7. Bố cục của luận văn
2.2 Cơ chế chính sách của tỉnh Thái Nguyên đối với phát triển kinh tế HTX
2.2.2 Giai đoạn từ 2003 đến nay
Ngày 26/11/2003, Luật Hợp tác xã đƣợc Quốc hội ban hành. Trên cơ sở đó, Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ và phát triển kinh tế Hợp tác xã của tỉnh [30], cụ thể:
Thứ nhất, Đề án “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 -2010” của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 03/10/2006, với một số nội dung và mục tiệu chủ yếu sau:
-Tƣ vấn, hỗ trợ, giúp đỡ để các HTX đã hoạt động theo Luật củng cố tổ chức, ổn định, phát triển, nâng cao hiệu quả trong hoạt động. Giảm tỷ lệ HTX yếu kém bình quân mỗi năm là 10%; nâng số HTX làm ăn khá giỏi bình quân mỗi năm tăng từ 10% đến 12% để đến năm 2010 số HTX làm ăn khá giỏi 55% - 60%, không còn HTX nào hoạt động mang tính hình thức, hạn chế tối thiểu HTX làm ăn kém hiệu quả phải giải thể.
- Khuyến khích các tổ hợp tác, HTX mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ để đến năm 2010 thu hút trên 80% số hộ nông dân trên địa bàn nông thôn sử dụng các hoạt động dịch vụ của tổ hợp tác, HTX.
- Tạo điều kiện để các tổ hợp tác có đủ điều kiện đăng ký thành lập HTX, tuyên truyền hƣớng dẫn để bình quân mỗi năm phát triển 18 – 20 HTX (mỗi huyện thành thị ít nhất 2 HTX). Số xã viên HTX mỗi năm tăng từ 1.500 – 1.700 ngƣời. Số lƣợng tổ hợp tác tăng bình quân 4%/năm; số lƣợng thành viên tổ hợp tác tăng 5%/năm. Phấn đấu đến 2010 không còn một xã nào trong tỉnh không có tổ hợp tác hoặc HTX.
- Đến 2010, mỗi huyện, thành phố, thị xã xây dựng đƣợc ít nhất 1 – 2 mô hình HTX điển hình, vững mạnh toàn diện. Toàn tỉnh xây dựng đƣợc 1 – 2 liên hiệp HTX theo ngành hoạt động có hiệu quả.
- Phấn đấu tỷ trọng tổng sản phẩm khu vực kinh tế tập thể (bao gồm cả kinh tế của các thành viên) vào GDP của tỉnh đến 2010 tăng hơn 50% so với mức hiện nay, để đạt khoảng 7,5%.
HTX đƣợc đào tạo các khóa tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức quản lý kinh tế ít nhất 1 lần. Đồng thời nâng số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học lên khoảng 10%, trung cấp 30%. Thu nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập thể, của xã viên, ngƣời lao động trong các HTX tăng gấp 2 lần so với năm 2005.
Thứ hai, Quyểt định số 2189 của UBND tỉnh Thái Nguyên ngày 05/10/2006 về việc thực hiện “Đề án tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010” với mục tiêu cơ bản nhằm đẩy mạnh việc đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể theo đúng quy định của Luật HTX; Nâng cao tốc độ tăng trƣởng, đƣa kinh tế tập thể cùng các thành phần kinh tế khác và kinh tế hộ xã viên đóng góp ngày càng cao trong tỉ trọng nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng nhất là vùng nông thôn.
Theo quyết định này, cơ chế chính sách của tỉnh đối với HTX là:
- Hỗ trợ thành lập HTX: các HTX thành lập mới hoặc chuyển đổi đƣợc hỗ trợ 2.000.000 đồng/ HTX trích từ ngân sách tỉnh.
- Bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ HTX: hỗ trợ đào tạo cán bộ 3 chức danh (các thành viên Ban quản trị, Ban kiểm soát, Chủ nhiệm, Kế toán trƣởng HTX) và cán bộ nghiệp vụ HTX (ngoài phần kinh phí hỗ trợ của Trung ƣơng). Mức hỗ trợ áp dụng theo Thông tƣ 22/2004/TT-BTC ngày 24/3/2004 của Bộ Tài chính “Hƣớng dẫn sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ HTX giai đoạn 2004 -2005”
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, chuyên viên theo dõi phát triển kinh tế hợp tác, HTX ở các ngành, các địa phƣơng. Kinh phí này giao cho Thƣờng trực Ban chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh tổ chức thực hiện.
- Hỗ trợ 50% học phí cho cán bộ, xã viên HTX có đủ điền kiện đi học các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (chính quy hoặc tại chức) có cam kết làm việc cho HTX ít nhất 5 năm sau khi tốt nghiệp.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin: hỗ trợ Liên minh HTX tổ chức mạng lƣới thông tin, thƣờng xuyên cung cấp thông tin cần thiết cho các HTX trong tỉnh thông qua việc xuất bản “ Bản tin kinh tế hợp tác xã”.
