Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

1.3. Hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ hạn chế rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, bởi nó vi phạm đặc trƣng cơ bản của tín dụng là tính thời hạn, vi phạm đặc trƣng thứ hai của tín dụng là tính hoàn trả đầy đủ. Một khoản tín dụng đƣợc cấp luôn đƣợc xác định bởi hai yếu tố: thời hạn hoàn trả và giá trị đƣợc hoàn trả. Nợ quá hạn là các khoản nợ mà khách hàng không thực hiện đúng các nghĩa vụ trả nợ về mặt thời gian và không đƣợc cơ cấu lại các khoản nợ. Lúc đó, toàn bộ số dƣ nợ gốc sẽ chuyển sang nợ quá hạn.

Nợ quá hạn đƣợc phản ánh qua chỉ tiêu: Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = --- Tổng dƣ nợ tín dụng

Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Khả năng ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ thấp, ngƣợc lại, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng cao. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao. Nợ quá hạn tăng chứng tỏ phần dƣ nợ cho vay đối với các khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ là khá cao, do đó xác xuất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng bị suy giảm. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải tăng chi phí trong việc giám sát, đôn đốc thu nợ và các chi phí khác có liên quan nhƣ toà án, phát mại tài sản, chi phí cơ hội của khoản tín dụng.

1.3.3.2 Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu chính là các khoản tiền cho vay khách hàng mà không thể thu hồi đƣợc do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc nợ phải trả tăng, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Định nghĩa nợ xấu theo thông tƣ số

02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5”

Nợ xấu đƣợc phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu: Nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = --- Tổng dƣ nợ cho vay

Chỉ tiêu này càng cao, tốc độ tăng cho thấy rủi ro cao và ngƣợc lại. Nợ xấu ở đây đƣợc hiểu bao gồm dƣ nợ từ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn đến dƣ nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn theo tiêu chí phân loại nợ của thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn thấp, nguy cơ mất vốn cao, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thấp.

1.3.3.3 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Khi ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng, điều đó cho thấy ngân hàng đang gặp phải tình trạng rủi ro mất vốn, do đó, dự phòng rủi ro là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro mất vốn. Dự phòng của một ngân hàng bao gồm dự phòng cụ thể, để bảo hiểm cho các rủi ro cụ thể của từng khoản vay và dự phòng chung, bảo hiểm các rủi ro chung không xác định vốn có trong danh mục tín dụng.

Các chỉ số thể hiện dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Tỷ lệ dự phòng RRTD = --- Dƣ nợ bình quân kỳ báo cáo

Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này chỉ ra % dƣ nợ đƣợc dự đoán là không có khả năng thu hồi. Rủi ro tín dụng đƣợc coi là đặc tính cố hữu của hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì vậy, các ngân hàng buộc phải chấp nhận một tỷ lệ dự phòng nhất định để bù đắp các khoản nợ xấu khó đòi đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngân hàng không bị biến động. Do đó, nếu tỷ lệ này nhỏ một mặt có

thể chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu nhỏ, hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt song cũng có thể do các khoản dự phòng chƣa đƣợc trích lập đủ theo quy định.

Tỷ lệ dự phòng RRTD/Nợ quá hạn: tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các hoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thu hồi đƣợc vốn. Tỷ lệ này cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình cho vay của ngân hàng, giảm nguy cơ rủi ro tín dụng của ngân hàng và ngƣợc lại

Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Hệ số bù đắp RRTD = --- Nợ quá hạn khó đòi

Dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc xem nhƣ là khoản dự trữ cho tổn thất trong ngân hàng. Trích lập dự phòng đảm bảo cho các ngân hàng có thể duy trì đủ vốn chủ sở hữu để phản ứng trƣớc những khoản thua lỗ. Việc che dấu các khoản nợ quá hạn, trích lập dự phòng không đủ theo quy định là nguy cơ tiềm ẩn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Để việc trích lập dự phòng đúng, đủ thì điều quan trọng nhất là công tác phân loại nợ và việc thực hiện chuyển nợ quá hạn của các ngân hàng.

1.3.3.4 Biện pháp bảo đảm tiền vay

Cho vay có tài sản bảo đảm là việc cho vay vốn mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đƣợc cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng vay, bảo lãnh của bên thứ ba. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm đƣợc tính bằng tỷ lệ % giữa các khoản vay có tài sản bảo đảm với tổng dƣ nợ cho vay.

Dƣ nợ cho vay có TSBĐ Tỷ lệ cho vay có TSBĐ = --- Tổng dƣ nợ

Tài sản bảo đảm cho các khoản vay cho phép ngân hàng có thể có đƣợc nguồn thu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất (ví dụ: từ hoạt động sản xuất kinh doanh, từ thu nhập của khách hàng, …) không có hoặc không đủ trả nợ. Tài sản bảo đảm sẽ góp phần làm giảm tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không trả đƣợc nợ. Vì vậy khi xem xét yếu tố tài sản đảm bảo phải chú ý tới từng trƣờng hợp.

Bên cạnh nợ quá hạn, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lƣợc đa dạng hóa tài sản, lập hồ sơ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản vay, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)