Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: tài liệu thu thập từ các số liệu thống kê trên các báo cáo thƣờng niên của Phòng khách hàng, các phòng giao dịch thuộc ngân hàng Maritimebank Vĩnh Phúc. Ngoài ra, thu thập nguồn tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố qua sách báo, tạp chí, trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên các website, các đề tài, các báo cáo khoa học, các công trình nghiên cứu.

Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua việc tham vấn một số lãnh đạo ngân hàng, lãnh đạo các phòng giao dịch, các cán bộ QHKH, các cán bộ/nhân viên ở các phòng ban chức năng. Ngoài ra các thông tin về tình hình tín dụng, những vấn đề về rủi ro tín dụng, những biểu hiện thông tin bất cân xứng trong rủi ro tín dụng ngân hàng và nhiều thông tin khác có liên quan đến những nội dung nghiên cứu đã đƣợc thu thập, ghi chép lƣu ý để đánh giá và đƣa ra các giải pháp hữu hiệu nhất trong quá trình phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Maritimebank Vĩnh Phúc.

* Ý nghĩa: Phƣơng pháp thu thập số liệu có ý nghĩa tiên quyết đến kết quả nghiên cứu của đề tài. Số liệu chính xác sẽ phản ánh đúng hoạt động kinh doanh, thực trạng hạn chế RRTD của Maritimebank Vĩnh Phúc.

2.1.2. Phương pháp tính toán số liệu

Xử lý, tính toán, so sánh, phân tích sự biến động của số liệu thống kê theo thời gian: sàng lọc số liệu thu thập đƣợc theo yêu cầu nghiên cứu của đề tài sau đó tiến hành tính toán, vẽ đồ thị và phân tích số liệu trên nền của phần mềm Excel.

* Ý nghĩa: Phƣơng pháp tính toán số liệu đơn thuần là việc tính toán các số liệu đã thu thập đƣợc qua các mốc thời gian. Trên cơ sở đó lấy kết quả để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế RRTD.

2.1.3. Phương pháp phân tích

-Phƣơng pháp thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của tài liệu, dữ liệu hiện thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu để phân tích đánh giá mức độ hạn chế RRTD tại Maritimebank Vĩnh Phúc

-Phƣơng pháp so sánh: trên cơ sở so sánh để tiến hành phân tích qua các thời điểm, thời kỳ khác nhau đánh giá mức độ hạn chế rủi ro tín dụng có thay đổi ra sao? so sánh giữa các nhóm nợ, so sánh nợ xấu và nợ quá hạn; so sánh dƣ nợ cho vay giữa các đối tƣợng vay,… để thấy sự biến động của chúng theo thời gian từ đó nhận diện đƣợc rủi ro, chỉ ra nguyên nhân của chúng và đƣa ra cách khắc phục.

- Phƣơng pháp dự báo: qua quá trình nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn tín dụng, bằng sự suy diễn có căn cứ để từ đó dự tính, dự báo kết quả hoạt động kinh doanh tín dụng, những khoản vay đang đối mặt với rủi ro và dự đoán những khoản vay tiềm ẩn rủi ro, cảnh báo những dấu hiệu làm giảm hạn chế RRTD.

* Ý nghĩa: Phƣơng pháp phân tích là phƣơng pháp rất quan trọng, có thể nói kết quả phân tích sẽ thể hiện đƣợc toàn bộ kết quả nghiên cứu của đề tài, với mục đích đánh giá thực trạng, nguyên nhân của hạn chế RRTD. Từ đó đề xuất ra các giải pháp cụ thể để phòng ngừa và hạn chế RRTD tại Maritimebank Vĩnh Phúc

2.2. Hệ thống chỉ tiêu phân tích * Đánh giá về mặt định lƣợng

-Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng: thu nhập; chi phí, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

-Nhóm chỉ tiêu phản ánh hạn chế rủi ro tín dụng và kết quả hạn chế rủi ro tín dụng: nợ xấu, nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu/tổng dƣ nợ; tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ; tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

* Đánh giá về mặt định tính

-Chủ yếu tập trung đánh giá năng lực quản trị rủi ro tín dụng

-Kiểm soát nợ xấu, nợ quá hạn nhƣ thế nào?

