Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

1.1 Lý luận chung về phát triển kinh tế HTX

1.1.3.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí đánh giá

 Khái niệm

Phát triển kinh tế HTX là sự tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng HTX gắn liền với sự hoàn thiện thể chế quản lý HTX và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của các xã viên.

 Nội dung

Phát triển kinh tế HTX về số lƣợng các HTX kiểu mới

Phát triển các nguồn lực của kinh tế HTX (nguồn nhân lực, vốn, khoa học – công nghệ,..)

Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội, năng lực cạnh tranh của các HTX Hoàn thiện thể chế quản lý HTX

 Tiêu chí đánh giá

 Xét từ khía cạnh một HTX:

Hợp tác xã đƣợc đánh giá theo 6 tiêu chí sau đây (Thông tƣ 01/2006 TT –

BKH hƣớng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại hợp tác xã):

Mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện Điều lệ hợp tác xã;

Mức độ đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh tế và đời sống xã viên; Mức độ tin cậy của xã viên đối với hợp tác xã;

Mức độ phúc lợi chung của hợp tác xã tạo ra cho toàn thể xã viên;

Mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên và xây dựng cộng đồng hợp tác xã. Nếu số các HTX đều hoàn thành tốt các tiêu chí đặt ra ở trên thì sẽ thúc đẩy khu vực kinh tế HTX phát triển và ngƣợc lại, sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế HTX.

- Xét từ khía cạnh toàn bộ khu vực kinh tế hợp tác xã: Khu vực kinh tế HTX đƣợc đánh giá theo các tiêu chí sau:

Số lƣợng các HTX: số lƣợng các HTX nhiều hay ít đánh giá mức độ phát triển của khu vực kinh tế hợp tác

Nguồn lực phát triển (vốn, lao động,..): đây là những nguồn lực không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế đất nƣớc nói chung và của khu vực kinh tế HTX nói riêng. Kết quả sản xuất kinh doanh: Mọi hoạt động kinh tế đều hƣớng tới mục đích cuối cùng là kết quả kinh doanh. Nếu đạt kết quả tốt, khu vực kinh tế HTX sẽ phát triển. Nếu kết quả kinh doanh chƣa tốt thì kinh tế HTX chƣa phát triển.

Năng lực cạnh tranh: Các sản phẩm do khu vực kinh tế HTX làm ra đã có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm của doanh nghiệp ngoài HTX chƣa và ngƣời tiêu dùng đánh giá nhƣ thế nào về các sản phẩm ấy ( chất lƣợng, giá thành, sự phong phú đa dạng về mẫu mã,..). Tất cả điều đó nói nên rằng khu vực kinh tế HTX có thực sự đứng vững trong nền kinh tế thị trƣờng hay không.

Tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc: Khu vực kinh tế HTX đã đóng góp bao nhiêu vào GDP của quốc gia, của địa phƣơng? Nó đóng góp nhƣ thế nào vào việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống của xã viên, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trƣờng sinh thái?

1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế HTX.

Yếu tố tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là yếu tố quan trọng, trực tiếp tác động đến sự phát triển kinh tế HTX. Nó bao gồm các yếu tố nhƣ: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên.

Điều kiện tự nhiên cớ ảnh hƣởng rất khác nhau tới sƣ phân bố và hoạt động của các loại hình HTX. Đồng thời, điều kiện tự nhiên cũng quy định sự có mặt và vai trò của một số HTX. Ví dụ nhƣ đối với địa hình đồi núi thích hợp với các HTX khai thác và chế biến lâm sản, HTX sản xuất chè,.. còn đối với địa hình chiêm trũng sẽ thích hợp với các HTX khai thác thủy sản,..

Điều kiện tự nhiên thuận lợi là yếu tố cơ bản góp phần vào sự phát triển của kinh tế HTX.

Yếu tố kinh tế

 Trình độ phát triển kinh tế

Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế:

Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện tiền đề để phát triển kinh tế HTX. Tăng trƣởng kinh tế cao và ổn định tạo điều kiện để nhà nƣớc có nguồn tài chính hỗ trợ cho kinh tế hợp tác xã về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nghiên cứu thị trƣờng,.. Cùng với quá trình tăng trƣởng kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây là điều kiện căn bản để phát triển kinh tế HTX trong các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.

Sự phát triển của kinh tế thị trường:

Sự phát triển của kinh tế HTX đòi hỏi sự hình thành và phát triển đồng bộ của các loại thị trƣờng đầu vào cũng nhƣ đầu ra, sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức kinh doanh. Vì thế sự phát triển đồng bộ và vận hành hiệu quả các loại thị trƣờng ảnh hƣởng trực tiếp và mạng mẽ đến sự phát triển của kinh tế HTX.

Kết cấu hạ tầng:

Đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho các HTX nói riêng. Hệ thống này bao gồm: đƣờng sá, cầu cống, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống cung cấp nƣớc sạch, hệ thống thông tin.. trong đó hệ thống đƣờng giao thông liên thôn, liên xã là yếu tố rất cần thiết để thúc đẩy HTX phát triển. Kinh

nghiệm phát triển HTX của các nƣớc cho thấy, nếu nhà nƣớc đầu tƣ cho hệ thống giao thông tốt thì kinh tế sẽ tự khắc phát triển “bám đƣờng” vì khi đó giao thông thuận tiện sẽ giảm chi phí sản xuất, khuyến khích sản xuất phát triển.

