường; phân tích rủi ro; chiến lược nâng cấp chuỗi,..
2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu
2.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình, điều kiện sản xuất kinh doanh:
+ Tình hình sử dụng đất (ha)
+ Diện tích trồng chè, số hộ trồng và tổ chức quản lý, năng xuất, sản lượng thu hái qua các năm 2018, 2019, 2020
+ Vốn (đồng), bao gồm: Vốn đầu tư trồng, chăm sóc và thu hái (đối với hộ trồng chè);Vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng và tổ chức chế biến (đối với hộ chế biến chè); vốn xúc tiến thương mại, vận chuyển và bán hàng (đối với nhóm kinh doanh sản phẩm chè).
+ Số lao động tham gia sản xuất, kinh doanh (người);
2.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả theo kinh tế
+ Năng suất (kg/ha): Là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu. Muốn đánh giá được tình hình, hiệu quả sản xuất của một loại cây trồng,một địa phương hay một cơ sở sản xuất, kinh doanh thì người ta luôn phải xem xét đến năng suất.
+ Sản lượng (kg/năm): Sản lượng luôn là chỉ tiêu để xem xét, nó có vai tròkhá quan trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất chè
+ Giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ bộ sản phẩm chè được sản xuất ra(thường là một năm) trên một đơn vị diện tích
P Q i n i i GO 1
Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
+ Doanh thu (TR): Là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh ...
+ Lợi nhuận: TPr = GO-TC (Trong đó GO là giá trị sản xuất; TC là tổng chi phí)
+ Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một đơn vị sản phẩm và phần chi phí vật chất thường xuyên sử dụng trong quá trình sản xuất.
VA = GO – IC
Các bộ phận của giá trị gia tăng thường bao gồm chi phí công lao động và khấu hao tài sản cố định (Trong đó chi phí lao động được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định, giá tiền công thực tế, chi phí để tái sản
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng trồng chè trên địa bàn huyện Tân Sơn và Vườn Quốc gia Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ Xuân Sơn – tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Tình hình phát triển cây chè tại huyện Tân Sơn
Là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, kinh tế huyện Tân Sơn chủ yếu dựa vào tài nguyên đất đồi, rừng. Cùng với các loại cây lâm nghiệp, cây chè được xác định là cây trồng mũi nhọn, đem lại giá trị kinh tế bền vững cho người dân. Thúc đẩy phát triển ngành chè là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trong và xuyên xuốt trong những năm qua. Nhiều chính sách hỗ trợ người dân nhằm gia tăng quy mô, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho cây chè trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.
Bảng 3.1. Phát triển cây chè huyện Tân Sơn giai đoạn 2010 - 2019
Năm Tổng diện
tích (ha)
Diện tích chè kinh doanh (ha)
Năng xuất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 2010 2.908,8 2.521,0 100,62 25.366,23 2011 2.918,8 2.579,0 97,67 25.189,30 2012 2.931,8 2.594,0 97,03 25.170,00 2013 2.941,8 2.624,0 99,80 26.187,50 2014 2.996,8 2.670,0 108,53 28.978,84 2015 3.210.2 2.986,9 106,40 31.781,69 2016 3.243,7 2.919,4 108,43 31.655,06 2017 3.469,1 3.342,6 109,05 36.450,15 2018 3.505,6 3.351,97 118,15 39.603,32 2019 3,831,5 3.690,33 119,71 44.177,53
Từ bảng 3.1 có thể thấy, diện tích trồng chè tại huyện Tân Sơn đã tăng dần qua các năm. Đến năm 2019, diện tích chè trên địa bàn toàn huyện là 3.831 ha, chiếm gần 1/4 diện tích chè toàn tỉnh Phú Thọ (Diện tích chè tỉnh Phú Thọ là 16.181 ha). Theo phòng NN&PTNT huyện Tân Sơn, ngoài ra tăng về mặt diện tích, chè Tân Sơn còn có sự chuyển dịch về cơ cấu giống. Đó là sự thay thế giống chè Trung du (loại chè trồng bằng hạt từ những năm 90 của thế kỷ trước) bằng các giống mới có năng xuất, chất lượng cao hơn như LDP1, LDP2, PH1,… Đó cũng là lý do sản lượng chè/năm đã có những bước tăng trưởng đột phá, từ 25.366,23 tấn/năm năm 2010 lên 44.177,53 tấn/năm (tương đương 174,16%) vào năm 2019. Năng xuất cây chè phụ thuộc lớn vào thời tiết, đặc biệt là số ngày nắng/năm, do vậy có sự biến động qua các năm, song nhìn chung đã có sự tăng trưởng, điều này không chỉ xuất phát từ tiến bộ của công nghệ giống mà còn do sự cải tiến trong kỹ thuật và mức độ đầu tư thâm canh.
