Số lƣợng các HTX và lĩnh vực hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 71)

7. Bố cục của luận văn

2.3 Tình hình phát triển kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên từ 2003 đến nay

2.3.1 Số lƣợng các HTX và lĩnh vực hoạt động

2.3.1.1 Số lượng

Từ năm 2003 đến nay, sự phát triển của kinh tế HTX ở tỉnh Thái Nguyên đƣợc thể hiện ở đồ thị 2.1

Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên

Hình 2.1: Số lượng HTX của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2004 - 2013

Năm 2004 cả tỉnh có 307 HTX, đến năm 2013 con số này tăng lên 339. Đồ thị 1 phản ánh sự tăng, giảm không đều của số lƣợng HTX của tỉnh, số lƣợng HTX tăng nhanh trong giai đoạn 2004 – 2008 và giảm dần ở giai đoạn 2008 – 2012. Số lƣợng HTX tăng thêm bình quân hàng năm là 3HTX. Sự phục hƣng của HTX trong 10 năm trở lại đây phản ánh phát triển kinh tế HTX là một tổ chức kinh tế tất yếu trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay.

Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số lượng HTX của tỉnh giai đoạn 2003 - 2013

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số

HTX 307 314 324 330 355 356 311 303 309 339

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, 2013

Sự phục hồi của kinh tế HTX của tỉnh Thái Nguyên cả về chất và lƣợng ở giai đoạn này là kết quả của việc thực hiện tích cực Luật HTX sửa đổi năm 2003, những chủ trƣơng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, của tỉnh về kinh tế HTX. Song, số HTX của tỉnh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các trung

tâm kinh tế của tỉnh là Huyện Phổ Yên (22,12%), Thành phố Thái Nguyên (17,69%) và Huyện Đồng Hỷ (16,51%). Cơ cấu số lƣợng HTX hoạt động theo địa bàn của tỉnh tƣơng đối ít biến động. Nguyên nhân là do những địa bàn này có điều kiện về kinh tế - xã hội thuận lợi nhƣ: trình độ dân trí cao, kết cấu hạ tầng phát triển, các nguồn lực (vốn, khoa học công nghệ, lao động,..) đƣợc khai thác tối ƣu,..

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp số HTX theo địa bàn toàn tỉnh đến 31/12/2013

STT Đơn vị Năm 2010 2011 2012 2013 1 Huyện Phú Bình 23 26 26 23 2 Huyện Định Hóa 14 14 14 14 3 TP Thái Nguyên 54 52 55 60 4 Huyện Đồng Hỷ 54 53 55 56 5 Huyện Võ Nhai 29 32 33 36 6 Huyện Phú Lƣơng 30 26 27 31 7 Huyện Đại Từ 28 33 33 32 8 Huyện Phổ Yên 66 52 53 75 9 Thị xã Sông Công 13 15 13 12 Cộng 311 303 309 339

Nguồn:Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, 2013

2.3.1.2 Lĩnh vực hoạt động

Các HTX đã tham gia ngày càng sâu rộng vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau. Trong tổng số 339 HTX năm 2013 có 94 HTX dịch vụ nông nghiệp và thủy lợi, 2 HTX thủy sản, 33 HTX công nghiệp và thủ công nghiệp, 27 HTX xây dựng, 17 HTX vận tải, 18 HTX dịch vụ thƣơng mại, 2 quỹ tín dụng, 28 HTX sản xuất chè, 19 HTX chăn nuôi, 9 HTX trồng nấm,..

Bảng 2.7 Tổng hợp HTX theo lĩnh vực hoạt động

TT LOẠI HÌNH HTX SỐ LƢỢNG

I HTX nông nghiệp 162

1 HTX thủy sản 02

2 HTX dâu tằm tơ 04

3 HTX dịch vụ nông nghiệp và thủy lợi 94

4 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 19

5 HTX chè 28

6 HTX nấm 09

7 HTX trồng hoa, rau và quả an toàn 06

II HTX phi nông nghiệp 177

1 HTX xây dựng và khai thác vật liệu xây dựng 27

2 HTX vận tải 17

3 HTX dịch vụ điện 73

4 HTX dịch vụ thƣơng mại 18

5 HTX dịch vụ môi trƣờng 07

6 HTX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 33

7 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở 02

TỔNG CỘNG 339

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, 2013

- HTX nông nghiệp: Hiện nay, nhiều HTX có quy mô lớn, sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề, địa bàn hoạt động rộng nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Nhiều HTX dich vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp đã nâng cao chất lƣợng phục vụ, hạ giá thành. Những loại hình HTX này hiện nay phù hợp với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; giải quyết đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động ở nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng; góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các thành viên và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng. Tuy vậy, vẫn còn một số HTX sau khi chuyển đổi còn lúng túng trong hoạt động

sản xuất - kinh doanh hoặc tồn tại hình thức, hoạt động không hiệu quả.

