Một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế HTX ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

7. Bố cục của luận văn

2.4 Đánh giá chung về phát triển kinh tế HTX ở Tỉnh Thái Nguyên và vấn đề

2.4.3 Một số vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế HTX ở Thái Nguyên

Một là, trình độ cán bộ quản lý HTX còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

So với các loại hình doanh nghiệp khác, nhìn chung trình độ của cán bộ quản lý làm việc trong các HTX còn thấp. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong HTX rất hạn chế: chỉ có khoảng 9,3% số cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học, chỉ tiêu này tƣơng ứng với các chức danh Ban quản trị, kế toán trƣởng và Trƣởng Ban kiểm soát.

Một trong những lý do quan trọng khiến trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong HTX thấp là do họ ít có cơ hội đƣợc tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng. Các chƣơng trình này thƣờng hạn chế về số lƣợng và bất cập về nội dụng, phƣơng thức đào tạo. Từ thực tiễn này đặt ra yêu cầu bức thiết phải tiếp tục

đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng và cải tiến nội dung, phƣơng thức theo hƣớng thiết thực và phù hợp hơn đối với đội ngũ cán bộ trong các HTX.

Cũng do trình độ thấp nên các HTX còn gặp nhiều lúng túng, vƣớng mắc trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các HTX rất cần nhận đƣợc sự hỗ trợ, tƣ vấn từ phía nhà nƣớc.

Hai là, trình độ công nghệ sản xuất lạc hậu.

Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là phổ biến. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Chính vì vậy, các HTX hiện nay rất cần hỗ trợ, phổ biến thông tin, chuyển giao công nghệ.

Do những yếu kém trên nên việc tham gia của các HTX vào thị trƣờng cũng rất hạn chế. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ cho các HTX về khoa học, công nghệ và đào tạo, các HTX hiện nay cũng cần đƣợc hỗ trợ nhiều hơn trong lĩnh vực xúc tiến thƣơng mại để có thể vƣơn ra hội nhập và tiến hành các hoạt động thƣơng mại quốc tế.

Ba là, thiếu vốn sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, việc huy động vốn nội bộ của HTX gặp nhiều khó khăn do các xã viên chƣa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn vốn trong nội bộ xã viên là rất có hạn.

Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thƣờng bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chƣa tạo đƣợc uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thƣờng gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp.

Từ những khó khăn nêu trên cho thấy các HTX rất cần đƣợc hỗ trợ về tài chính tín dụng để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.

Bốn là, nhận thức của cán bộ quản lý HTX và xã viên về HTX còn nhiều sai lệch, chưa đầy đủ, trong khi đó nhận thức của toàn xã hội về kinh tế hợp tác và

HTX còn rất hạn chế và thiếu đồng bộ.

Nhiều cán bộ quản lý HTX và hầu hết xã viên hiểu rất mơ hồ về các nguyên tắc, giá trị của HTX, về những đặc trƣng của HTX kiểu mới, về các nội dung qui định trong Luật HTX, đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ cửa HTX, các quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với HTX. Nhiều xã viên vẫn còn tƣ tƣởng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của HTX và bao cấp của Nhà nƣớc, chƣa coi HTX là của chính mình, thiếu tích cực tham gia đóng góp, xây dựng HTX. Do đó, việc hỗ trợ tuyên truyền cho cán bộ, xã viên hiểu rõ, hiểu đúng về các giá trị, nguyên tắc của HTX là cần thiết. Về phía xã hội, từ chỗ nhìn nhận HTX nhƣ một cứu cánh to lớn của CNXH, chuyển sang kinh tế thị trƣờng thì đánh giá quá thấp, không đầy đủ và thiên lệch về kinh tế hợp tác và HTX. Điều đó ảnh hƣởng sâu sắc đến việc tạo lập môi trƣờng thuận lợi cho HTX phát triển.

Năm là, Khuôn khổ chính sách cho phát triển kinh tế HTX còn nhiều bất cập

Mặc dù những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã rất quan tâm, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ HTX, đặc biệt là đã ban hành Luật HTX 2003 và Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về “một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã nhƣng các chính sách chƣa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Việc triển khai các chính sách còn chậm (nhƣ chính sách về đào tạo dài hạn cho cán bộ, xã viên HTX). Sự can thiệp quá sâu của các cấp chính quyền cơ sở vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX (nhất là đối với các HTX nông nghiệp) đã hạn chế tính tự chủ, sáng tạo của HTX. Do đó, trong giai đoạn tới cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chính sách đối với các HTX, tạo môi trƣờng pháp lý thuận lợi hơn cho các HTX nâng cao hiệu quả kinh doanh, đáp ứng tốt hơn chiến lƣợc kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là đƣờng lối, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân vùng sâu vùng xa còn nhiều gian khó.

Sáu là, sự chuyển đổi loại hình sản xuất kinh doanh cho phù hợp với điều kiện mới, nhất là thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện còn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng và điều kiện của HTX nói riêng và kinh tế hợp tác nói chung.

Sáu vấn đề trên đã làm cho xung lực vốn có của HTX bị hạn chế, hình ảnh của kinh tế HTX trong nền kinh tế thị trƣờng bị hiểu sai lệch, lợi ích mà HTX mang lại cho xã viên không đƣợc nhiều.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)