Kiến nghị với Hội sở Maritimebank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 83 - 91)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CƢ́U

4.3. Kiến nghị với Hội sở Maritimebank

Thiết lập quy trình cấp tín dụng rõ ràng hơn trong đó phân rõ trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến khoản cấp tín dụng từ khi tiếp cận khách hàng cho đến khi khoản vay đƣợc tất toán

Mặc dù ngân hàng đã thiết lập đƣợc quy trình cấp tín dụng trong đó quy định trách nhiệm của từng bộ phận nhƣng quy định này vẫn chƣa chặt chẽ, các sai phạm thẩm định tín dụng vẫn xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu là do yếu tố con ngƣời. Do vậy, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của khách hàng:

 Xác minh rõ về nhân thân của khách hàng ngay trong quá trình thầm định: Thận trọng với các khách hàng mới nhƣng cũng không vì quá tin tƣởng những khách hàng đã có uy tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng mà bỏ qua các nguyên tắc nghiệp vụ.

 Thực hiện hệ thống kiểm soát chặt chẽ trƣớc, trong và sau khi cho vay. Ngừng giải ngân hoặc thu hồi nợ trƣớc hạn nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu gian dối nào của khách hàng.

- Hạn chế sự gian lận, thiếu trung thực và các sai phạm nghiệp vụ của cán bộ quan hệ khách hàng:

 Thiết lập hệ thống kiểm tra độc lập việc thực hiện nghiệp vụ của cán bộ quan hệ khách hàng. Việc kiểm tra này có thể đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, định kỳ hoặc đột xuất bởi bộ phận Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ.

 Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ quan hệ khách hàngvề tính xác thực của thông tin nêu ra trong báo cáo thẩm định, trách nhiệm kiểm tra, giám sát các khoản vay do mình thẩm định hoặc đƣợc phân công theo dõi.

 Xử lý nghiêm minh các trƣờng hợp vi phạm có chủ ý của cán bộ quan hệ khách hàng để làm gƣơng cho toàn hệ thống của ngân hàng.

 Luân chuyển cán bộ quan hệ khách hàng phụ trách khách hàng, ví dụ nhƣ chỉ phụ trách khách hàng tối đa 2 năm, sau đó phải chuyển hồ sơ sang ngƣời khác tiếp tục thẩm định và quản lý.

 Có quy chế rõ ràng về khen thƣởng, kỷ luật và tiến trình nghề nghiệp của nhân viên.

- Kiểm soát kết quả định giá tài sản bảo đảm, xác minh tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm phải có đầy đủ hồ sơ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của chủ tài sản đối với tài sản đó và tính chân thực hợp lệ của tài sản. Cán bộ QHKH tiến hành kiểm tra thực tế hiện trạng tài sản và thực hiện định giá tài sản bảo đảm.

 Đa dạng hoá danh mục cấp tín dụng nhằm phân tán và kiểm soát rủi ro

tín dụng hiệu quả:

- Căn cứ vào kết quả kinh doanh tín dụng thời gian qua của Maritimebank nói chung và của riêng chi nhánh Maritimebank Vĩnh Phúc nói riêng, đề xuất Ngân hàng nên đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng theo những hƣớng nhƣ sau:

 Ƣu tiên phát triển tín dụng đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao là FDI, SME và thể nhân,

 Hƣớng tập trung vào các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trƣờng tiêu thụ ổn định: Điện, dầu khí, viễn thông, dƣợc phẩm

 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng thời gian qua, phân tích kỹ nguyên nhân gây nợ xấu và định hƣớng phát triển kinh tế của từng địa bàn về ngành hàng, lĩnh vực, đối tƣợng khách hàng có tiềm năng lớn là mục tiêu đầu tƣ của chi nhánh. Trên cơ sở đó Hội sở chính điều chỉnh giảm/loại bỏ các ngành có nhiều rủi ro ra khỏi danh mục, mở rộng đầu tƣ các ngành có sức phát triển mạnh ít rủi ro, đồng thời điều chỉnh bổ sung các ngành mới tiềm năng vào danh mục đầu tƣ. Sau đó, Hội sở chính phân bổ danh mục đầu tƣ đến từng chi nhánh với tỷ trọng đầu tƣ cho từng loại hình doanh nghiệp, từng ngành hàng cụ thể. Để làm đƣợc điều này, đòi hỏi chất lƣợng của hệ thống báo cáo tín dụng, mức độ cập nhật thông tin và yêu cầu nghiêm ngặt về trách nhiệm báo cáo, giải trình của các cấp có liên quan tại các Chi nhánh và Phòng giao dịch.

 Định kỳ hàng quý, hoặc khi thị trƣờng có biến động bất thƣờng, Hội sở chính sẽ làm việc với chi nhánh để điều chỉnh danh mục đầu tƣ cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của từng địa phƣơng, bảo đảm kiểm soát đƣợc rủi ro tín dụng trong hạn mức cho phép và tăng trƣởng tín dụng theo kế hoạch.

