Giải pháp hoàn thiện về chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 70 - 72)

3.3. Những giải pháp phát triển hệ thống chi nhánh của Eximbank

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về chiến lược mở rộng mạng lưới chi nhánh

Hoàn thiện chiến lƣợc mở rộng mạng lƣới chi nhánh sẽ giúp Eximbank nhanh chóng lấy đƣợc thế chủ động trong công tác phát triển mạng lƣới trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung.

Đầu tƣ xây dựng bất động sản tại các vị trí phù hợp để mở rộng mạng lƣới tạo điều kiện ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh/ PGD trong đó ƣu tiên các BĐS hiện có phù hợp nhằm đáp ứng nhằm sử dụng và khai thác hiệu quả công cụ của tài sản.

Chiến lƣợc phát triển ngang cùng với đa dạng hóa dịch vụ:

+ Chiến lƣợc phát triển ngang: Eximbank sẽ thực hiện chiến lƣợc này theo hƣớng mở rộng ở các vùng trọng điểm kinh tế trƣớc cụ thể là tại các thành phố thị xã ở các tỉnh Tây Nguyên trƣớc sau đó nghiên cứu thị trƣờng và phát triển ra các vùng lân cận. Xây dựng chi nhánh tại các vùng trọng điểm kinh tế với mục tiêu thăm dò và tiếp cận thị trƣờng. Căn cứ trên kết quả thực tế kinh doanh và nhu cầu thị trƣờng tiến tới từng bƣớc mở rộng mạng lƣới là các phòng giao dịch, điểm giao dịch ra các huyện thị lân cận .Cụ thể Eximbank sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể mở ba chi nhánh còn lại trên địa

bàn Tây Nguyên là Gia Lai, Kon Tum và Đăk Nông trƣớc năm 2015. Trong các tiếp theo căn cứ trên tình hình kinh tế địa phƣơng và kết quả khảo sát điều tra thị trƣờng sẽ tiến hành mở mới các PGD tại các thị trấn và huyện lân cận.

+ Đa dạng hóa dịch vụ: Các sản phẩm dịch vụ tài chính để cung cấp cho khu vực Tây Nguyên bao gồm các sản phẩm truyền thống của Eximbank kết hợp với các sản phẩm mới chuyên biệt cho phân khúc thị trƣờng khu vực Tây Nguyên. Đây là gói các sản phẩm phục vụ cho phân khúc thị trƣờng địa bàn miền núi kết hợp phân khúc thị trƣờng ngành nghề cây công nghiệp. Cụ thể là đƣa ra gói sản phẩm hỗ trợ vốn cho nông dân trồng và chăm sóc các cây công nghiệp chủ đạo (cà phê, cao su,…) trƣớc mùa vụ với lãi suất ƣu đãi kết hợp với huy động vốn nhàn rỗi sau vụ. Cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp thu mua cà phê với lãi suất ƣu đãi riêng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ cho vay VND với lãi suất USD kết hợp với cam kết bán nguồn thu ngoại tệ trong tƣơng lai theo hợp đồng kỳ hạn. Bên cạnh đó Eximbank còn đƣa ra một số tiện ích ƣu đãi với khách hàng trong khu vực nhƣ: Miễn phí hoàn toàn cho các giao dịch thanh toán giữa các chi nhánh Eximbank trong khu vực , ƣu tiên miễn/ giảm phí chuyển tiền đối với các khách hàng sử dụng vốn vay để thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức thanh toán chuyển khoản. Việc thực hiện các chính sách ƣu đãi và áp dụng linh hoạt các gói sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng thị trƣờng nhƣ vậy sẽ tạo sự khác biệt của Eximbank so với các ngân hàng đã có mặt trên thị trƣờng trƣớc đó góp phần tạo lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của Eximbank so với các ngân hàng bạn có mặt trƣớc đó. Đẩy mạnh cho vay phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế so sánh của khu vực, nhằm phát triển nhanh và bền vững của các địa phƣơng trong khu vực nhƣ, nông, lâm nghiệp, du lịch, khoáng sản, thuỷ điện; Tập trung đầu tƣ vào các cây công nghiệp dài ngày phù hợp với địa bàn Tây Nguyên nhƣ cà phê, hồ tiêu, cao su...Riêng đối với cây cà phê, ngoài cho vay trồng và chăm sóc ngành ngân hàng sẽ cho vay để chế biến sâu và tái canh các vƣờn cà phê già cỗi. Tiếp tục cân đối nguồn vốn để đầu tƣ cho vay các công trình trọng điểm, dự án lớn có sự lan tỏa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trong vùng, đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả;

Chiến lƣợc xây dựng mạng lƣới ngân hàng điện tử bên cạnh ngân hàng truyền thống:

Bên cạnh phát triển hệ thống chi nhánh truyền thống cũng cần nghiên cứu mở rộng các kênh phân phối hiện đại mới với sự tham gia của công nghệ thông tin nhý ATM, ngân hàng tự động, internet banking, home banking, PC banking, mobile banking với nhiều ƣu điểm tiện dụng cho khách hàng và tiết kiệm chi phí và nhân lực cho ngân hàng. Đa dạng hóa các kênh cung cấp dịch vụ sẽ thúc đẩy phát triển những sản phẩm tài chính mới, đẩy mạnh phát triển ứng dụng các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán mới, đa tiện ích và hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông . Hệ thống chi nhánh truyền thống kết hợp với các kênh phân phối hiện đại sẽ tạo nên hệ thống kênh phân phối bổ trợ cho nhau, gắn kết với nhau làm tăng ƣu thế cạnh tranh, tạo điều kiện phát triển thị trƣờng bán lẻ. Theo diễn đàn Tăng trƣởng Viễn thông Việt Nam năm 2010, những năm qua Việt Nam nổi lên là một thị trƣờng viễn thông lớn, tốc độ tăng trƣởng cao tại khu vực châu Á- Thái Bình Dƣơng. Đến tháng 8/2010 đã có 156 triệu thuê bao điện thoại, trong đó di động chiếm hơn 90%. Mật độ điện thoại đạt 181 máy/100 dân. Toàn quốc có gần 26 triệu ngƣời sử dụng Internet chiếm khoảng 30% dân số Việt Nam. Cũng theo đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông tiềm năng phát triển viễn thông tại Việt Nam còn rất dồi dào, do đó việc hƣớng tới mở rộng mạng lƣới thông qua ngân hàng điện tử cũng là một chiến lƣợc có tầm nhìn trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)