Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 101 - 103)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3. Một số đề xuất, kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Chính phủ là cơ quan điều hành mọi hoạt động kinh tế. Vì vậy, Chính phủ đóng vai trò chính yếu và quan trọng trong việc định hướng mọi hoạt động của quốc

gia. Đối với lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đang rất cần quan tâm và hỗ trợ từ nhiều phía của Chính phủ:

- Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Mặc dù nhiều chính sách của Chính phủ đã ra đời nhưng chưa thực sự hiệu quả. Do đó, chính phủ cần có những chính sách đồng bộ, mạnh mẽ hơn yêu cầu các khu vực này thay đổi hình thức thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Sau khi Chính phủ ban hành các Luật, cần chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành khẩn trương ban hành Quyết định, Thông tư hướng dẫn để Luật sớm có hiệu lực theo quy định.

- Pháp luật hoá các thoả thuận thanh toán: trong quá trình mở rộng thanh toán giữa các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng, chính phủ cần xây dựng các văn bản pháp quy thừa nhận và điều chỉnh các thoả thuận trong thanh toán. Trong đó quy định rõ nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích và tâm lý của các bên.

- Đầu tư công nghệ theo hướng hiện đại là biện pháp cần thiết để hệ thống NHTM Việt Nam tồn tại và phát triển trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, việc đầu tư này đòi hỏi chi phí không nhỏ từ phía các NHTM. Để giảm bớt gánh nặng về tài chính cho ngành ngân hàng, Chính phủ cần có chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cho các NHTM. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các chính sách và biện pháp để phát triển mạng viễn thông quốc gia tạo điều kiện để các tổ chức, ngân hàng cung ứng dịch vụ thanh toán mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ thanh toán.

- Chính phủ cần xây dựng cơ chế giám sát và đánh giá thường xuyên việc thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 nhằm đảm bảo việc thực hiện phát triển thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra theo đúng lộ trình được Thủ tướng phê duyệt.

Chính phủ cần quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền và phổ biến kiến thức về thanh toán KDTM thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đến các cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hai bà trưng, hà nội (Trang 101 - 103)