Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 35 - 38)

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển mạng lƣới chi nhánh

1.4.2. Các nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị - pháp luật (Các quy định của pháp luật):

Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó hoạt động của Ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các hoạt động của các NHTM chịu sự điều chỉnh của luật các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nƣớc. Mặt khác, ở Việt nam hiện nay các NHTM đƣợc tổ chức theo mô hình tổng công ty do vậy các chi nhánh Ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dƣới luật của nhà nƣớc ban hành còn phải tuân thủ theo các quy định mà NHTƢ ban hành cụ thể trong từng thời kỳ. Mặt khác, các NHTM là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ, là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn do vậy mà Ngân hàng phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật.

Do đặc thù của ngành, hoạt động ngân hàng chỉ có thể phát triển khi tạo đƣợc niềm tin nơi công chúng với môi trƣờng chính trị ổn định và hành lang pháp lý chặt chẽ hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho môi trƣờng kinh doanh của thị trƣờng tài chính phát triển lành mạnh và đảm bảo quy mô mạng lƣới phải tƣơng xứng với năng lực tài chính của Ngân Hàng pháp luật cũng đƣa ra các quy định về gia tăng vốn điều lệ cũng nhƣ điều kiện cấp phép mở rộng quy mô mạng lƣới hoạt động của ngân hàng.

Tại Việt Nam trong giai đoạn bùng nổ mạng lƣới ngân hàng thƣơng mại cổ phần hiện nay NHNN đã phải quản lý chặt chẽ việc mở mới chi nhánh và phòng giao dịch thông qua các quy định. Ngày 29 tháng 4 năm 2008 NHNN ban hành quy định số 13/2008/QĐNHNN trong đó có điều kiện để các NHTM mở sở giao dịch và chi nhánh trong nƣớc bao gồm các chỉ tiêu về hệ số an toàn, khả năng quản trị, tình hình kinh doanh thậm chí cả công thức khống chế số lƣợng chi nhánh. Thêm vào đó cuối năm 2009, Ngân hàng Nhà nƣớc đã gửi Công văn số 8921 (ngày 14/12/2009) tạm dừng việc xem xét cho đăng ký thành lập phòng giao dịch của các ngân hàng thƣơng mại trong năm 2009. Hơn nữa vấn đề gia tăng vốn điều lệ đạt mức 3.000 tỷ đồng để đáp ứng theo lộ trình đƣa ra của Ngân hàng Nhà nƣớc tại Nghị định 141 cũng là một áp lực không nhỏ đến quyết định mở rộng mạng lƣới của các nhà băng. Khác với các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, khi mà họ có một hệ thống luật khá đầy đủ và đƣợc sửa đổi và bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trƣờng hơn 20 năm, do đó hệ thống luật còn thiếu và chƣa đầy đủ và đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động của các NHTM nói chung và hoạt động mở rộng mạng lƣới nói riêng.

- Nhân tố kinh tế - xã hội:

Tình trạng phát triển của nền kinh tế là một nhân tố vĩ mô có tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM nói chung và đến hoạt động phát triển mạng lƣới nói riêng. Tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thƣơng mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trƣờng kinh tế quốc tế. Các Công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hƣởng đến các quốc gia trên thế giới, đồng thời dòng vốn quốc tế cũng đã và đang ngày càng gia tăng mạnh.

Kinh tế khởi sắc tạo động lực cho thị trƣờng tài chính phát triển sôi động đồng thời cũng làm gia tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng trong khu vực dân cƣ và doanh nghiệp. Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần và phục vụ cho chiến lƣợc bán lẻ các ngân hàng thƣơng mại đã xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lƣới nhằm tìm kiếm lƣợng khách hàng mới.

Tại nƣớc ta khi thị trƣờng tài chính Việt Nam đang dần mở cửa theo lộ trình cam kết WTO. Áp lực cạnh tranh càng tăng lên khi thị trƣờng tài chính - ngân hàng ngày càng có nhiều đơn vị tham gia đặc biệt là sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài. Chính vì thế để phát huy thế mạnh về mạng lƣới và khả năng “am hiểu địa phƣơng” của mình các ngân hàng trong nƣớc đều khẩn trƣơng mở mới chi nhánh phòng giao dịch gia tăng mật độ phủ sóng trên cả nƣớc.

- Nhân tố quốc tế :

Việc gia nhập WTO cũng đồng nghĩa với việc liên thông giữa nền kinh tế trong nƣớc với kinh tế thế giới. Sự xuất hiện của các định chế tài chính đến từ thị trƣờng tài chính thế giới không chỉ mang lại cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ tiện lợi hiệu quả mà còn cung cấp chuyển giao cho các tổ chức tài chính ngân hàng trong nƣớc hệ thống công nghệ quản lý hiện đại, nâng cao năng lực tác nghiệp, quản trị. Thêm vào đó việc hợp tác của các đối tác nƣớc ngoài còn giúp các tổ chức tín dụng trong nƣớc nâng cao năng lực tài chính giải quyết vấn đề nguồn vốn cho các ngân hàng nội.

- Đối thủ cạnh tranh:

Trong nền kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là hiện tƣợng phổ biến và khách quan. Ngành Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Trong những năm qua, thị trƣờng tài chính ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng. Hiện nay số lƣợng Ngân hàng đƣợc phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi Ngân hàng đã làm mất tính độc quyền của hệ thống Ngân hàng và ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Thị trƣờng tài chính với nhiều đối thủ cạnh tranh cũng là động lực để các ngân hàng nhanh chóng lên kế hoạch và triển khai chiến lƣợc phát triển mạng lƣới. Các ngân hàng làm việc này nhằm đạt đƣợc nhiều mục đích nhƣ tranh thủ lƣợng khách hàng mới, mở rộng thị phần, củng cố thƣơng hiệu, phát triển dịch vụ và nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác..

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI EXIMBANK TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)