Thứ ba, Hƣớng dẫn số 1581 về việc thực hiện hỗ trợ kinh phí cho các HTX thành lập, chuyển đổi của Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên ngày 07/9/2007
Để triển khai thực hiện đề án thúc đẩy các địa phƣơng chuyển đổi, thành lập mới HTX theo Luật HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Sở Tài chính hƣớng dẫn việc cấp phát, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho HTX chuyển đổi, thành lập mới hàng năm nhƣ sau:
- Hình thức cấp phát:
Căn cứ vào tiến độ thực hiện chuyển đổi hoàn thành hoặc thành lập HTX mới, các huyện, thành phố, thị xã, Sở Tài chính bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để chi trả tiền hỗ trợ cho các HTX, duyệt dự toán kinh phí đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ HTX đã đƣợc bố trí trong dự toán của Liên minh HTX.
- Thủ tục thực hiện hỗ trợ cho các HTX:
HTX có đơn đề nghị hỗ trợ thành lập HTX (đơn có xác nhận của UBND xã, phƣờng, thị trấn) theo mẫu đơn HTHTX-01 (của Thông tƣ 02/2006/TT-BKH ngày 10/02/2006)
Bản sao đăng ký kinh doanh.
Thời gian thực hiện từ ngày 01/01/2007, mức hỗ trợ 2.000.000 đồng/1HTX nhƣ trong đề án đã quy định. Những HTX thành lập từ ngày 30/12/2006 trở về trƣớc áp dụng theo quy định tại quyết định số 3159/2003/QĐ-UB ngày 01/12/2003
UBND các huyện, thành phố, thị xã quyết định hỗ trợ cho các HTX chuyển đổi, thành lập mới
- Quyết toán:
Phòng Tài chính các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổng hợp kinh phí hỗ trợ cho các HTX chuyển đổi, thành lập mới vào quyết toán ngân sách của cấp mình theo quy định của Luật ngân sách hiện hành.
Thứ tư, Công văn số 347 của UBND Tỉnh Thái Nguyên ngày 18/3/2008 gửi các sở, phòng, ban, UBND các huyện, thành phố, thị xã và Liên minh HTX về việc đẩy mạnh thực hiện đề án “Tiếp tục đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác, HTX tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010” trong đó yêu cầu rõ các cấp lãnh đạo thực hiện
tốt một số nhiệm vụ nhằm phát triển kinh tế HTX của tỉnh, đặc biệt là yêu cầu đối với Liên minh HTX tỉnh, theo đó Liên minh HTX tỉnh có nhiệm vụ:
- Chủ động tham mƣu cho UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện đề án “Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010” năm 2008 và những năm tiếp theo.
- Phối hợp với các ngành chức năng rà soát quỹ đất và các thủ tục liên quan đến điều kiện cấp đất của các HTX có nhu cầu cấp đất, sử dụng đất làm trụ sở hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh; hƣớng dẫn các HTX làm các thủ tục cấp quyền sử dụng đất theo quy định.
- Tiến hành rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng của các HTX, lập kế hoạch và triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nghiệp vụ của các HTX. Chủ trì và phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho các xã viên tham gia học nghề, bồi dƣỡng đào tạo dài hạn và báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành, thị triển khai thực hiện tốt các chính sách của Nhà nƣớc và của tỉnh về hỗ trợ cho các HTX, để tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển.
Thứ năm, Kế hoạch số 21 của UBND tỉnh ngày 09/10/2008 về triển khai thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2008 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Thái Nguyên về việc tăng cƣờng lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khóa X), trong đó nêu rõ mục tiêu cụ thể nhƣ:
- Tăng cƣờng công tác tƣ vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các HTX cùng tổ chức, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Giảm tỷ lệ HTX yếu kém bình quân mỗi năm từ 10% - 12%, tăng số HTX làm ăn khá giỏi mỗi năm trung bình từ 5% - 7%. Hạn chế tổi thiểu số HTX hoạt động mang tính hình thức, làm ăn không hiệu quả phải giải thể.
mô và ngành nghề sản xuất kinh doanh nhằm thu hút từ 80% số hộ trên địa bàn nông thôn sử dụng các hoạt động dịch vụ của tổ hợp tác, HTX.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn để mỗi năm thành lập mới từ 15 – 20 HTX, số xã viên tăng từ 1.500 – 1.700 ngƣời, số lƣợng tổ hợp tác tăng bình quân 4%.
- Mỗi huyện, thành phố, thị xã xây dựng đƣợc từ 1 – 2 mô hình HTX điển hình tiên tiến, vững mạnh toàn diện. Củng cố hoạt động của Liên hiệp HTX chè và thành lập mới các Liên hiệp HTX theo ngành hoặc đa ngành.
- Phấn đấu đến năm 2010, 100% số cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của các HTX đƣợc đào tạo qua các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức quản lý kinh tế HTX. Tăng tỷ lệ cán bộ HTX có trình độ trung cấp trở lên bình quân mỗi năm 3%. Bình quân hàng năm nâng mức thu nhập của ngƣời lao động từ 1,2 – 1,5 lần.
- Phấn đấu nâng tỷ trọng sản phẩm khu vực kinh tế tập thể vào GDP của tỉnh đạt 7,5%.