Sự phát triển của khoa học – công nghệ:

Khoa học theo nghĩa chung nhất là hệ thống những kiến thức, hiểu biết của con ngƣời về quy luật vận động và phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Công nghệ là sự chuyển hóa những tri thức của khoa học thành các phƣơng thức và phƣơng pháp sản xuất, vật chất hóa những tri thức khoa học vào trong các công cụ lao động, đối tƣợng lao động, trong quy trình công nghệ hoặc kết tinh lại thành kỹ năng nhằm chuyển hóa các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó phục vụ nhu cầu con ngƣời.

Trên phƣơng diện chung, các nhà kinh tế học đều cho rằng, khoa học và công nghệ là yếu tố mở đƣờng, quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc. Khoa học và công nghệ tác động tổng hợp đến tất cả các ngành, các lĩnh vực, tạo ra sự chuyển biến về chất trong hoạt động của các ngành và lĩnh vực, trong đó có các HTX.

Đối với các HTX, khoa học, công nghệ giúp cho sự hình thành các HTX khi tác động vào kinh tế hộ nông dân, phá vỡ thế khép kín tạo những nhu cầu hợp tác hình thành tổ chức kinh tế tự nguyện của họ. Nhu cầu hợp tác ngày càng tăng khi sản xuất của hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hóa, hình thành các HTX, tổ chức kinh tế của những ngƣời sản xuất hàng hóa. Không dừng ở đó, khoa học và công nghệ tác động vào các hoạt động của các HTX, tạo nên sức sản xuất mới cho chúng, để chúng làm tốt vai trò hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh của các tổ chức thành viên, nâng cao sức cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh khác.

Trình độ công nghiệp hóa:

Công nghiệp hóa (CNH) là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc. CNH là quá trình biến một nƣớc có nền kinh tế lạc hậu thành một nƣớc công nghiệp. Đảng ta quan niệm về CNH, HĐH nhƣ sau: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh

doanh, dich vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".

Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một quá trình với nội dung chủ yếu là: Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, nông thôn (thực hiện các cuộc cách mạng về cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa, sinh học hóa,...) tạo các điều kiện nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong nông nghiệp, khai thác hợp lý các nguồn lực. Phát triển các công nghiệp chế biến để công nghiệp hóa các sản phẩm nông nghiệp vừa khắc phục các hạn chế về đặc điểm sinh học của sản xuất nông nghiệp, vừa nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm. Phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần ở nông thôn.

Công nghiệp hóa ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển của các HTX, vừa tác động trực tiếp đến các hoạt động của HTX (cung cấp các thiết bị văn phòng hiện đại, nâng cao hiệu quả quản trị, cung cấp các thiết bị, máy móc, vật tƣ... Nâng cao năng lực hoạt động của HTX), vừa tác động đến các hộ nông dân, các trang trại với tƣ cách là thành viên trong các hợp tác xã.

Đối với hộ nông dân và các trang trại với tƣ cách là những thành viên, những đối tác của các HTX, công nghiệp hóa làm cho các đơn vị này nâng cao năng lực sản xuất tạo nên những nhu cầu mới của sự hợp tác, tạo những điều kiện hình thành các HTX ở quy mô và hình thức cao hơn.

- Hội nhập kinh tế quốc tế:

Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của kinh tế HTX: mở rộng thị trƣờng, học hỏi kinh nghiệm quản lý của các HTX tiên tiến trên thế giới, tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại để phát triển sản xuất kinh doanh,..

Hội nhập kinh tế quốc tế cũng mang đến những thách thức to lớn đối với phát triển kinh tế HTX ở Việt Nam. Đó là cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế ngày càng khốc liệt; những biến động tiêu cực của nền kinh tế khu vực và

quốc tế (khủng hoảng kinh tế, tài chính khu vực, toàn cầu,..) sẽ nhanh chóng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của các HTX.

Yếu tố xã hội:

- Dân số:

Quy mô dân số, cơ cấu dân số, trình độ dân trí của dân cƣ ảnh hƣởng đến quá trình hình thành, phát triển của các HTX.

- Lao động:

Nguồn lực lao động là lực lƣợng sản xuất quan trọng nhất của xã hội, nó bao gồm cả số lƣợng và chất lƣợng lao động. Về số lƣợng bao gồm những ngƣời trong độ tuổi lao động, về chất lƣợng bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực của ngƣời lao động, cụ thể là tình trạng sức khỏe, trình độ nhân thức, trình độ chính trị, trình độ văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề của ngƣời lao động.

Nguồn nhân lực là yếu tố nội sinh của các HTX. Trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh của các HTX với các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế khác nhau là rất gay gắt. Mặc dù là thành viên của các HTX, nhƣng các hộ gia đình sẽ từ chối các dịch vụ HTX cung cấp nếu chất lƣợng thấp, giá cả cao hơn đối tác khác. Để cạnh tranh đƣợc với các thành phần kinh tế khác, chất lƣợng nguồn lao động là nhân tố rất quan trọng.