- HTX Công nghiệp-TTCN: đây là loại hình HTX phát triển mạnh có nhiều tiềm năng để khai thác và tận dụng thế mạnh sẵn có của địa phƣơng để phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho một số lƣợng lớn ngƣời lao động ở thành thị và lao động dôi dƣ trong các cơ quan, xí nghiệp… Các HTX CN-TTCN có vốn đầu tƣ chiếm 37,96% tổng số vốn của các HTX trong tỉnh. Hàng năm các HTX hoạt động trong lĩnh vực này nộp ngân sách chiếm tỉ trọng trên 80% tổng nộp ngân sách của các HTX toàn tỉnh. Nhiều HTX hiện nay đã phát triển lớn mạnh trở thành những HTX mạnh trong toàn quốc.

- HTX dịch vụ điện: Thực hiện chủ trƣơng của Nhà nƣớc, bàn giao lƣới điện cho ngành điện quản lý, đến hết năm 2010 đã có 118 HTX bàn giao lƣới điện. Năm 2013 toàn tỉnh còn 73 HTX trong lĩnh vực này, trong đó có 30 HTX thuộc dự án năng lƣợng nông thôn II (RE-II) và 5 HTX có đủ điều kiện tiếp tục kinh doanh điện, 33 HTX chuyển sang kinh doanh ngành khác. Còn các HTX khác sau bàn giao đã giải thể hoặc ngừng hoạt động do không có vốn để chuyển đổi ngành nghề kinh doanh.

- HTX vận tải: Trong số 17 HTX vận tải có 3 HTX áp dụng mô hình quản lý kinh doanh tập trung, số còn lại áp dụng mô hình dịch vụ hỗ trợ cho xã viên. Một số HTX vận tải đang gặp khó khăn vì nhiều phƣơng tiện đã hết niên hạn sử dụng nhƣng thiếu vốn để đầu tƣ phƣơng tiện mới.

- HTX vệ sinh môi trƣờng: Đây là loại hình HTX phù hợp và cấp thiết ở các thị trấn, thị tứ và cả các vùng nông thôn các huyện. Nhƣng loại hình HTX này hiện nay chƣa phát triển đƣợc nhiều. Trong khi nhu cầu bảo vệ môi trƣờng hiện nay là đòi hỏi bức xúc trong đời sống xã hội, vì vậy phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nƣớc về vốn đầu tƣ, trang thiết bị cũng nhƣ quỹ đất quy hoạch xây dựng bãi rác thải…tạo điều kiện cho các HTX này phát triển.

- HTX xây dựng: Một số HTX hoạt động có hiệu quả, nhƣng có một số HTX gặp khó khăn do vốn ít, thiếu kinh nghiệm quản lý. Các HTX chƣa kết hợp giữa xây lắp với sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng nên hiệu quả thấp. Hiện nay các HTX mới chỉ tham gia các dự án quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu ở vùng nông thôn, chƣa ñủ sức cạnh tranh và thực hiện các dự án lớn.

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: Có 02 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đƣợc thành lập. Hai quỹ này đã hoạt động ổn định, có hiệu quả. Ngoài ra, còn có 02 HTX nông nghiệp hoạt động tín dụng nội bộ. Loại hình quỹ tín dụng nhân dân rất phù hợp với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế cho các hộ xã viên, giảm tình trạng cho vay nặng lãi.

- HTX hoạt động trong các lĩnh vực khác nhƣ: HTX chợ, HTX trƣờng học, còn ít.

2.3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý và cán bộ quản lý HTX

 Về cơ cấu tổ chức quản lý:

Để đáp ứng với đòi hỏi khách quan và tạo sự chủ động trong tổ chức và hoạt động của HTX trên nguyên tắc gọn nhẹ và có hiệu quả, Luật HTX năm 2003 đa đƣa ra hai mô hình tổ chức bộ máy quản lý:

Tổ chức một bộ máy vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng điều hành HTX.