-Chính sách cho vay, quy trình tín dụng ra sao?

-Tổ chức hoạt động quản trị ro tín dụng nhƣ thế nào?

-Biểu hiện rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân sâu xa của những biểu hiện đó thể hiện nhƣ thế nào?

2.3. Thiết kế nghiên cứu đƣợc thực hiện cụ thể nhƣ sau

-Bƣớc 1: xây dựng đề cƣơng sơ bộ của đề tài. Hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng quan nghiên cứu về đề tài.

-Bƣớc 2: thu thập số liệu hoạt động kinh doanh của Maritimebank Vĩnh Phúc từ năm 2012-2014.

- Bƣớc 3: dùng các phƣơng pháp tính toán, phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hạn chế RRTD tại Maritimebank Vĩnh Phúc, các mặt đã đạt đƣợc trong công tác hạn chế RRTD, những mặt còn hạn chế, chỉ ra nguyên nhân.

- Bƣớc 4: trình bày các giải pháp hạn chế RRTD tại Maritimebank Vĩnh Phúc.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH

VĨNH PHÚC

3.1. Tổng quan về Maritimebank Vĩnh Phúc

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

MaritimeBank (MSB) là tên viết tắt của Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần (TMCP) Hàng Hải Việt Nam, thành lập ngày 12/07/1991 tại Thành phố Cảng Hải Phòng, theo giấy phép hoạt động số 0001/NH-GP ngày 08 tháng 06 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, là một trong những Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần đầu tiên ở nƣớc ta. Với bề dày kinh nghiệm 24 năm hoạt động trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và có cổ đông chiến lƣợc là các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bƣu chính Viễn thông, Hàng hải, Hàng không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.

Là Ngân hàng TMCP đầu tiên, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam hoạt động với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thuộc tất cả các ngành và thành phần kinh tế. Trƣớc khi sáp nhập MDB, Maritime Bank là một trong nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vốn điều lệ: 8.000 tỷ VNĐ, tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ với gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. Sau sáp nhập, Maritime Bank sẽ tăng cƣờng về quy mô, vị thế, thuộc top đầu trên toàn hệ thống về các chỉ số nhƣ vốn điều lệ, tổng tài sản, mạng lƣới… cụ thể:

Tổng tài sản 113.000 tỷ đồng, đứng thứ 14 trên toàn hệ thống, thứ 9 trong khối NHTMCP;

Nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng đƣợc thuận tiện và mở rộng mạng lƣới hoạt động của Maritimebank, ngày 18/12/2007 Ngân hàng TMCP Hàng Hải Chi nhánh Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động.

Đƣợc sự chỉ đạo của Tổng Giám đốc Maritime Bank, Maritimebank Vĩnh Phúc cung ứng cho khách hàng tất cả các sản phẩm, dịch vụ theo quy định của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn - Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tƣ và phát triển; - Chiết khấu giấy tờ có giá;

- Hùn vốn tham gia đầu tƣ vào các tổ chức kinh tế; - Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc; - Tài trợ thƣơng mại;

- Kinh doanh ngoại hối và

- Các dịch vụ ngân hàng khác nhƣ: thanh toán séc du lịch, chuyển tiền nhanh, cấp giấy phép mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, tƣ vấn về tài chính, ngân hàng, đầu tƣ, dịch vụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến,…

3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Maritimebank Vĩnh Phúc

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức của Maritimebank Chi nhánh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Maritimebank Chi nhánh Vĩnh Phúc)

Kể từ ngày thành lập đến nay Maritimebank Vĩnh Phúc đã phát triển không ngừng, cán bộ nhân viên chi nhánh luôn luôn nỗ lực trong việc phát triển chi nhánh Maritimebank Vĩnh Phúc. Sau gần 8 năm đi vào hoạt động, số lƣợng nhân viên tăng lên gấp đôi từ khoảng 20 ngƣời tại thời điểm thành lập nhƣng đến nay đã lên tới gần 40 cán bộ nhân viên. Ngoài chi nhánh, cơ cấu tổ chức còn có các phòng ban trực thuộc chi nhánh và có 3 Phòng Giao dịch trực thuộc chi nhánh Vĩnh Phúc : Phòng Giao dịch VĩnhYên , Phòng Giao dịch Phúc Yên, Phòng Giao dịch Ngô Quyền.