3.1.2. Thực trạng trồng chè tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn
3.1.2.1. Diện tích trồng chè
Khu Vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có 3 xã trồng chè chính là Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng. Thực trạng được thể hiện qua biểu sau:
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất bình quân, sản lượng chè tại khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn năm 2019 Chỉ tiêu Xã Tổng diện tích (ha) Năng xuất (Tấn/ha) Sản lượng (Tấn/năm) Xuân Sơn 20,45 6,50 132,9 Xuân Đài 55,00 9,25 469,9 Kim Thượng 43,40 7,55 327,7 Cộng 118,85
Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Tân Sơn
Qua bảng 3.2 ta thấy các chỉ số về diện tích cây chè tại 3 xã Xuân Sơn, Xuân Đài, Kim Thượng thấp hơn nhiều so với bình quân của huyện và cũng có
khoảng cách khá lớn giữa các xã trong vùng. Điều này được giải thích vì lý do trước đây, khu vực Vườn Quốc gia Xuân Sơn không được quy hoạch phát triển cây chè. Chỉ từ những năm 2000 trở lại đây, khi nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực này có khả năng phát triển một số giống chè có tính đặc thù để sản xuất chè chất lượng cao nên cây chè mới được đưa vào sản xuất đại trà.
3.1.2.2. Các giống chè chính trồng tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
- Chè Phúc Vân Tiên: Là giống chè được nhập nội, có nguồn gốc từ Trung Quốc được lai tạo từ 2 giống chè ban đầu là chè Phúc Đỉnh Đại Bạch và chè Vân Nam nên có tên gọi là Phúc Vân Tiên. Giống mới này được trồng thử nghiệm từ năm 2000 tại các vùng chè lớn như Phú Thọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang…. Đây là một trong số các giống chè có tiềm năng năng suất rất cao, có thể đạt 10~12 tấn/ha trong điều kiện chăm sóc tốt. Chè Phúc Vân Tiên có chất lượng búp ngon, thích hợp để sản xuất các sản phẩm chè xanh, chè đen. Chè xanh có hương thơm mạnh, vị đậm, nước trà có màu vàng tươi. Tại các xã Xuân Đài, Kim Thượng của huyện Tân Sơn, Chè Phúc Vân Tiên được đưa vào trồng theo một dự án hỗ trợ phát triển sản xuất từ năm 2017.
- Chè Kim Tuyên: Là giống chè vô tính của Đài Loan, được chọn lọc từ tổ hợp lai hữu tính giữa mẹ là giống Ôlong lá to của địa phương và bố là giống Raiburi của Ấn Độ vào năm 1975. Chè Kim Tuyên nhập nội vào Việt Nam từ 1994 và trồng ở các tỉnh Lâm Đồng, Yên Bái, Phú Thọ, Lạng Sơn. Chè Kim Tuyên có nội chất tốt, có thể chế biến chè xanh và chè Ôlong chất lượng cao. Chè Kim Tuyên cũng được đưa vào trồng tại xã Xuân Đài và Kim Thượng từ năm 2008.
