Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ sau cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 74 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.2. Giải pháp tăng cƣờng hạn chế rủi ro tín dụng tại Maritimebank Vĩnh

4.2.1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ sau cho vay

Việc kiểm tra sau cho vay là một trong các nguyên tắc của hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng, rõ ràng công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sau giải ngân tại mỗi chi nhánh là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Do vậy, cần thiết phải tăng cƣờng vai trò giám sát của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đối với bộ phận kinh doanh, bộ phận giải ngân và kiểm tra sau cho vay. Chi nhánh nên thành lập tổ quản lý rủi ro tín dụng riêng, thành viên đƣợc lựa chọn từ những cán bộ xuất sắc, có tƣ cách phẩm chất đạo đức tốt, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và có khả năng nhạy bén trƣớc những tình huống bất ngờ có thể xảy ra, không nhất thiết phải là cấp lãnh đạo của các Phòng/ban chi nhánh hay lãnh đạo tại các PGD. Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các loại hình cho vay, ví dụ kiểm tra

theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày với những khoản cho vay lớn đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thƣờng đối với những khoản vay quy mô nhỏ. Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo xem xét và đánh giá đƣợc tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản cho vay. (Trích dẫn rút gọn: Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại tr. 645)

Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng này phải đảm bảo định kỳ đánh giá những nội dung sau:

- Chất lƣợng và hiệu quả công tác của cán bộ QHKH trong khâu thẩm định và giám sát khoản vay (theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần);

- Chất lƣợng công việc của cán bộ hậu kiểm (cán bộ HTTD) trong việc nhập dữ liệu, lƣu trữ thông tin, hồ sơ;

- Việc tuân thủ các quy tắc rủi ro và các hạn mức (hàng ngày)

Bên cạnh đó bộ phận quản lý rủi ro tín dụng trên cũng sẽ chú trọng kiểm tra TSBĐ, đặc biệt là đối với TSBĐ là phƣơng tiện vận tải và hàng hóa. Các tài sản này có biên độ giao động lớn về giá trị. Trong thời gian qua việc kiểm tra TSBĐ chƣa đƣợc chú trọng, không thực hiện kiểm tra hoặc việc kiểm tra TSBĐ qua loa, mang tính hình thức không có đánh giá cẩn thận về giá trị, mức độ giảm giá của TSBĐ khi có xảy ra.

Các nhiệm vụ trên đƣợc thực hiện trƣớc hết dựa trên báo cáo hàng ngày/hàng tuần và kiểm tra trực tiếp hoặc đột xuất bất cứ khi nào. Trƣờng hợp nhận thấy có sai sót hoặc những hạn chế, bộ phận quản lý rủi ro cần thiết phải có báo cáo lên ban lãnh đạo chi nhánh, có nêu cụ thể giải pháp khắc phục và có ý kiến đề xuất chỉnh sửa.

Bên cạnh đó, chế độ lƣơng thƣởng, đãi ngộ cũng nhƣ phân công hợp lý các công việc khác cho bộ phận này cũng cần đƣợc cân nhắc xem xét, để đảm bảo bộ phận chuyên tâm thực hiện công việc quản lý rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)