CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U
3.2.
3.2.3. Một số biện pháp chi nhánh đã thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín
Trong thời gian qua, trƣớc thực trạng tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đang ngày càng gia tăng, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, Maritimebank Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hạn chế RRTD.
3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nhân sự
Bảng 3.10 Chất lƣợng nhân sự tại Maritimebank Vĩnh Phúc Chỉ tiêu phân loại 2011 Tỷ
trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng 2014 Tỷ trọng Nhân sự 1. Nam 9 27% 11 29% 12 32% 13 33% 2. Nữ 24 73% 25 71% 26 68% 27 67% Đào tạo 1. Trên đại học 4 12% 4 11% 4 11% 4 10% 2. Đại học 24 73% 27 75% 29 76% 31 78% 3. Cao đẳng, Trung cấp 4 12% 4 11% 4 11% 4 10% 4. Lao động khác 1 3% 1 3% 1 2% 1 2% Tổng cộng 33 100% 36 100% 38 100% 40 100%
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động Maritimebank Vĩnh Phúc 2011-2014)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, sau 4 năm từ năm 2011 đến 2014, số lƣợng cán bộ nhân viên làm việc tại Maritimebank Vĩnh Phúc đã tăng đến hơn 23% từ con số 33 ngƣời năm 2011 lên đến 40 ngƣời năm 2014. Trong đó, tỷ trọng cán bộ nhân viên có trình độ đại học, trên đại học duy trì đều quanh mức 85% - 88%, chiếm tỷ trọng lớn nhất. Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực. Để mở rộng mạng lƣới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trƣởng nhanh, ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng cũng đã tuyển dụng thêm lao động. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đa phần là từ nguồn sinh viên mới ra trƣờng nên chƣa có nhiều kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh trình độ nghiệp vụ chuyên môn chƣa cao, chi nhánh dễ gặp nhiều rủi ro tín dụng hơn do không phát hiện kịp thời những rủi ro trong khoản cho vay, quá tin tƣởng vào khách hàng và hồ sơ khách hàng cung cấp, dẫn đến việc chỉ phát hiện ra rủi ro sau
khi khách hàng không thanh toán hay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nợ quá hạn phát sinh.
3.2.3.2. Quan tâm công tác thẩm định và phân tích tín dụng
Trƣớc tình hình nợ quá hạn và nợ xấu có dấu hiệu gia tăng, ban lãnh đạo Maritimebank Vĩnh Phúc đã quán triệt đến lãnh đạo các Phòng ban, các cán bộ QHKH cần nâng cao vai trò của công tác thẩm định và phân tích tín dụng. Chi nhánh sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm hỗ trợ ngân hàng và chi nhánh trong việc:
-Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, chấp thuận hay không chấp thuận khoản cấp tín dụng.
-Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dƣ nợ, xếp hạng khách hàng cho phép ngân hàng lƣờng trƣớc đƣợc những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.
-Phát triển quan hệ tín dụng với các khách hàng có ít rủi ro hơn.
