7. Bố cục của luận văn
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Tỉnh Thái Nguyên và ảnh
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý:
Tỉnh Thái Nguyên là một tỉnh miền núi trung du Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lƣu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lƣu đã đƣợc thực hiện thông qua hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút [21].
Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên 3.541km2
với 9 đơn vị hành chính gồm Thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và 7 huyện (Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lƣơng).
Với vị trí địa lý đó, kinh tế HTX của tỉnh sẽ rất thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tƣ, trao đổi hàng hóa với các tỉnh khác.
Địa hình:
Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài dãy núi trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hƣớng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc.
Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế HTX so với các tỉnh trung du miền núi khác. Tuy nhiên, với địa hình nhƣ vậy, các HTX sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khả năng thu hút đầu tƣ thấp gây ra sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các HTX.
Khí hậu:
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh Thái Nguyên tƣơng đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững. Tuy vậy, vào mùa mƣa với lƣợng mƣa tập trung lớn nên thƣờng xảy ra lũ quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở một số khu vực dọc theo lƣu vực sông Cầu và sông Công.
Tài nguyên:
Tài nguyên đất:
Theo số liệu thống kê ,tình hình phân bố và sử dụng đất trên địa bàn tỉnh năm 2013 thì diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (83,21%), diện tích đất phi nông nghiệp là 12,92% và đất chƣa sử dụng là 3,87%.
Với điều kiện đất đai nhiều, phù hợp cho phát triển kinh tế trang trại, đặc biệt là trang trại đồi rừng, Thái Nguyên chủ trƣơng phát triển mạnh kinh tế trang trại. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 900 trang trại, ở các trang trại chăn nuôi ngƣời dân không chỉ chăn nuôi mà còn trồng xen kẽ nhiều loại cây cối. ở một số trạng trại lâm nghiệp, ngƣời dân đã trồng xen các cây phục vụ công nghiệp với các cây họ đậu để làm tăng màu đất. Kinh tế trang trại là một hình thức phát triển mới của kinh tế hộ gắn với mục tiêu sản xuất hàng hoá quy mô lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế HTX phát triển. Cùng với đó, kinh tế trang trại đã tận dụng đƣợc nhiều diện tích đất trống đồi trọc, phát triển và mở mang nhanh chóng diện tích rừng, cải thiện môi trƣờng sinh thái, giải quyết đƣợc việc làm cho ngƣời lao động và góp phần tích cực trong xoá đói giảm nghèo khu vực nông thôn.
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013
Tổng số (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 353.318,91 100
Đất nông nghiệp 294.011,32 83,21
- Đất sản xuất nông nghiệp 108.074,68 30,59
Đất trồng cây hằng năm 63.794,05 18,06
Đất trồng lúa 47.008,61 13,30
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 168,65 0,05 Đất trồng cây hằng năm khác 16.616,79 4,70
Đất trồng cây lâu năm 44.280,63 12,53
- Đất lâm nghiệp có rừng 181.436,52 51,35 Rừng sản xuất 110.633,30 31,31 Rừng phòng hộ 35.237,54 9,97 Rừng đặc dụng 35.565,68 10,07 - Đất nuôi trồng thuỷ sản 4.373,16 1,24 - Đất nông nghiệp khác 126,96 0,04
Đất phi nông nghiệp 45.637,80 12,92
- Đất ở 13.682,29 3,87
Đất ở đô thị 1.838,91 0,52
Đất ở nông thôn 11.843,38 3,35
- Đất chuyên dùng 21.345,00 6,04
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 228,38 0,06
Đất quốc phòng, an ninh 3.054,47 0,86
Đất sx, kinh doanh phi nông nghiệp 4.360,18 1,23
Đất có mục đích công cộng 13.701,97 3,88
- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 107,17 0,03
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 818,92 0,23
- Đất sông suối, mặt nƣớc chuyên dùng 9.637,20 2,73
- Đất phi nông nghiệp khác 47,22 0,01
Đất chƣa sử dụng 13.669,79 3,87
- Đất bằng chƣa sử dụng 1.592,54 0,45
- Đất đồi núi chƣa sử dụng 4.423,67 1,25
- Núi đá không có cây rừng 7.653,58 2,17
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013.
