Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 31 - 35)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển mạng lƣới chi nhánh

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

- Quy mô và năng lực tài chính:

Năng lực tài chính của một ngân hàng thƣơng mại thƣờng đƣợc biểu hiện trƣớc hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng. Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hƣởng tới quy mô kinh

doanh của ngân hàng nhƣ: khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tƣ tài chính và trình độ trang bị công nghệ. Trong khi đó việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh ngân hàng đòi hỏi những khoản chi phí không nhỏ cho việc chuẩn bị mặt bằng trụ sở và trang thiết bị hoạt động. Khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một ngân hàng vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh. Thứ ba là khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một ngân hàng cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính. Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro, có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra. Ngƣợc lại, nếu nợ xấu tăng nhƣng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp.

Chính vì thế nếu hoạt động kinh doanh của các điểm giao dịch mới trong những năm đầu chƣa có khả năng thu đƣợc lợi nhuận sẽ gây ảnh hƣởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống. Bên cạnh đó quy mô của ngân hàng càng lớn cộng với lợi thế về mạng lƣới khách hàng sẵn có sẽ tạo điều kiện làm tiền đề cho các chi nhánh mới phát triển trên nhiều mảng kinh doanh đặt biệt là giao dịch thanh toán, tiền gửi. Hơn nữa theo các quy định mới của NHNN quy mô vốn điều lệ đóng vai trò định tính trong việc xác định số lƣợng điểm chi nhánh đƣợc phép mở.

Nhƣ vậy, nói cách khác quy mô và năng lực tài chính đóng vai trò then chốt trong việc phát triển và hoạt động kinh doanh của mạng lƣới chi nhánh/ PGD.

- Năng lực quản lý và khả năng kinh doanh:

Trình độ quản lý và khả năng điều hành hoạt động kinh doanh là những vấn đề mà ngân hàng thƣơng mại cần tính đến khi mở rộng mạng lƣới để có thể giảm bớt rủi ro thất thoát, kinh doanh kém hiệu quả. . Năng lực quản trị điều hành trƣớc hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trƣớc những diễn biến của thị trƣờng. Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể đƣợc phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra đƣợc một tập hợp đầu ra cực đại.

Trong điều kiện hiện nay khi mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang diễn ra gay gắt thì việc mở rộng mạng lƣới mà không có hệ thống quy trình quy chế để quản lý và kiểm soát rủi ro tốt sẽ khiến ngân hàng dễ đối mặt với các rủi ro liên quan đến chất lƣợng tín dụng và quản trị tác nghiệp. Nói về năng lực quản lý các NHTM đang trong quá trình cơ cấu lại toàn diện nhất là tăng cƣờng năng lực thể chế (cơ cấu lại tổ chức và hoạt động), tăng cƣờng năng lực tài chính (cơ cấu lại tài chính) và đổi mới căn bản cơ chế quản lý và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các ngân hàng từ trung ƣơng đến chi nhánh, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý, kinh doanh ở hội sở chính phù hợp với thông lệ quốc tế. Phân biệt rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng quản trị và ban điều hành. Bộ phận giúp việc Hội đồng quản trị ít nhất gồm có Ban Kiểm soát/Kiểm toán, Hội đồng/Ủy ban quản lý rủi ro. Mở rộng quan hệ đại lý, hợp tác kinh doanh, phát triển sản phẩm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Xúc tiến hiện diện thƣơng mại của các NHTM Việt Nam tại các thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế.

- Nhân tố công nghệ

Ngân hàng thuộc lĩnh vực dịch vụ tài chính, hầu hết các mảng hoạt động của khu vực ngân hàng đề gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững và có hiệu quả của từng ngân hàng nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tạo ra những cơ hội giảm thiểu giấy tờ hành chính, thay đổi sự phân bố nguồn nhân lực theo hƣớng giảm thiểu bộ phận nghiệp vụ và tăng cƣờng nhân lực cho các bộ phận dịch vụ chăm sóc khách hàng, làm thay đổi cách thức kinh doanh và tăng chất lƣợng dịch vụ.