Tổ chức độc lập một bộ máy thực hiện chức năng quản lý và một bộ máy thực hiện chức năng điều hành HTX.

Tƣơng ứng với hai mô hình tổ chức quản lý trên đây có hai cơ cấu tổ chức quản lý hơp tác xã khác nhau:

Mô hình 1: Cơ cấu tổ chức quản lý HTX gồm có: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX và Ban kiểm soát. Trong mô hình này không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng điều hành. Chủ nhiệm HTX, ngƣời đóng vai trò đứng đầu bộ máy điều hành, đồng thời là ngƣời đóng vai trò đứng đầu Ban quản trị.

Mô hình 2: Cơ cấu tổ chức quản lý HTX gồm: Đại hội xã viên, Ban quản trị, Chủ nhiệm HTX và Ban kiểm soát. Trong mô hình này, bộ máy quản lý và bộ máy điều hành đƣợc tổ chức độc lập với nhau. Ban quản trị là cơ quan quản lý do Trƣởng Ban quản trị đứng đầu, Chủ nhiệm HTX là ngƣời đứng đầu bộ máy điều hành.

HTX vẫn gồm có 4 cơ quan: Đại hội xã viên, Ban quản trị HTX (cơ quan quản lý), Chủ nhiệm HTX (cơ quan điều hành) và ban kiểm soát, trong đó Đại hội xã viên và Ban kiểm soát đƣợc tổ chức giống nhau ở cả hai mô hình. Tuy nhiên, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này trong mỗi mô hình có sự khác nhau.

Tính đến hết 31/12/2013, toàn tỉnh có 339 hợp tác xã hoạt động, trong đó có 327 HTX đƣợc tổ chức hoạt động và quản lý theo mô hình một bộ máy vừa quản lý, vừa điều hành (tƣơng đƣơng 96,46%), còn lại có 12 hợp tác xã (tƣơng đƣơng 3,54%) đƣợc tổ chức hoạt động theo mô hình hai bộ máy (cơ quan quản lý và điều hành riêng).

 Về cán bộ quản lý HTX

Trong 339 HTX năm 2013, tổng số cán bộ tham gia quản lý các HTX là 1.495 ngƣời, trong đó Ban quản trị HTX là 875 ngƣời (chiếm 58,53%), Ban kiểm soát là 345ngƣời (chiếm 23,07%) và kế toán là 275 ngƣời (chiếm 18,40%). Số cán bộ có trình độ trung học cơ sở là 856 ngƣời (chiếm 57,26%), trung học phổ thông là 603 ngƣời (chiếm 40,33%) và còn lại chƣa học qua trung học cơ sở (2,41%); Số cán bộ quản lý có trình độ đại học là 139 ngƣời (chiếm 9,3%), 398 ngƣời có trình độ trung cấp, cao đẳng (chiếm 26,62%) và 64,08% chƣa qua đào tạo chuyên môn. Nhƣng hầu hết các cán bộ HTX đã đƣợc học qua các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế ngắn hạn. Các cán bộ chƣa có bằng cấp chuyên môn quản lý, điều hành hoạt động của các HTX chủ yếu là lòng nhiệt tình, trách nhiệm và bằng kinh nghiệm thực tế. Một số cán bộ HTX có trình độ, năng lực sau khi đƣợc đào tạo bồi dƣỡng lại chuyển sang lĩnh vực khác. Nguyên nhân chủ yếu là nhiều cán bộ có năng lực, học vấn cao có tâm lý không muốn làm việc tại các HTX là do lĩnh vực kinh tế hợp tác còn nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ thấp.

Biểu 2.8: Số lƣợng và trình độ cán bộ quản lý HTX năm 2013 Đơn vị: người Đơn vị: người TT ĐƠN VỊ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÌNH ĐỘ TỔNG SỐ BAN QUẢN TRỊ KIỂM SOÁT KẾ TOÁN