- Chè Shan: Năm 1970, khi nghiên cứu sinh hoá, Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) Djemukhatze K.M đã cho rằng chè Shan có quê hương là vùng núi cao Việt Nam. Cây chè Shan phát hiện được ở Việt nam từ năm 1918-1930 tại Lào Cai, Hà Giang ở độ cao 900-1.700m. Chè Shan khi pha trà thường cho ra nước sánh vàng như màu mật ong, uống vào dư vị ngọt
thanh mát và rất thơm. Búp chè shan phủ phấn tuyết trắng, cuộn hương tinh khiết thanh cao của mây gió núi ngàn. Tại VQG Xuân Sơn, Chè Shan tự nhiên mọc giải rác trong rừng, người dân trong vùng từ xưa đã biết thu hái về để sao làm đồ uống. Đầu những năm 2000, chè Shan bắt đầu được nhân giống và trồng phổ biến tại vùng lõi VQG Xuân Sơn. Đến nay có khoảng 20 ha nhưng do đặc tính sinh học riêng, chè Shan được trồng với mật độ thưa hơn xo với tiêu chuẩn kỹ thuật chung.
- Giống chè LDP1 (còn gọi là chè Lai 1): Là giống chè được chọn lọc từ hạt hữu tính năm 1981 tại Viện Nghiên cứu Chè ở Phú hộ - Phú Thọ, với mẹ là Đại Bạch Trà (giống chè Trung Quốc có chất lượng tốt) và bố là giống PH1 có năng suất cao. Giống được công nhận giống quốc gia năm 2002. Cây chè LDP1 sinh trưởng khỏe, thích ứng rộng, dễ chăm sóc và cho năng xuất rất cao, là nguyên liệu dùng chế biến chè xanh, chè đen cho chất lượng khá. Giống chè LDP1 được trồng rất phổ biến ở Phú Thọ. Tại các xã thuộc vùng đệm VQG Xuân Sơn, chè LDP1 được trồng giải rác ở các xóm vùng thấp, giáp ranh với xã Minh Đài, Tân Phú – là những nơi phát triển chế biến chè đen và cả chè xanh dạng thô.
3.1.2.3. Quy trình canh tác chè tại Vườn quốc gia Xuân Sơn
Do bắt đầu trồng chè muộn hơn các nơi khác ở trong tỉnh nên người dân tại Vườn quốc gia Xuân Sơn được thừa hưởng và áp dụng quy trình kỹ thuật trồng chè tương đối đồng đều. Hầu hết các hộ đều thực hiện giống nhau ở công đoạn trồng chè mới, tức “thời kỳ kiến thiết cơ bản”. Cụ thể
+ Trồng chè: Người dân làm sạch thực bì và đào băng để trồng chè theo đường đồng mức với khoảng cách 1,3 - 1,4m; trồng cây cách cây khoảng 40cm, như vậy mật độ trồng chè sẽ dao động trong khoảng 18.000 cây/ha. Nông dân được khuyến cáo sử dụng nhiều phân hữu cơ để bón lót; 100% chè được nhân giống bằng hình thức giâm cành nên tốc độ sinh trưởng, phát triển tốt.
từ 3 - 4 năm. Trong giai đoạn này, kỹ thuật quan trọng nhất là đốn chè tạo tán, được thực hiện ngay từ năm thứ 2. Bên cạnh đó, người dân thường xuyên làm cỏ, vụn gốc, bón phân theo định kỳ; một vài hộ dân tranh thủ trồng xen các cây trồng họ đậu, vừa có thu nhập ngắn hạn, vừa làm giàu cho đất.
+ Chăm sóc và thu hái thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 4, người dân đã có thể thu hoạch búp chè. Hiện nay, người dân ở VQG Xuân Sơn sử dụng 2 hình thức hái chè chính, đó là hái bằng máy và hái bằng tay. Căn cứ vào hình thức hái, chúng ta có thể phân biệt nguyên liệu được cung cấp để sản xuất loại chè nào. Thông thường, chè nguyên liệu hái bằng máy sẽ được bán cho các nhà máy, công ty, xưởng sản xuất chè đen hoặc chè xanh dạng thô để xuất khẩu; chè hái bằng tay (còn gọi là hái thủ công) để cung cấp chè nguyên liệu cho các cơ sở chế biến chè xanh trên địa bàn.
Đối với hái chè bằng tay, yêu cầu của việc thu hái phải đảm bảo nguyên