.Bảng 3.11 Tổng hợp điểm tín dụng theo quy định của Maritimebank
STT Số điểm KHDN - Hạng KH KHCN - Hạng KH 1 90-100 AAA Aaa 2 80-90 AA Aa 3 73-80 A A 4 70-73 BBB Bbb 5 63 – 70 BB Bb 6 60 – 63 B B 7 56 – 60 CCC Ccc 8 53 – 56 CC Cc 9 44 – 53 C C 10 20 – 44 D D
Xếp loại theo XHTDNB AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Xếp loại rủi ro Rủi ro thấp Rủi ro TB Rủi ro cao Đánh giá TSĐB A (Mạnh) Rất an toàn An toàn Tƣơng đối an toàn Tƣơng đối an toàn Trung bình B (Khá) Rất an toàn An toàn Tƣơng đối an toàn Trung bình Trung bình Từ chối C (Trung bình) Rất an toàn An toàn Tƣơ ng đối an toàn Trung bình Trung bình Từ chối Từ chối D (Thấp) An toàn Tƣơng đối an toàn Trung bình Tƣ chối Từ chối Từ chối Tất cả khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc có nhu cầu quan hệ tín dụng với ngân hàng đều đƣợc ngân hàng xếp hạng tín dụng ngay lần đầu giao dịch. Trƣờng hợp các khách hàng mới chƣa có đủ thông tin để xếp hạng tín dụng, chi nhánh sẽ xếp hạng tín dụng tạm thời dựa trên các thông tin có đƣợc, nhƣng tối đa đƣợc xếp hạng B. Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng áp dụng bảng điểm theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất khác nhau gồm: Nông, lâm và ngƣ nghiệp; Thƣơng mại và dịch vụ; Xây dựng; Công nghiệp và theo quy mô doanh nghiệp. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng chấm điểm dựa theo hai tiêu chí là thông tin cá nhân và quan hệ với ngân hàng. Theo quy định của ngân hàng, định kỳ 6 tháng một lần đối với khách hàng doanh nghiệp, 12 tháng một
lần với khách hàng cá nhân, ngân hàng sẽ tiến hành tái xếp hạng tín dụng cho khách hàng dựa trên những thông tin mới nhất mà ngân hàng thu đƣợc từ phía khách hàng. Tuy nhiên, để hạn chế RRTD Ban giám đốc Maritimebank Vĩnh Phúc ra quyết định về thời hạn định kỳ xếp hạng tín dụng đối với khách hàng ngắn hơn so với quy định của TPBank. Theo đó, định kỳ 3 tháng một lần đối với khách hàng doanh nghiệp, 6 tháng một lần với khách hàng cá nhân, ngân hàng sẽ tiến hành tái xếp hạng tín dụng cho khách hàng dựa trên những thông tin mới nhất mà khách hàng thu thập đƣợc. Giữa hai định kỳ xếp hạng, chi nhánh có thể đột xuất tiến hành xếp hạng tín dụng lại cho khách hàng nếu có những biến động có ảnh hƣởng xấu đến khách hàng.
Tuy nhiên, xếp hạng tín dụng có điểm hạn chế trong trƣờng hợp cán bộ QHKH thiếu cập nhật thông tin khách hàng thƣờng xuyên. Kết quả xếp hạng tín dụng có thể không đƣợc cập nhật liên tục, thậm chí có trƣờng hợp ngay cả khi khách hàng có phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 4 cũng chƣa đƣợc cập nhật trong hệ thống, và vẫn đƣợc duy trì xếp hạng tín dụng ban đầu mà không bị đánh tụt điểm xếp hạng.
3.2.3.3. Duy trì hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ thường xuyên
Ban lãnh đạo Maritimebank Vĩnh Phúc chỉ đạo hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả tại chi nhánh có thể mạnh hơn công tác kiểm soát nội bộ của Hội sở ngân hàng vì nó nhanh chóng, kịp thời phát hiện ngay khi vấn đề vừa mới phát sinh, tính sâu sát của ngƣời kiểm tra có thể phát hiện ra những rủi ro tín dụng tiềm ẩn của khoản cấp tín dụng. Mặt khác việc kiểm tra có thể đƣợc chính chi nhánh thực hiện thƣờng xuyên cùng với công việc kinh doanh nên khi làm có hiệu quả sẽ cho kết quả tốt trong việc phát hiện và phòng ngừa rủi ro tín dụng. Kiểm soát định kỳ đƣợc xem nhƣ một phần của hệ thống đảm bảo hoạt động tín dụng hiệu quả và có kiểm soát. Phát triển tín dụng cần đi kèm với tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát định kỳ. Nếu làm tốt