- Văn hóa, y tế và giáo dục:

Điều kiện văn hóa, giáo dục là cơ sở để nhận thức và vận dụng các nhân tố khác tác động đến hoạt động của HTX và cuộc sống của xã viên. Trình độ phát triển của các dịch vụ y tế cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của HTX. Yếu tố văn hóa không dừng lại ở cách hiểu thông thƣờng, mà còn là hiểu biết về bản chất và yêu cầu đối với ngƣời thành lập, tham gia loại hình tổ chức HTX, nghĩa là khả năng của những xã viên trong việc hợp tác cùng nhau để phát triển HTX của họ, có thể coi đó là văn hóa HTX. Văn hóa HTX là văn hóa cộng đồng, văn hóa cùng chia sẻ lợi ích và trách nhiệm một cách tự nguyện, bình đẳng,... Để có đƣợc văn hóa này cần có một quá trình giáo dục công phu, thƣờng xuyên và lâu dài.

Điều kiện về cơ chế chính sách

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX chịu ảnh hƣởng lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Bởi vậy, nói tới hệ thống cơ chế chính sách tác động tới các HTX là không chỉ nói đến những cơ chế chính sách tác động trực tiếp mà còn cả những cơ chế chính sách tác động gián tiếp tới các HTX.

Đối với kinh tế HTX, chính sách có vai trò nhƣ bà đỡ cho sự hình thành và tạo môi trƣờng pháp lý và kinh tế cho nó phát triển. Khi nghiên cứu về điều kiện hình thành và sự ra đời của các HTX, các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò bà đỡ của hệ thống chính sách. Trong quá trình hoạt động, các HTX phải tuân thủ quy định của các luật, văn bản, chính sách có liên quan do nhà nƣớc ban hành. Các luật, chính sách có thể khuyến khích một số lĩnh vực, nhƣng lại hạn chế, thậm chí cấm không cho phát triển một số ngành nghề khác nhằm đạt những mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế. Trên thực tế, các HTX ở nƣớc ta đều đƣợc hình thành từ những văn bản chính sách và chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật. Trƣớc đây, các HTX kiểu cũ đƣợc hình thành từ chủ trƣơng của Đảng và các văn bản chính sách về tập thể hóa nông nghiệp. Sau này, khi mô hình HTX kiểu cũ không còn phù hợp với điều kiện mới, cũng từ các văn bản chính sách các HTX kiểu mới đã đƣợc hình thành thay thế các HTX kiểu cũ.

Không chỉ có vai trò tạo những điều kiện cho sự ra đời của các HTX, Nhà nƣớc thông qua việc xây dựng và ban hành khung pháp lý để, một mặt tạo lập môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho kinh tế HTX hoạt động, mặt khác giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất để tăng cƣờng năng lực của các HTX. Bằng cách đó, hệ thống cơ chế, chính sách đƣợc hình thành bới các yếu tố cấu thành nhƣ hệ thống luật, các chính sách, bộ máy tổ chức quản lý và cơ chế vận hành.

1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế HTX và bài học cho Thái Nguyên

1.2.1 Kinh nghiệm quốc tế 1.2.1.1 Thái Lan 1.2.1.1 Thái Lan

Hoàng tử Bidyalongkom, ngƣời khởi sƣớng thành lập phong trào HTX Thái Lan, sau này ông đƣợc nhân dân Thái Lan suy tôn là “Ngƣời cha của phong trào

HTX Thái Lan”.

HTX đầu tiên ở Thái Lan đƣợc thành lập ngày 26/02/1915 tại Phitsamulok. Đây là HTX tín dụng nông thôn và là hình thức HTX đơn năng với số lƣợng xã viên ít nhằm mục đích giúp đỡ ngƣời nông dân bị mắc nợ phục hồi sản xuất. Sự thành công của loại hình HTX kiểu này đã góp phần ngăn chặn không để đất đai của nông dân rơi vào tay những kẻ cho vay nặng lãi. Do hoạt động có hiệu quả nên hàng loạt HTX tín dụng nông thôn đƣợc thành lập khắp cả nƣớc. Cùng với sự phát triển của HTX tín dụng, các loại hình HTX nông nghiệp, HTX công nghiệp,.. cũng phát triển mạnh. Đến nay kinh tế HTX đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế chung của đất nƣớc, cũng nhƣ giữ vững ổn định xã hội.

Liên đoàn HTX Thái Lan (viết tắt là CLT) đƣợc thành lập theo Luật HTX ngày 26/02/1968. CLT là tổ chức cấp quốc gia cao nhất thực hiện chức năng đại diện, hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các HTX và xã viên theo luật định vì mục tiêu phát triển phong trào HTX ở Thái Lan.

Các loại HTX tiêu biểu ở Thái Lan:

HTX nông nghiệp: hoạt động kinh doanh của HTX nông nghiệp nhằm đáp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)