Những thuận lợi và thách thức trong việc phát triển chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 65 - 70)

trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên

Việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trên cơ sở đó phát hiện ra tiềm năng, thế mạnh cũng nhƣ những hạn chế, khó khăn ảnh hƣởng đến sự phát triển, tăng trƣởng của Tây Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng đến việc dự đoán và đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh trên địa bàn, từ đó có kế hoạch và chiến lƣợc cụ thể cho mỗi địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đồng thời thể hiện tính linh hoạt và năng động trong kinh doanh của ngân hàng.

3.2.1. Những thuận lợi

- Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh nằm tiếp giáp với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, chỉ riêng Lâm Đồng không có đƣờng biên giới quốc tế 4 tỉnh còn lại đều có đƣờng biên giới giáp với nƣớc Lào và Campuchia dài 590 km (giáp với Lào 135 km, giáp với Campuchia 455km). Toàn tuyến biên giới có ba cửa khẩu đi sang hai nƣớc Lào, Campuchia là: Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, thuộc tỉnh Kon Tum đi sang tỉnh Atôpơ (Lào);Cửa khẩu Lệ Thanh thuộc tỉnh Gia Lai đi sang Rattanakiri (Campuchia); Cửa khẩu Bu Prăng thuộc tỉnh Đăk Nông đi sang Munđunkiri (Campuchia). Với vị trí địa lý như vậy Tây Nguyên có nhiều thuận lợi cả trong phát triển kinh tế, nhất là việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, giao thương kinh tế giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia đang ngày càng phát triển, đẩy cao nhu cầu về tài chính của các doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy nếu

được đầu tư và phát triển đúng hướng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và thương mại ở đây phát triển và là một thị trường tiềm năng cho việc kinh doanh của các ngân hàng.

Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nƣớc, rất phù hợp với những cây công nghiệp. Hiện nay, Tây Nguyên là vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá với sản lƣợng lớn, giá trị kinh tế cao và chất lƣợng ngày càng tăng, có lợi thế cạnh tranh cả trong và ngoài nƣớc nhƣ cà phê, cao su, chè, tiêu, dâu tằm, trà, bông vải, dƣợc liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy... Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 450.000 ha nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nƣớc. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (190 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lƣợng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nƣớc ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ƣơm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Dựa vào thế mạnh và tiềm năng phát triển kinh tế của các cây công nghiệp kể trên các ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ tiếp cận đến đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cây công nghiệp đặc biệt là cà phê.

Tây Nguyên còn nhiều tiềm năng, điều kiện phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn về du lịch tự nhiên và du lịch. Tây Nguyên có một số địa điểm có khí hậu ôn đới và điều kiện tự nhiên lý tƣởng cho nghỉ dƣỡng cao cấp, du lịch trên vùng cao nguyên nhƣ tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Kon Plông (Kon Tum), trong đó Đà Lạt đã đƣợc xây dựng trở thành thành phố nghỉ mát từ những năm đầu thế kỷ XX. Tây Nguyên có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, núi, sông, thác, hồ... và có hệ động thực vật hết sức phong phú, trong đó có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia... Có thể kể đến các cảnh quan hùng vĩ mang đậm chất Tây Nguyên nhƣ Đắk Bla, Pa Cô (KonTum), Sê Rê Pôk, Krông Ana, Krông Nô (Đắk Lắk), Đa Nhim (Lâm Đồng);các hồ lớn và đẹp nhƣ hồ Tuyền Lâm (Lâm Đồng), hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ (Gia Lai), các hồ thủy điện, thác Dray Sap, Trinh Nữ, Diệu Linh, Cam Ly, Pren...Tại Tây Nguyên còn có nhiều nguồn nƣớc nóng đến 55oC nhƣ suối Ram Phia, suối Kon Nit… tập trung ở Kon Đào, Ngọc

Tụ (huyện Đắk Tô,(Kon Tum), Đắk Ring, Ngọc Tem (huyện Kon Plông, Kon Tum); Đạ Long (huyện Đam Rông, Lâm Đồng)... là các suối chứa nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Về kinh tế - xã hội:

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có bƣớc phát triển đáng kể; hình thành đƣợc mạng lƣới đƣờng giao thông liên kết 5 tỉnh trong vùng và nối Tây Nguyên với tuyến hành lang Đông - Tây.