Do tính nhạy cảm của mình hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi công nghệ hiện đại với tính an toàn và bảo mật cao. Việc phát triển mạng lƣới ồ ạt mà không trang bị công nghệ hiện đại dễ dẫn đến rủi ro trong hoạt động quản lý cũng nhƣ trong quá trình tác nghiệp, làm tăng chi phí nguồn nhân lực.

Nhƣ vậy có thể nói công nghệ là yếu tố quan trọng không chỉ phục vụ trực tiếp cho quá trình tác nghiệp và ứng dụng các sản phẩm ngân hàng hiện đại ngày nay mà còn đóng

vài trò then chốt ảnh hƣởng đến khả năng quản trị hệ thống. Năng lực công nghệ của ngân hàng còn đƣợc thể hiện qua tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ.

- Nguồn nhân lực:

Ngân hàng là một dạng tổ chức đặc thù của nền kinh tế thị trƣờng. Hiệu quả kinh doanh và phát triển của nó bên cạnh việc phụ thuộc rất lớn vào quy mô và chiều sâu của hoạt động thì nguồn lực cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong thời kỳ đầu khởi nghiệp nguồn vốn vật chất, công nghệ quyết định khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nhƣng trong giai đoạn nền kinh tế tri thức và hội nhập hiện nay khi mà trình độ công nghệ và quy mô về vốn của các ngân hàng đều tƣơng đƣơng nhau và các sản phẩm tài chính là những sản phẩm tƣơng tự nhau thì chất lƣợng của nguồn nhân lực sẽ trở thành nhân tố chủ chốt để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể tiến hành một cách có hiệu quả. Vì suy cho cùng nhân lực là tác nhân chính tạo ra nguồn vốn và điều hành công nghệ. Bên cạnh trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực thì đạo đức cũng là những yêu cầu quan trọng của các cán bộ ngân hàng. Và hiệu quả của chính sách phần lớn do con ngƣời trong ngành ngân hàng tạo ra. Hệ thống các ngân hàng đƣợc xem là hệ thống băng chuyền có nhiệm vụ chuyển tải chính sách tiền tệ đến với thị trƣờng.

Thực tiễn nhiều quốc gia cho thấy nếu sự phát triển của hệ thống ngân hàng đƣợc hỗ trợ bởi sự phát triển tƣơng xứng của nguồn nhân lực chất lƣợng cao sẽ tạo nên sự bền vững cho Ngân hàng.

Việc bùng nổ mạng lƣới ngân hàng thƣơng mại trong những năm 2006 -2008 đã khiến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà đặc biệt là nhân lực cấp cao lâm vào tình trạng thiếu hụt tạm thời.

- Chiến lược phát triển mạng lưới của mỗi ngân hàng:

Mỗi ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lƣợc phát triển mạng lƣới riêng biệt, phù hợp với các điều kiện bên trong và bên ngoài Ngân hàng. Chiến lƣợc phát triển mạng lƣới có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động các chi nhánh của Ngân

hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong toàn hệ thống tổ chức tín dụng, thấy đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, thấy đƣợc những cơ hội và thách thức trong từng giai đoạn của thị trƣờng tài chính. Trên cơ sở đó Ngân hàng sẽ dự đoán sự thay đổi của môi trƣờng để xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển mạng lƣới phù hợp. Tùy từng thời kỳ, dựa trên chiến lƣợc kinh doanh của Ngân Hàng cùng với tình hình thực tế của từng địa bàn, Ngân hàng phải lập kế hoạch và lên cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đƣa ra chỉ tiêu đối với từng chi nhánh. Nếu nhận thấy trong năm có những biến động lớn của thị trƣờng tài chính cũng nhƣ những thay đổi của các chính sách Nhà Nƣớc, Ngân hàng mẹ có thể linh động điều chỉnh chiến lƣợc kinh doanh các chỉ tiêu cho từng chi nhánh và các một cách linh động phù hợp với tình hình hiện tại. Các chỉ tiêu về hoạt động mở rộng mạng lƣới cũng thay đổi theo hƣớng phù hợp với tình hình thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)