BAN GIÁM ĐỐC PGD Phúc Yên Phòng Kế toán PGD Vĩnh Yên P. Hành chính nhân sự PGD Ngô Quyền TT KHDN Bộ phận Kho Quỹ Bộ phân IT TT KHCN Bộ phận định giá hội sở Bộ phận Bảo vệ Bộ phận phân tích hội sở

3.1.3. Hoạt động kinh doanh của Maritimebank Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 đến 2014 đến 2014

Kết quả kinh doanh của ngân hàng thể hiện qua bảng 3.1

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ

% Số tiền Tỷ lệ % 1 Doanh thu 45.872 100,0 57.828 100,0 62.389,0 100,0 Doanh thu lãi 34.110 74,4 42.793 74,0 46.791,8 75,00

Doanh thu khác 11.762 25,6 15.035 26,0 15.597,3 25,0 2. Chi phí 39.431 100,0 52.082 100,0 58.565,0 100,0 Chi phí trả lãi 30.277 76,8 37.235 71,5 42.752,5 73,0 Chi phí khác 9.154 23,2 14.847 28,5 15.812,6 27,0 3. Lợi nhuận 6.441 - 5.746 - 3.824 -

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã đạt kết quả rất đáng đƣợc ghi nhận, mặc dù kinh tế còn có nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thuận lợi. Tổng lợi nhuận mà chi nhánh đem lại cho Maritimebank trong giai đoạn 2012-2014 đạt 16.011 triệu đồng.

3.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc

3.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Maritimebank Vĩnh Phúc

3.2.1.1. Dư nơ tín dụng phân theo loại hình khách hàng

Bảng 3.2 Dƣ nợ tín dụng phân theo loại hình KH

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2012 Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2013 Mức % Mức % Tổng dƣ nợ 236.567 100,0 286.693 100,0 20.126 121,2 391.612 100,0 104.919 136,5 DN 155.104 65,6 189.927 66,2 34.823 122,5 256.970 65,6 67.043 135,3 CN 81.463 34,4 96.766 33,8 15.303 118,8 134.642 34,4 37.876 139,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân của chi nhánh tƣơng ứng vào khoảng 65% và 35%. Cơ cấu tỷ lệ này có tác động bởi đặc điểm của tỉnh Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, nơi tập trung khá nhiều doanh nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn.

3.2.1.2. Dư nợ tín dụng phân theo kỳ hạn

Bảng 3.3. Dƣ nợ tín dụng phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2012 Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2006 Mức % Mức % Theo kỳ hạn 236.567 100,0 286.693 100,0 20.126 121,2 391.612 100,0 104.919 136,5 Ngắn hạn 206.866 87,4 254.556 88,8 47.690 123,1 346.205 88,4 91.649 136,0 Trung, dài hạn 29.701 12,6 32.137 11,2 2.436 100,1 45.407 11,6 13.270 141,3

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Qua phân tích số liệu cho thấy tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ trên 87% tổng dƣ nợ, số liệu này cho thấy hoạt động cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ dƣ nợ trung dài hạn chiếm gần 13% tổng dƣ nợ. Các khoản cho vay trung dài hạn tập trung vào các doanh nghiệp đầu tƣ tài sản cố định và cá nhân vay tiêu dùng.

