Rủi ro tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 26 - 30)

1.2. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại

1.2.2 Rủi ro tín dụng của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của NHTM

Trong hoạt động tín dụng, NHTM phải đối diện với nhiều rủi ro nhƣ: rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng…. Trong đó rủi ro tín dụng là phổ biến “Rủi ro (risk) là một sự không chắc chắn (uncertainty) hay một tình trạng bất ổn, một biến cố có khả năng xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Tuy nhiên, không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro. Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ƣớc đoán đƣợc xác xuất xảy ra mới đƣợc xem là rủi ro”.

Theo khoản 1, điều 3 trong thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Theo Peter S.Rose trong cuốn Quản trị rủi ro ngân hàng thƣơng mại: “ Một số tài sản của ngân hàng (đặc biệt là các khoản cho vay) giảm giá trị hay không thể thu hồi là biểu hiện của Rủi ro tín dụng”. Theo ông, do vốn chủ sở hữu của ngân hàng so với tổng giá trị tài sản là rất nhỏ nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ danh mục cho vay có vấn đề xảy ra có thể đẩy một ngân hàng tới nguy cơ phá sản.

Do vậy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro phức tạp nhất, để có thể xác định, đo lƣờng, và kiểm soát nó thì việc nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của rủi ro

tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng. Cụ thể rủi ro tín dụng có những đặc điểm cơ bản sau:

 Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn

nhất của ngân hàng thƣơng mại là hoạt động tín dụng. Ngân hàng luôn phân tích các yếu tố của khách hàng vay sao cho đảm bảo an toàn cao nhất, và quyết định cấp tín dụng cho khách hàng khi nhận định rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, khả năng xảy ra tổn thất là không thể dự báo trƣớc đƣợc bởi vì phát sinh nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, một đặc điểm quan trọng của rủi ro tín dụng là xảy ra khách quan, không thể tránh khỏi. Nó chỉ có thể phòng ngừa hạn chế chứ không thể loại trừ.

 Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Ngân hàng là một định chế tài

chính trung gian, đây là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay. Bởi vậy, khi ngƣời vay gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh nhƣ: hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, sự đổ vỡ của đối tác, khách hàng tẩy chay sản phẩm của công ty, sự bất ổn trong kinh tế xã hội…dẫn đến thua lỗ, phá sản thì sẽ tác động gián tiếp gây rủi ro đó cho NHTM.

 Rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân đa dạng và phức tạp: Do rủi ro tín

dụng luôn phát sinh song song với việc cấp tín dụng của ngân hàng. Trong khi hoạt động cấp tín dụng đối với ngân hàng thƣơng mại là một trong những hoạt động đa dạng phức tạp nhất với nhiều hình thức cho vay, loại hình khách hàng, mỗi khách hàng có đặc điểm riêng biệt và luôn đi kèm với rủi ro phát sinh.

1.2.2.2 Hậu quả khi xảy ra rủi ro tín dụng

Tùy thuộc vào mức độ khác nhau khi rủi ro tín dụng xảy ra đồng nghĩa với những hậu quả khác nhau đối với cả ngân hàng, cả ngƣời vay và toàn bộ`nền kinh tế.

- Ảnh hƣởng xấu đến tài chính của ngân hàng: do không thu đƣợc nợ (gốc và lãi), Ngân hàng bị giảm doanh thu trong khi đó ngân hàng vẫn phải hoàn trả tiền lãi (lãi đầu vào) gây mất cân đối trong thu chi. Nợ quá hạn là hậu quả Ngân hàng phải gánh chịu, không thu đƣợc nợ vòng quay vốn tín dụng không thực hiện đƣợc, Ngân hàng không có khả năng đảm bảo vốn lƣu động dẫn đến hạn chế cả vai trò phục vụ nhu cầu của nền kinh tế lẫn khả năng kinh doanh của Ngân hàng. Mặt khác, khi có quá nhiều khoản nợ khó đòi hoặc không thể thu hồi đƣợc sẽ phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ, chi phí khởi kiện, chi phí thi hành án…và ngân hàng cũng phải trả chi phí huy động trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu đƣợc lãi cũng nhƣ không chuyển thành tiền cho ngƣời khác vay và sinh lãi đƣợc.