Công nghiệp Tây Nguyên đang phát triển cả về quy mô và trình độ công nghệ với sự xuất hiện một số ngành công nghiệp mới nhƣ thuỷ điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản...

Dịch vụ, nhất là thƣơng mại, vận tải, viễn thông, ngân hàng phát triển khá nhanh và thị trƣờng xuất khẩu ngày càng mở rộng.

Từ năm 2001 đến nay, vùng Tây Nguyên đã có những chuyển biến rất tích cực. GDP năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001, đạt mức tăng bình quân 11,9%/năm; năm 2011 tăng trƣởng 13,52% so với năm 2010; quí I-2012 tăng 12,80% cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của năm 2010. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng nhanh, từ 2,9 triệu đồng (năm 2001) lên 20,37 triệu đồng (năm 2011). Khoảng cách này năm 2001 bằng 47% của cả nƣớc thì đến năm 2011 bằng 75,44%.

Nhƣ vậy có thể thấy nếu đƣợc đầu tƣ tốt Tây Nguyên có thể là một thị trƣờng kinh tế rất có tiềm năng trong tƣơng lai. Trong khi đó số lƣợng các ngân hàng đƣợc mở ra ở các huyện, xã vẫn còn khá thƣa thớt, nông dân canh tác các cây công nghiệp vẫn chƣa có nhiều cơ hội tiếp cận với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Đây hứa hẹn là một nguồn khách hàng tiềm năng trong tƣơng lai nếu có chính sách hỗ trợ và sản phẩm phù hợp.

3.2.2. Những thách thức

Tây Nguyên vẫn là một vùng nghèo, chậm phát triển so với nhiều vùng trong cả nƣớc. Một yếu tố khách quan không thuận lợi là Tây Nguyên ở xa các trung tâm kinh tế lớn; xuất phát điểm đi lên thấp và thiếu nguồn lực đồng bộ, đủ mạnh để đầu tƣ phát

triển. Tiềm lực, trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn ở mức thấp. Quy mô kinh tế còn nhỏ yếu và cơ bản vẫn dựa trên nền tảng nông nghiệp với đặc trƣng phụ thuộc vào tự nhiên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Nông nghiệp có nhiều lợi thế nhƣng chƣa khai thác thật sự hiệu quả, chất lƣợng và sức cạnh tranh của nông sản trên thị trƣờng thấp. Quy mô công nghiệp nhỏ, giá trị sản xuất thấp. Hàng hóa xuất khẩu phần lớn là nguyên liệu thô, giá trị thấp. Tỷ trọng thu/chi ngân sách đến năm 2011 là 48,39%, mặc dù đã tăng 16,69% so với năm 2001.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chƣa đồng bộ; hệ thống đƣờng sá thiếu và chất lƣợng thấp. Các tuyến quốc lộ qua Tây Nguyên hiện nay đều trong tình trạng xuống cấp nặng (quốc lộ 14, 19, 27,...), đặc biệt là tuyến quốc lộ 14 hiện nay đã hƣ hỏng trầm trọng, đi lại quá khó khăn. Chính vì thế ngành dịch vụ và thƣơng mại ở đây phát triển còn chậm. Hệ thống thủy lợi và hạ tầng các khu cụm công nghiệp, dịch vụ du lịch, bƣu chính viễn thông chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đời sống dân cƣ cũng nhƣ hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Các tiềm năng, lợi thế về đất, rừng, tài nguyên khoáng sản mặc dù rất lớn nhƣng mới tập trung khai thác chiều rộng, chƣa khai thác chiều sâu để phát huy hiệu quả. Đây còn là địa bàn nhạy cảm và phức tạp về an ninh chính trị với trình độ dân trí hạn chế và nguồn nhân lực trình độ cao còn thiếu thốn.

Nhu cầu vốn để phát triển Tây Nguyên là rất lớn nhƣng ngân sách Nhà nƣớc chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 35% (tính đến năm 2010), còn 65% cần phải huy động từ các nguồn khác nhƣ ODA, FDI và vốn trong nƣớc. Tính đến hết tháng 8-2011, toàn khu vực Tây Nguyên đã thu hút đƣợc 149 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) đạt gần 808 triệu USD, chiếm 20,52% về số dự án và 3,42% về tổng vốn đăng ký của cả khu vực miền Trung-Tây Nguyên, chỉ bằng 1,15% về số dự án và 0,4% về tổng vốn FDI đăng ký của cả nƣớc.

