Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển kinh tế HTX ở Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 99)

7. Bố cục của luận văn

3.1 Bối cảnh mới và tác động của nó đến phát triển kinh tế HTX ở Thá

3.1.1 Quốc tế

Nền kinh tế thế giới năm 2013, 2014 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trƣởng kinh tế của các nƣớc thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nƣớc thành viên đang chịu ảnh hƣởng của nợ công vẫn còn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở châu Âu chƣa hoàn toàn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhƣng triển vọng kinh tế toàn cầu nhìn chung chƣa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm đƣợc xem là một thách thức lớn của các nƣớc phát triển. Những yếu tố không thuận lợi đó từ thị trƣờng thế giới tiếp tục ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội nƣớc ta. Ở trong nƣớc, các khó khăn, bất cập chƣa đƣợc giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...Điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế HTX.

3.1.2 Việt Nam

Trƣớc tình hình kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, thách thức, Chính phủ đã có nhiều giải pháp và chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, địa phƣơng nỗ lực thực hiện nhằm ổn định và phát triển kinh tế. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), kinh tế Việt Nam năm 2013 có nhiều điểm sáng với những con số đạt và vƣợt chỉ tiêu đƣợc Quốc hội thông qua đầu năm. Trong đó, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2013 tăng 5,42% so với năm 2012. Mức tăng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhƣng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi; Kim ngạch xuất khẩu đạt đƣợc mức tăng hơn 10%, tỷ lệ nhập siêu 7%; Tỷ lệ thất nghiệp là 6,36%; Tốc độ tăng giá cả tiêu dùng (CPI) cả năm 7%,

tƣơng đƣơng mức tăng của năm 2012, nhƣng thấp hơn chỉ tiêu do Quốc hội đề ra (8%); Tuy nhiên, Tổng vốn đầu tƣ phát triển xã hội thấp hơn mục tiêu đề ra. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị “nghẽn” hấp thụ tín dụng, mà đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế đều dựa chủ yếu vào tín dụng. Bên cạnh đó, năm 2013 lại xuất hiện một vấn đề mới có nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch. Sự thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp thua lỗ, thị trƣờng bất động sản đóng băng, nhƣng chi tiêu công không thể giảm, nên đang trở thành vấn đề nan giải cho bài toán ngân sách năm 2014 và những năm tiếp theo.

3.1.3 Thái Nguyên

Năm 2013, 2014 mặc dù gặp nhiều khó khăn do tác động từ tình hình thế giới, trong nƣớc, song trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều đạt kết quả khả quan. Trong 6 tháng đầu năm 2014, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt 15,2%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 28,6%; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 48.486 tỷ đồng, vƣợt 1,3% kế hoạch cả năm; giá trị xuất khẩu đạt 2.115 triệu USD, bằng 211,5% kế hoạch cả năm, gấp 33 lần so với cùng kỳ năm trƣớc; tổng thu ngân sách đạt 2.750 tỷ đồng; giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 5.584,3 tỷ đồng, tăng 5,4% so với cùng kỳ; tạo việc làm mới cho 12.328 lao động, bằng 56% kế hoạch năm . Hoạt động an sinh xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an ninh, quốc phòng... 6 tháng qua đều ổn định và có bƣớc phát triển. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế HTX của tỉnh trong những năm tới. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn phục hồi còn chậm; tiến độ thực hiện một số công trình trọng điểm còn chƣa đúng theo kế hoạch; công tác giải phóng mặt bằng tuy đã thực hiện hiệu quả, nhƣng vẫn chƣa dứt điểm ở một số dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)