Nhân tố ảnh hƣởng tới hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

1.4.1 Nhân tố chủ quan

- Ngân hàng đƣa ra các chính sách tín dụng, sản phẩm không phù hợp với nền kinh tế nói chung, khách hàng nói riêng và quy chế, quy trình cho vay lỏng lẻo, còn có sơ hở tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng điểm yếu nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Chất lƣợng thẩm định cấp tín dụng với khách hàng chƣa chặt chẽ, cụ thể ngân hàng không thu thập hoặc thu thập chƣa đầy đủ thông tin về các số liệu thống kê kinh tế, tài chính, phi tài chính của KH, các chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng chƣa đảm bảo đủ cơ sở cấp tín dụng …vì vậy dẫn đến việc đánh giá sai hoặc đánh giá không chính xác phƣơng án kinh doanh của khách hàng và khách hàng, điều này đã dẫn đến quyết định cho vay không phù hợp, cho vay với cả khách hàng có nhiều khả năng không trả nợ đúng hạn.

- Ngân hàng không thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không kịp thời phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không kịp thời phát hiện tình hình tài chính, kinh doanh của khách hàng có biến động tiêu cực ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Để từ đó có biện pháp thu hồi nợ vay trƣớc hạn ngay khi phát hiện ra khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc biện pháp quản lý khoản vay phù hợp.

- Thẩm định tài sản: ngân hàng đánh giá giá trị tài sản thế chấp không phù hợp với giá trị thị trƣờng, cố tình định giá cao giá trị tài sản để khách hàng vay đƣợc nhiều hơn. Có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nếu xảy ra rủi ro tín dụng, giá trị tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay của khách hàng.

- Các Ngân hàng chạy đua theo lợi nhuận mà nới lỏng về điều kiện vay vốn của khách hàng, có các biện pháp thu hút khách hàng bằng việc lách luật, vi phạm các quy tắc về bảo đảm an toàn.

- Thực hiện không đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ và không phù hợp. Đánh giá không đầy đủ, chính xác khách hàng trƣớc khi cho vay, cho vay khống, cho vay sai mục đích, cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn...

- Đạo đức cán bộ nhân viên: Nhân viên ngân hàng vi phạm đạo đức trong cho vay, cấu kết, móc nối với khách hàng để cho vay không đúng quy định, không đúng mục đích của ngân hàng, . Nhân viên ngân hàng còn chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng. Nhƣ vậy, chất lƣợng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng.

- Sự hợp tác giữa các Ngân hàng thƣơng mại lỏng lẻo trong việc quản lý cho vay, rất ít các TCTD cùng cho một KH vay vốn có sự hợp tác trong việc quản lý khoản vay ngoại trừ cho vay hợp vốn, vai trò của CIC chƣa thực sự hiệu quả khi cung cấp thông tin dƣ nợ nhiều khi chƣa chính xác, kịp thời, có thể khách hàng đang ở nhóm nợ xấu của một TCTD tuy nhiên trên CIC khách hàng vẫn có dƣ nợ đủ tiêu chuẩn

1.4.2 Nhân tố khách quan

 Nhóm nhân tố từ khách hàng

khách hàng là một trong hai chủ thể chính tham gia vào quá trình tín dụng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng của

ngân hàng. Do xuất phát chủ quan từ phía khách hàng nên ngân hàng khó có thể phòng tránh và hạn chế thƣờng bao gồm một số nguyên nhân sau:

- Khách hàng thiếu năng lực tài chính: là việc ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn vì khách hàng nhận vốn tín dụng thiếu năng lực tài chính. Các nguồn thu không đủ để thực hiện nghĩa vụ nợ với ngân hàng.

- Khách hàng thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn do sự cản trở về thủ tục và thời gian. Đối với các khách hàng là doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh không đƣợc và không có khả năng trả nợ ngân hàng.

- Khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích: Đây là việc khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Cố tình cung cấp sai lệch thông tin, cố tình làm sai phƣơng án kinh doanh, mạo hiểm kinh doanh một lĩnh vực mà kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận cao nhanh chóng…

- Năng lực và uy tín lãnh đạo của doanh nghiệp bị suy giảm, đạo đức nghề nghiệp yếu kém, ban lãnh đạo không quan tâm đến chất lƣợng hoạt động của các khâu trong quá trình tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh. Hoặc do chính sự hạn chế về chuyên môn, kỹ năng làm việc của nhân viên dẫn đến doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ.

- Cá nhân và doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc mua bảo hiểm nhƣ: bảo hiểm hỏa hoạn, cháy nổ, bảo hiểm cho tài sản, bảo hiểm thiên tai, lũ lụt…nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn dẫn tới mất khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.

- Do ngƣời đi vay cố tình không trả nợ: Đây là trƣờng hợp xấu nhất trong các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng nó xảy ra do ý muốn chủ quan của ngƣời vay. Loại nguyên nhân này đƣợc xếp vào nguyên nhân rủi ro về

đạo đức của ngƣời đi vay, ngƣời đi vay có khả năng nhƣng cố tình không trả nợ, lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng.

- Do nguyên nhân khách quan, Khách hàng là cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn nhƣ: bị sa thải, thất nghiệp, tai nạn lao động, gia đình thuộc diện khó khăn…dẫn đến mất đi nguồn thu nhập để trả nợ ngân hàng.

 Nhóm nhân tố từ môi trƣờng kinh tế xã hội

- Do có sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh: Nếu các chủ thể hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế tăng trƣởng lành mạnh có tiềm năng sản xuất và tiêu dùng xã hội lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn có nhiều cơ hội để phát triển bền vững. Trong trƣờng hợp ngƣợc lại, khi nền kinh tế có hiện tƣợng lạm phát tăng vọt, đồng tiền nội địa bị mất giá, kinh doanh trong nƣớc gặp nhiều trở ngại và khó khăn. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các nƣớc trên thế giới có mối quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, sự bất ổn kinh tế của nƣớc này sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của nƣớc khác. Do đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên thế giới thƣờng xảy ra tại một hay một vài nƣớc sau đó lan truyền sang các nƣớc khác. Đây là một trong những nguyên nhân làm phá sản các NHTM trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế chuyển biến theo hƣớng xấu đi, gây ảnh hƣởng lớn nguồn thu nhập của ngƣời đi vay, nhƣ lạm phát, kinh tế khó khăn dẫn đến thất nghiệp… Các doanh nghiệp không thể xuất hàng hóa, hàng tồn kho lớn…cũng dẫn tới không thể trả nợ ngân hàng đúng kỳ hạn cam kết.

- Môi trƣờng pháp lý chƣa chặt chẽ và đồng bộ: Nếu môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, có nhiều sơ hở không có tác dụng kiểm soát, giám sát các hiện tƣợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng sẽ gây rủi ro tín dụng.

- Môi trƣờng chính trị của một đất nƣớc cũng ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế. Chiến tranh, hay bạo loạn cũng có khả năng xảy ra rủi ro đối với

ngƣời đi vay, họ không có niềm tin vào chính phủ do đó mà năng lực sản xuất cũng bị giảm đi và khả năng xảy ra tổn thất mất đi thu nhập và tài sản của ngƣời đi vay trong chiến tranh cũng rất lớn. Niềm tin của dân chúng cũng nhƣ các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc cũng bị giảm đi, dẫn đến ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng nhƣ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)