Tài nguyên rừng:
Là tỉnh miền núi với diện tích đất lâm nghiệp gần 181 nghìn ha (chiếm 51,35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), Thái nguyên có lợi thế trong khai thác
và phát triển kinh tế rừng.
Tài nguyên khoáng sản:
Thái Nguyên nằm trong vùng khoáng sản Đông - Bắc Việt Nam, có 34 loại khoáng sản, phân bố tập trung thành các vùng lớn ở Đại Từ, Phú Lƣơng, Đồng Hỷ, Võ Nhai... có thể chia khoáng sản của tỉnh thành bốn nhóm sau:
+ Nhóm khoáng sản nhiên liệu gồm than mỡ, than đá, phân bố tập trung ở vùng Đại Từ, Phú Lƣơng.
+ Nhóm khoáng sản kim loại gồm kim loại đen và kim loại màu đƣợc coi là một trong những thế mạnh để phát triển công nghiệp của tỉnh, có ý nghĩa đối với nền công nghiệp trong vùng và cả nƣớc.
+ Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm pyirt, barit, phôtphorit đƣợc phát hiện ở bản Huống (Định Hoá), Huy Ngạc. Lục Ba, Làng Mới, Núi Văn (Đại Từ). Trong nhóm này đáng chú ý nhất là Phốtphorit với tổng trữ lƣợng đạt khoảng 60.000 tấn.
+ Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng có nhiều loại bao gồm: Sét xi măng có trữ lƣợng khoảng 84,6 triệu tấn. Ngoài ra Thái Nguyên còn có sét là gạch ngói; cát dùng để sản xuất thuỷ tinh thông thƣờng; cát, sỏi dùng cho xây dựng. Đáng chú ý nhất trong khoáng sản vật liệu xây dựng là đá cácbonnát bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng ở nhiều nơi trong tỉnh. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lƣợng 100 tỷ m3, có những mỏ lớn nhƣ Núi Voi, La Giang, La Hiên.
Tài nguyên khoáng sản của Thái Nguyên phong phú về chủng loại, trong đó nhiều loại có ý nghĩa đối với trong vùng và cả nƣớc nhƣ sắt, than. Điều này tạo nên lợi thế trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp luyện kim (trong đó có các HTX), góp phần đƣa Thái Nguyên trở thành một trong những khu trung tâm công nghiệp luyện kim lớn, tạo thuận lợi cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thúc đẩy lực lƣợng sản xuất phát triển. Tuy nhiên, hiện nay qua thực trạng khai thác nguồn tài nguyên cho thấy tỉnh chƣa có biện pháp quản lý một số tài nguyên quý, dẫn đến tình trạng nhân dân tự khai thác bừa bãi, gây ra những lãng phí to lớn, ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng tự nhiên của tỉnh. Do đó, cần phải có
Tài nguyên du lịch:
Tỉnh Thái Nguyên có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên nhƣ: Khu du lịch Hồ Núi Cốc, khu du lịch Hang Phƣợng Hoàng, Suối Mỏ Gà, khu di tích lịch sử ATK, Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam, các công trình kiến trúc nghệ thuật đền chùa nhƣ Đền Đuổm (Phú Lƣơng), chùa Hang (Đồng Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xƣơng Rồng, đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).
Tỉnh Thái Nguyên có thể hình thành các tuyến du lịch nối các điểm tham quan, du lịch trong tỉnh với các điểm du lịch của các tỉnh lân cận, nhƣ đến cây đa Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Pắc Bó (Cao Bằng); Động Tam Thanh, Nhị Thanh và núi Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Tam Đảo - Hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc); Đền Hùng (Phú Thọ); Côn Sơn, Đền Kiếp Bạc (Hải Dƣơng).
Tài nguyên du lịch sẽ thu hút lƣợng khách du lịch lớn, điều kiện thuận lợi để phát triển các HTX du lịch, dịch vụ.