Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 97 - 99)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển TTKDTM trong TTNĐ tại BIDV Hai Bà Trƣng

4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ TTKDTM

Tỷ trọng thanh toán séc trong thanh toán KDTM khá khiêm tốn chứng tỏ séc chưa được sử dụng phổ biến và chưa hấp dẫn người sử dụng. Để thúc đẩy hoạt động thanh toán qua séc, chi nhánh BIDV Hai Bà Trưng cần khuyến khích khách hàng sử dụng séc nhiều hơn. Trong trường hợp phát hành Séc quá số dư có thể bị phạt nhưng nếu KH phát hành quá số dư do tiền chưa kịp về dẫn đến khách hàng phải nộp thêm mức tiền phạt trả chậm.Vì vậy, chi nhánh nên cho phép khách hàng được dư nợ hoặc cho khách hàng vay quá số dư để thanh toán trong một hạn mức và thời

gian nhất định. Nếu thực hiện được những ưu đãi này cho khách hàng thì sẽ thu hút khách hàng sử dụng thanh toán séc hơn.

Trong các phương thức TTKDTM, UNT rất ít được sử dụng, chiếm tỷ trọng không đáng kể. Bởi vì UNT có quá nhiều yếu tố, thủ tục thanh toán rườm rà, phải có thỏa thuận hoặc hợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng. UNT chỉ có lợi cho người bán khi tất cả mọi người có tài khoản tại NH. NH chỉ cần xây dựng một quy trình chuyển thu nhập vào tài khoản cho KH, để khi người mua muốn thanh toán tiền không phải đến NH làm thủ tục nộp tiền mà vẫn có thể chi trả được cho người bán. Hình thức này phù hợp với những đơn vị cung cấp dịch vụ, thường xuyên thu tiền khách hàng với hợp đồng cố định như: thu tiền điện, nước, cáp truyền hình, điện thoại… Việc NH thu hộ các nhà cung cấp sẽ thấy tiện ích rất nhiều, hàng tháng họ không phải đến thu tiền của người sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp vì NH đã thực hiện hộ. Chính vì vậy để phát triển phương thức này, chi nhánh cần liên kết được với các nhà cung cấp dịch vụ trên để thanh toán cho những khách hàng có tài khoản tại ngân hàng của mình.

Phát triển thanh toán qua thẻ, đẩy mạnh phát hành thẻ nhằm chiếm lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng cần sớm đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ sinh viên; tăng số lượng máy ATM để phục vụ nhu cầu rút tiền của khách hàng ở mọi lúc mọi nơi, tăng cường liên kết mạng thanh toán POS với các liên minh, gia tăng số lượng thẻ phát hành, đồng thời cũng chú trọng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ, nâng cao hiệu quả kinh doanh POS và dịch vụ chi lương qua thẻ…

Phát triển nhiều tiện ích mới trên E-banking vì hiện nay số lượng người dân sử dụng Internet ở mức cao và số lượng thuê bao điện thoại di động và số thuê bao máy bàn ngày càng gia tăng thì xu hướng KH sẽ sử dụng các dịch vụ thanh toán công nghệ hiện đại tiện ích như Internet banking, Mobile banking, Phone banking, Home-banking là rất lớn. Vì vậy để đẩy mạnh thanh toán qua các hình thức này, đẩy mạnh các dịch vụ thanh toán như: trả tiền điện nước, tiền điện thoại, nộp thuế… nhằm nâng cao sự đa dạng của dịch vụ ngân hàng điện tử, cạnh tranh với các ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 97 - 99)