KẾT LUẬN

Trải qua nhiều năm tăng trƣởng mạnh mẽ, liên tục và những cải tiến toàn diện, sâu sắc về thực hành tổ chức, quản lý cũng nhƣ nhân lực, kể từ khi chính thức thành lập năm 2007 cho đến nay đã hoạt động gần 8 năm, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc những kết quả tiến bộ và đáng ghi nhận trong mọi mặt kinh doanh, trong đó bao gồm cả hoạt động tín dụng. Cùng với sự gia tăng số lƣợng các khoản vay, tăng dƣ nợ tín dụng, sự phát triển của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới. Khi gặp những biến động bất lợi về kinh tế vĩ mô nói chung và ngành ngân hàng nói riêng những năm qua đã làm chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng, đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ nợ xấu gia tăng, tỷ lệ trích lập dự phòng cao, giảm thu nhập của ngân hàng. Tình hình đó đòi hỏi các chi nhánh nói chung và chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng phải hành động nhanh chóng để hạn chế rủi ro tín dụng, kiềm chế rủi ro tín dụng ở một mức độ thích hợp và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho chi nhánh và ngân hàng.

Với những kiến thức đƣợc học, tôi đã phân tích, đánh giá công tác hạn chế rủi ro tín dụng cũng nhƣ các yếu tố tác động tới hiệu quả của công tác này tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc để làm rõ về mức độ hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân làm cơ sở đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại đơn vị này.

Bên cạnh đó, tôi cũng có những kiến nghị với Hội sở chính – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam vì rủi ro tín dụng ngân hàng là lĩnh vực rất cần sự quan tâm phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống ngân hàng, của NHNN và nhiều ban ngành, các cấp quản lý, các nhà khoa học do nó liên quan đến

sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Do kiến thức của tác giả và thời gian nghiên cứu có hạn, Luận văn không thể tránh những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo của Quý Thầy giáo, Quý Cô giáo và sự góp ý chân thành của bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện và có tính thực tiễn hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ, 2006. Nghị định số 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/12/2006 về Giao dịch bảo đảm. Hà Nội.

2. Frederic S.Mishkin, 2011. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.

3. Phan Thi ̣ Thu Hà, 2007. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đa ̣i ho ̣c Kinh tế Quốc dân.

4. Lƣu Thị Hƣơng, 2005. Tài chính doanh nghiệp chuyên ngành. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

5. Nguyễn Minh Kiều, 2007. Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Minh Kiều , 2009. Nghiê ̣p vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.

7. Ngân hàng nhà nƣớc, 2002. Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ngày 03/04/2002 của NHNN về Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng. Hà Nội.

8. Ngân hàng nhà nƣớc, 2007. Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để sử lý rủi ro tín dụng. Hà Nội.

9. Ngân hàng nhà nƣớc, 2013. Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

10. Ngân hàng nhà nƣớc, 2014. Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nƣớc, 2014. Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hà Nội.

12. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc. Báo cáo nội bộ hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014. Vĩnh Phúc.

13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, 2012. Quy trình xếp hạng tín dụng dành cho khách hàng của Maritimebank. Hà Nội.

14. Peter S.Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.

15. Quốc hội, 2005. Bộ luật dân sự năm 2005. Hà Nội.

16. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng 2010. Hà Nội.

17. Quốc hội, 2005, 2014. Luật doanh nghiệp năm 2005, 2014. Hà Nội.

18. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, 2001. Quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng. Hà Nội.

19. Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ và trích lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng. Hà Nội.

20. Nguyễn Văn Tiến, 2010. Quản trị rủi ro kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Website

21. Nguyễn Trƣờng An, 2014. Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Đà Nẵng.

http://tailieu.vn/doc/tom-tat-luan-van-thac-si-quan-tri-kinh-doanh-han- che-rui-ro-tin-dung-trong-cho-vay-tieu-dung-tai-ng-1767327.html

22. Nguyễn Thị Anh Đào, 2012. Hạn chế rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương - Chi nhánh Đà Nẵng.

http://tailieu.vn/doc/tom-tat-luan-van-thac-si-quan-tri-kinh-doanh-han-che- rui-ro-tin-dung-doanh-nghiep-tai-ngan-hang-thu-1517540.html

23. Nguyễn Hải Đăng, 2011. Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu.

http://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-sy-kinh-te-han-che-rui-ro-tin-dung-tai- ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon--1770204.html

24. Lê Quốc Thắng, 2012. Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum.

http://tailieu.vn/doc/tom-tat-luan-van-thac-si-quan-tri-kinh-doanh-han- che-rui-ro-tin-dung-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-ph-1517537.html

25. Ngô Thị Thanh Trà, 2010. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn.

http://tailieu.vn/doc/luan-van-thac-si-kinh-te-cac-giai-phap-han-che-rui- ro-tin-dung-tai-ngan-hang-tmcp-ngoai-thuong-viet-1212320.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh vĩnh phúc (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)