- Làm giảm đến uy tín của Ngân hàng: rủi ro tín dụng có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản gây mất lòng tin của ngƣời dân, ảnh hƣởng đến tâm lý khách hàng gửi tiền. Một khi xảy ra trƣờng hợp này, khách hàng có xu hƣớng đồng loạt đến rút tiền một cách ồ ạt tại Ngân hàng, làm xáo trộn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Trong trƣờng hợp xấu nhất khi Ngân hàng không có biện pháp ứng phó kịp thời thì sẽ làm cho toàn bộ hệ thống của Ngân hàng sụp đổ. Không chỉ thế, khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng sẽ bị mất lòng tin của ban lãnh đạo cấp trên đối với hoạt động của Ngân hàng cơ sở.

- Ảnh hƣởng xấu đến hiệu quả lao động của nhân viên ngân hàng: Do làm ăn thua lỗ, ảnh hƣởng tới tâm lý của cán bộ, công nhân viên, cảm thấy chán nản không tin tƣởng vào khả năng hoạt động của chính mình lo sợ thu nhập của họ ngày một giảm sút, xấu hơn có thể mất công ăn việc làm…điều này dẫn tới năng suất làm việc ngày càng giảm, hoạt động không hiệu quả.

- Ảnh hƣởng xấu đến khả năng thanh khoản của ngân hàng: Khi nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao, nguồn thu từ lãi không đủ để trả cho chi trả lãi huy động. Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh khoản và phải

đi vay từ thị trƣờng liên ngân hàng.

 Hậu quả đối với khách hàng:

Rủi ro tín dụng thƣờng bắt nguồn từ việc làm ăn kém hiệu quả của khách hàng. Xảy ra nợ quá hạn ngƣời đi vay làm mất lòng tin của Ngân hàng, từ đó khách hàng có thể đánh mất nguồn vốn tài trợ của ngân hàng để đầu tƣ vào các dự án sản xuất kinh doanh khác, điều này gây nên một số hậu quả nghiêm trọng đến doanh nghiệp nhƣ: doanh nghiệp để tuột mất cơ hội kinh doanh do không có nguồn vốn tài trợ từ ngân hàng, tài sản thế chấp cho các khoản vay có vấn đề có thể bi tịch thu, phát mại...Nếu doanh nghiệp không có biện pháp ứng phó kịp thời còn có thể phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng hơn nhƣ là bị khởi kiện trƣớc tòa, đứng trƣớc nguy cơ phá sản.

 Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng là trung gian tài chính lớn trong nền kinh tế, hoạt động của nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến các thành phần kinh tế khác nhƣ các doanh nghiệp và dân cƣ. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra làm phá sản một số ngân hàng từ đó lan sang các ngân hàng khác. Điều này khiến cho dân chúng mang một tâm lý sợ hãi, dẫn đến tình trạng rút tiền trƣớc thời hạn. Hệ quả là hệ thống ngân hàng bị rung chuyển và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế. Giá cả biến động, việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình đốn, khả năng trả nợ gặp khó khăn dẫn đến tình trạng đóng cửa làm cho nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng, tệ nạn xã hội bùng phát, đồng tiền mất giá tình trạng kinh tế ngày càng khó khăn hơn, nếu không cứu vãn đƣợc có thể dẫn đến khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế.

Trong nền kinh tế toàn cầu, lịch sử đã chứng kiến không ít các cuộc khủng hoảng ngân hàng mà phạm vi ảnh hƣởng của nó không chỉ giới hạn trong một quốc gia mà còn gây tác động xấu trên toàn thế giới gây ra hậu quả hết sức nặng nề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)