VĂN HOÁ CHUYÊN MÔN

CẤP I CẤP II CẤP III CHƢA QUA ĐÀO TẠO CẤP T.CẤP; C.ĐẲNG ĐH A 1=2+3+4 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 1 Thành phố 262 149 56 57 - 152 97 128 0 102 32 2 Đồng Hỷ 259 154 53 52 - 168 82 199 0 42 18 3 Phổ Yên 333 193 85 55 - 217 109 231 0 67 35 4 Phú Bình 124 67 34 23 - 45 79 76 0 36 12 5 Sông Công 60 34 15 11 - 28 38 36 0 16 8 6 Phú Lƣơng 127 86 28 13 - 35 89 66 0 45 16 7 Đại Từ 114 65 24 25 - 75 33 66 0 42 6 8 Định Hoá 68 40 16 12 - 28 40 54 0 12 2 9 Võ Nhai 148 87 34 27 - 108 36 102 0 36 10 Toàn tỉnh 1.495 875 345 275 36 856 603 958 0 398 139 Tỷ lệ (%) 58,53 23,07 18,40 2,41 57,26 40,33 64,08 0 26,62 9,30

Bảng 2.9 Trình độ cán bộ quản lý các HTX năm 2013 Đơn vị: người Đơn vị: người TT Loại hình Số lƣợng HTX Số lƣợng cán bộ quản Trình độ VH Trình độ chuyên môn Cấp 1, 2 Cấp 3 Đại học Cao đẳng/trung cấp Chƣa qua đào tạo Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 HTX NN 162 706 490 216 37 5,24 143 20,25 526 74,51 2 HTX PNN 177 789 402 387 102 12,92 255 32,32 432 54,76 Cộng 339 1.495 892 603 139 9,30 398 26,62 958 64,08

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, 2013

Đối với các HTX nông nghiệp:

Tuy có những chuyển biến tích cực nhƣng cũng phải thừa nhận rằng các HTX vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng yếu kém, còn nhiều khó khăn và bất cập lớn về chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực quản lý

Phần lớn đội ngũ cán bộ trong các HTX nông nghiệp thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể quản lý điều hành HTX hoạt động một cách có hiệu quả. Đa số cán bộ đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành của các HTX nông nghiệp đều trên cơ sở uy tín và kinh nghiệm tích luỹ từ những hoạt động thực tế chứ chƣa từng đƣợc qua đào tạo dài hạn.

Năng lực tổ chức, quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp còn chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu phát triển của HTX trong cơ chế thị trƣờng. Bên cạnh đó, các HTX lại chƣa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng đội ngũ kế cận và chƣa cụ thể hoá các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX và nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực.

Trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phƣơng rất quan tâm đến việc đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTX nông nghiệp, đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về quản lý, điều hành và

HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng rất ít và hiệu quả thực tế không cao do phƣơng thức, cơ chế chính sách đào tạo chƣa thực sự hấp dẫn, khuyến khích đƣợc cán bộ HTX yên tâm học tập. Hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTX nông nghiệp chƣa đƣợc đào tạo về trình độ chuyên môn nghiệp vụ do vậy mà công tác tham mƣu, giúp việc cho HTX gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy nguồn nhân lực và đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có chất lƣợng thấp. Số lƣợng thành viên Ban quản trị HTX là 706 ngƣời, trong đó có trình độ đại học là 37 ngƣời chiếm tỷ lệ thấp 5,24%; cao đẳng, trung cấp 143 ngƣời chiếm 20,25%; chƣa qua đào tạo chiếm đến 74,51%. Cụ thể, trên địa bàn huyện Định Hóa có 2,94% cán bộ quản lý HTX có trình độ đại học; 76,83% cán bộ quản lý các HTX trên địa bàn huyện Đồng Hỷ và 68,92% cán bộ quản lý HTX ở Võ Nhai chƣa qua đào tạo. Đây là một trong những nguyên nhân căn bản của sự trì trệ, yếu kém của hệ thống Hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian qua.

Đối với Hợp tác xã phi nông nghiệp:

Qua bảng số liệu cho thấy, trình độ văn hoá cũng nhƣ chuyên môn của cán bộ quản lý các HTX phi nông nghiệp cao hơn so với các Hợp tác xã nông nghiệp. Trong tổng số 177 HTX, số cán bộ quản lý có trình độ trung học phổ thông là 387 ngƣời, chiếm 49,09%, số còn lại chiếm 50,91% có trình độ tiểu học, trung học cơ sở. Trong số 789 cán bộ quản lý của các HTX phi nông nghiệp, thì số cán bộ quản lý có trình độ Đại học chiếm 12,92% chủ yếu tập trung ở các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và vận tải, điển hình nhƣ hợp tác xã Công nghiệp vận tải Chiến Công (Thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)