Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Chương 1 .CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

2.1.2.1. Dân số, lao động và dân tộc

Ba xã khu vực Vườn quốc gia Xuân Sơn có 27 thôn. Các xóm phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung ở phía Đông, một phần phía Bắc và Nam của Vườn quốc gia.

- Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2019, Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 12.559 người với 2.908 hộ;

- Lao động: Tổng số lao động trong Vườn quốc gia và khu vực vùng vùng đệm là 7.391 người; trong đó số lao động trong vùng lõi là 1.647 người, chiếm 22,3 % tổng số lao động; số lao động khu vực vùng đệm là 5.744 người, chiếm 77,7% tổng số lao động.

- Dân tộc: Vườn quốc gia Xuân Sơn và khu vực vùng đệm có 3 dân tộc đang sinh sống; Trong đó, dân tộc Mường có 2.324 hộ, chiếm 79,9%; dân tộc

Dao có 546 hộ, chiếm 18,7 %; dân tộc Kinh có 38 hộ, chiếm 1,4 %.

2.1.2.2. Về phát triển kinh tế

Các xã VQG Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có nền kinh tế Sơn chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp là chính. Trong thời gian qua đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Dưới đây là tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tân Sơn giai đoạn 2017-2019:

Bảng 2.2: Tình hình phát triển kinh tế huyện Tân Sơn giai đoạn 2017 – 2019 (Tính theo giá cố định 2010)

Chỉ tiêu Năm 2017 (Tr.đ) Năm 2018 (Tr.đ) Năm 2019 (Tr.đ)

So sánh (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 Bình quân Tổng GTSX 1.451.813 1.598.784 1.741.975 110,12 108,96 109,54 1. NLN-TS 665.430 692.716 706.300 104,10 101,96 103,03 2. CN - XD 168.972 229.757 297.675 135,97 129,56 132,77 3.TM - DV 617.546 676.311 738.000 109,52 109,12 109,32

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn

Như vậy, tính theo giá hiện hành, tổng giá trị sản xuất của huyện Tân Sơn năm 2019 là 1.741.784 triệu đồng, cao hơn 290.160 triệu đồng so với năm 2017 với tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2017 - 2019 là 109,54%. Trong cơ cấu ngành, ta thấy ngành nông, lâm nghiệp đã giảm từ 45,83% năm 2017 xuống còn 40,54% năm 2019. Về giá trị tăng trưởng của các ngành, ta thấy ngành nông lâm nghiệp - thủy sản tăng chậm với bình quân 3,03%/năm, trong khi ngành công nghiệp - xây dựng tăng nhanh nhất với trung bình 32,77%. Đây cũng là số liệu minh chứng cho xu hướng chuyển dịch tích cực trong nền kinh tế của huyện Tân Sơn.

Đối với các xã vùng lõi, vùng đệm VQG Xuân Sơn, ngoài đặc điểm tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng chung của huyện, khu vực này còn có những nét đặc trưng riêng:

- Về Trồng trọt: Duy trì diện tích các loại cây trồng hàng năm như lúa nước, khoai, sắn, một số sản phẩm cây trồng phục vụ cho chăn nuôi. Do thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nên thời gian sinh trưởng của cây trồng kéo dài hơn. Bên cạnh đó, phần lớn nguồn nước tưới phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những tháng mùa khô thường xảy ra thiếu nước nên diện tích lúa nước ít, chủ yếu canh tác 1 vụ.Một số lhoại cây trồng khác: ngô, đậu, lạc, chè, cây ăn quả... được trồng rải rác trong khu vực. Trong đó riêng cây chè xã Xuân Đài có 48,8 ha, xã Kim Thượng có 43,4 ha, xã Xuân Sơn có 20,45 ha chè trồng vườn và hàng ngàn cây chè Shan tự nhiên trên núi.

- Về Chăn nuôi: Chăn nuôi luôn được chú trọng trong mỗi gia đình, chủ yếu là hình thức chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu tại chỗ với tổng đàn trâu là 1.882 con, đàn bò 1999 con; đàn lợn 2.026 con; đàn dê 674 con; đàn gia cầm trên 80.000 con,… Một số ít hộ gia đình chăn nuôi theo mô hình gia trại, trang trại.

- Về Lâm nghiệp: Bên cạnh diện tích rừng đặc dụng trong phạm vi quản lý của VQG Xuân Sơn, trên địa bàn còn có 4.686 ha rừng sản xuất với cây trồng chủ yếu là các loại cây nguyên liệu như keo, bồ đề, mỡ,… Kinh tế rừng luôn đóng vai trò mũi nhọn, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người dân nơi đây.

- Về các hoạt động dịch vụ thương mại:Từng bước phát triển các loại hình kinh doanh thương mại như bán buôn, bán lẻ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, vật liệu xây dựng, điện máy, vận tải,..Đặc biệt, Vườn quốc gia Xuân Sơn hàng năm đón khoảng 20 nghìn khách du lịch sinh thái, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, các hoạt động dịch vụ du lịch mới tập trung ở trung tâm xã Xuân Sơn và vẫn còn hạn chế về hạ tầng, chủng loại, chất lượng dịch vụ.

Thu nhập bình quân trên đầu người trong khu vực vùng lõi và vùng đệm VQG khoảng 15 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của huyện Tân Sơn. Cụ thể, tỉ lệ hộ nghèo năm 2018 huyện Tân Sơn là 17,6%; xã Xuân Sơn 27,91%, Xuân Đài 9,8%%, Kim Thượng 15,17%.

2.2.2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Sơn

Lao động tại khu vực VQG Xuân Sơn chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp. Những năm qua, mặc dù đã có chuyển dịch một bộ phận lao động sang các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và bước đầu có sự phát triển về du lịch tại vùng lõi VQG Xuân Sơn xong sản xuất nông, lâm nghiệp vẫn tạo ra giá trị chủ yếu và có tính ổn định cao.

Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động tại VQG Xuân Sơn

TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng số Trong đó Xuân Sơn Xuân Đài Kim Thượng

1 Hộ nông, lâm nghiệp Người 2528 260 857 1411

+ Tỉ lệ % 91,16 85,81 88,99 93,63

2 Hộ Công nghiệp, dịch vụ Người 108 13 49 46

+ Tỉ lệ % 3,89 4,29 5,09 3,05

3 Hộ khác Người 137 30 57 50

+ Tỉ lệ 4,94 9,90 5,92 3,32

Cộng 2773 303 963 1507

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tân Sơn năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chè xanh tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)