3.2.1.3. Doanh số giải ngân và thu nợ

Doanh số giải ngân

Bảng 3.4 Doanh số giải ngân

Đơn vị:triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ So với năm 2012 Tổng số Tỷ lệ So với năm 2013 Mức % Mức % Doanh số giải ngân 347.565 100,0 410.084 100,0 62.522 118,0 750.000 100,0 339.913 183,0 DN 213.836 61,5 271.525 66,2 57.689 127,0 514.417 65,6 242.892 190,0 CN 133.729 38,5 138.562 33,8 4.833 104,0 235.583 34,4 97.021 170,0

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Doanh số giải ngân tăng đều qua các năm, năm 2014 nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc hơn và doanh số cho vay của chi nhánh tăng cao hơn so với hai năm 2012 và 2013  Doanh số thu nợ Bảng 3.5 Doanh số thu nợ Đơn vị:triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số Tỷ lệ % Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2012 Tổng số Tỷ lệ % So với năm 2013 Mức % Mức % Doanh số thu nợ 305.574 100,0 359.961 100,0 54.387 118,0 597.187 100,0 237.226 165,9 KH DN 172.383 56,4 236.612 65,7 64.229 137,0 427.886 71,7 191.274 180,8 KH CN 133.191 43,6 123.349 34,3 (9.842) 93,0 169.301 28,3 45.952 137,3

Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2014 cũng tăng khá, tăng 65% so với năm 2013.

3.2.2. Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Maritimebank Vĩnh Phúc

3.2.2.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 3.6 Tỷ lệ nợ quá hạn

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng dư nợ 236.567 100,0 386.693 100,0 391.612,0 100,0 Nợ quá hạn 7.097 3,0 14.694 3,8 17.622,0 4,5 DN 5.678 2,4 11.374 2,9 13.705,0 3,5 CN 1.419 0,6 3.320 0,9 3.917,0 1,0 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Biểu đồ: 3.1: Dƣ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng cả về số tuyệt đối và tƣơng đối cho thấy các hạn chế về rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn chƣa đạt đƣợc yêu cầu cũng nhƣ mong muốn của lãnh đạo ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 3% năm 2012 lên 3,8% và 4,5% vào năm 2013 và 2014. Dƣ nợ quá hạn năm 2013 tăng gấp đôi so với năm 2012.

3.2.2.2. Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 3.7. Tỷ lệ nợ xấu

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng dƣ nợ 236.567 100,0 386.693 100,0 391.612 100,0 Nợ quá hạn 7.097 3,0 14.694 3,8 17.622 4,5 Nợ xấu 4.236 1,8 8.894 2,3 9.790 2,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Biểu đồ: 3.2: Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng cả về số tuyệt đối và tƣơng đối cho thấy công tác hạn chế về rủi ro tín dụng của chi nhánh vẫn cần đặc biệt đƣợc quan tâm trong thời gian tới để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho chi nhánh. Trong khi tỷ lệ nợ xấu trung bình của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn này là 2,44% thì nợ xấu của chi nhánh năm 2014 là cao hơn tỷ lệ trung bình của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tƣơng đƣơng tỷ lệ nợ xấu của Maritimebank năm 2014 và cao hơn khá nhiều chi nhánh trong hệ thống của Maritimebank. Chi nhánh cần có biện pháp để tăng trƣởng tín dụng đi kèm với hạn chế rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả hơn.

3.2.2.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Bảng 3.8. Tỷ lệ trích lập dự phòng

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dƣ nợ 236.567 386.693 391.612

Số trích lập dự phòng 2.957 5.800 6.031

Tỷ lệ trích lập dự phòng 1,25 1,50 1,54

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng Maritimebank Vĩnh Phúc 2012-2014)

Biểu đồ: 3.3: Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Mức trích lập và tỷ lệ dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng đều qua các năm cho thấy chi nhánh có quan tâm đến việc trích lập dự phòng rủi ro. Mặt khác nó cũng cho thấy chi nhánh đang đối mặt với việc gia tăng chi phí do việc trích lập dự phòng tăng lên ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

3.2.2.4. Dư nợ tín dụng có tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 44)