công tác này sẽ trở thành lá một lá chắn đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tại Maritimebank Vĩnh Phúc, theo quy định, định kỳ cuối tháng, sau khi chốt doanh số dƣ nợ phát sinh và chỉ tiêu nợ xấu, chỉ tiêu dự phòng của tháng, các Phòng/Ban nói chung và đặc biệt là mỗi cán bộ QHKH sẽ rà soát lại mỗi khoản vay, cùng kiểm tra chéo khoản vay giữa cán bộ QHKH trong phòng. Với các khoản vay sắp đến hạn trong tháng tới, cán bộ QHKH lập báo cáo dƣ nợ hiện tại của khoản vay đó, báo cáo nguồn trả nợ dự kiến của khách hàng và nộp lãnh đạo Phòng và Ban Giám đốc. Với khoản vay quá hạn, thƣờng xuyên đốc thúc khách hàng, phối hợp cùng nhân viên HTTD nhắc nhở khách hàng trả nợ kịp thời. Theo quy định trƣớc đây, khoản nợ quá hạn sẽ đƣợc báo cáo theo tháng và chỉ trình cấp lãnh đạo Phòng và Ban giám đốc chi nhánh, thì từ tháng 4/2012 cho đến nay, định kỳ hàng tuần, cán bộ QHKH sẽ lập báo cáo danh sách các khoản nợ quá hạn chuyển lãnh đạo Phòng và Ban lãnh đạo xem xét cùng đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết và xử lý kịp thời. Với các khoản nợ xấu (từ nhóm 3 – 5), báo cáo sẽ đƣợc chuyển lên Phòng thu hồi nợ thuộc Hội sở có xác nhận của lãnh đạo Phòng và Giám đốc chi nhánh.
3.2.3.4. Chú trọng công tác xử lý rủi ro tín dụng:
Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả, Ban lãnh đạo chi nhánh đã yêu cầu Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, Bộ phận HTTD tại Trụ sở chính chi nhánh và các Phòng giao dịch trực thuộc xây dựng các giải pháp xử lý nợ. Các giải pháp cơ bản đã thực hiện trong thời gian qua là:
- Trích lập dự phòng rủi ro:
Hiện nay, Ban lãnh đạo chi nhánh đã quán triệt thực hiện đầy đủ quy định trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc, quy định của Ngân hàng, đảm bảo việc trích lập đƣợc thực hiện, giám sát chặt chẽ, đầy đủ
và đúng theo quy định. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 tỷ lệ trích lập dự phòng bình quân hàng năm đạt 1,43%.
- Đối với các khoản nợ nhóm 2: Phòng QHKH và HTTD cùng họp bàn phƣơng án giải quyết và đề xuất phƣơng án xử lý với từng trƣờng hợp cụ thể. Phòng quan hệ khách hàng lập báo cáo định kỳ các khoản nợ nhóm 2 và gửi ban lãnh đạo xem xét, sau đó, phòng quan hệ khách hàng phối hợp cùng với cán bộ HTTD và Ban lãnh đạo chi nhánh/ Phòng giao dịch trực tiếp làm việc với khách hàng.
- Đối với các khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5: Theo quy định của Maritimebank, đối với các khoản nợ khi đã chuyển sang nợ xấu, hồ sơ tín dụng và TSBĐ sẽ đƣợc chuyển sang Phòng thu hồi nợ - Ban Quản lý tín dụng Hội sở cùng phối hợp giải quyết. Cán bộ QHKH có báo cáo đầy đủ về tình hình khoản vay, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm của khách hàng và đề xuất phƣơng án xử lý, có xác nhận của lãnh đạo chi nhánh, và gửi tới Phòng thu hồi nợ - Ban Quản lý tín dụng Hội sở nêu trên xem xét phối hợp giải quyết. Mỗi cán bộ QHKH vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thông tin và hỗ trợ các phòng ban Hội sở liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 bình quân hàng năm nợ xấu đƣợc xử lý đạt khoảng 0,8 tỷ đồng (chiếm 80% thu nợ quá hạn)
Ngoài ra, đối với các khách hàng quá hạn có biểu hiện chây ỳ, thoái thác trách nhiệm trả nợ ngân hàng thực hiện khởi kiện để đảm bảo việc thu hồi nợ.
3.3. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Maritimebank Vĩnh Phúc