Những hạn chế về sự phát triển kinh tế xã hội của vùng nêu trên cũng chính là thách thức đặt ra trong việc phát triển mạng lƣới ngân hàng.

Các giao dịch hoạt động thƣơng mại dịch vụ ở trên địa bàn vẫn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt do thói quen giao dịch từ trƣớc và đặc thù của nền kinh tế Tây Nguyên chủ yếu là thu mua nông sản. Chính tâm lý dùng tiền mặt, bao gồm cả VND và ngoại tệ mặt, và sự hiểu biết về dịch vụ ngân hàng của đa số ngƣời dân ở đây còn chƣa nhiều gây

khó khăn cho việc tiếp cận và giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại .

Công tác phát triển mạng lƣới nhất là việc xây dựng các chi nhánh trụ sở truyền thống đòi hỏi phải đầu tƣ lớn về vốn, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực nên ảnh hƣởng không nhỏ đến các chỉ số tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong ngắn hạn.

Sự phát triển mạng lƣới cũng đồng nghĩa với việc phải xây dựng đƣợc một hệ thống quản trị, điều hành xuyên suốt và phù hợp nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Vì vậy bài toán quản lý rủi ro luôn là một thách thức không chỉ riêng với hệ thống Eximbank

Vấn đề bảo mật và an toàn khi triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là một vấn đề quan trọng khiến các ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng vẫn chƣa mạnh dạn mở rộng và gia tăng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử . Điều này đã khiến cho quá trình mở rộng mạng lƣới ngân hàng hiện đại (internet banking và mobile banking) gặp trở ngại không ít.

Qúa trình phát triển mạnh mẽ mạng lƣới các tổ chức tín dụng đã tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các ngân hàng tại khu vực trung tâm thành phố. Đặc biệt, là sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khởi điểm từ ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc với lợi thế về quy mô vốn mạnh và bề dày lịch sử hoạt động. Cụ thể nhƣ Agribank vốn điều lệ lên gần 21.000 tỷ đồng trong năm 2010, Vietcombank là 23.174 tỷ đồng và VietinBank là 20.230 tỷ đồng và gần đây là BIDV vừa cổ phần hóa xong với số vốn lên đến 23.011 tỷ đồng Thêm vào đó, có thể thấy với mức phát triển kinh tế hiện nay Tây Nguyên vẫn còn là thị trƣờng tài chính nhỏ, chƣa phát triển, số lƣợng doanh nghiệp ít, khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp còn yếu. Hơn nữa Nhà Nƣớc ta vẫn chƣa có quy hoạch tổng thể về mạng lƣới tổ chức tín dụng căn cứ trên dân số và sự phát triển kinh tế của từng địa phƣơng cụ thể. Điều này đã làm tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng cho vay và huy động vốn. . Các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có quy mô vốn nhỏ cần phải đẩy lãi suất huy động vốn lên cao hơn so với trần của

ngân hàng nhà nƣớc đƣa ra từ đó đẩy mặt bằng cho vay tăng theo gây rủi ro cho hoạt động tín dụng.

Các ngân hàng thƣơng mại chủ yếu tập trung mở ở tại trung tâm thị trấn thành phố trong khi các vùng lân cận lại thƣa thớt dẫn đến sự canh tranh gay gắt tại các trung tâm kinh tế trong khi đó ở các vùng lân cận lại không đƣợc tiếp cận đƣợc đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong tƣơng lai hy vọng hệ thống ngân hàng sẽ đƣợc cơ cấu lại theo quan điểm của đề án cơ cấu ngân hàng ngân hàng nhà nƣớc sẽ phát triển một hệ thống ngân hàng đa dạng về sở hữu, quy mô và loại hình nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế về dịch vụ ngân hàng từ thành thị tới nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Về quy mô, hệ thống ngân hàng có các ngân hàng lớn làm trụ cột trong hệ thống ngân hàng; có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động có hiệu quả trong một phân khúc thị trƣờng thích hợp và đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngân hàng mỗi tầng lớp trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trên địa bàn Tây Nguyên (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)