Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 64)

7. Bố cục của luận văn

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội của Tỉnh Thái Nguyên và ảnh

2.1.2 Đặc điểm kinh tế-xã hội

 Tăng trƣởng và cơ cấu kinh tế:

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhƣng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện và nâng cao. Năm 2013, Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 6,56% ( giảm nhẹ so với năm 2012: 6,81%); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực: năm 2013 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 19,74%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,44%; khu vực dịch vụ chiếm 38,82% (năm 2012 có cơ cấu tương ứng: 20,78%, 41,31%, 37,91%). Năm 2013, số lao động đƣợc tạo việc làm mới đạt 23.832 lao động, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh là 11,7%; GDP bình quân đấu ngƣời đạt 29,1 triệu đồng (tăng so với năm 2012: 25,9 triệu đồng)[29]. Kinh tế tập thể đƣợc quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế HTX của tỉnh. Song vẫn còn nhiều mặt hạn chế nhƣ thiếu vốn đầu tƣ, trình độ công nghệ và khả năng cạnh trạnh của nhiều ngành, nhiều sản phẩm còn thấp, mức độ phát triển kinh tế thấp hơn so với tiềm năng; điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế HTX.

 Dân số - lao động:

Theo số liệu thống kê năm 2013, tổng dân số của tỉnh Thái Nguyên là 1.155.991 ngƣời, mật độ dân số là 327 ngƣời/km2. So với cả nƣớc, dân số tỉnh Thái Nguyên đứng thứ 33 và đứng thứ 3 các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Từ năm 2007 đến năm 2013, dân số toàn tỉnh tăng liên tục và khá cao với tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm của tỉnh là 0,68%; Đây là nguồn bổ sung rất quan trọng vào lực lƣợng lao động của tỉnh.

Bảng 2.2 : Dân số trung bình toàn tỉnh phân theo giới tính, thành thị, nông thôn

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2007 1.113.024 556.291 556.733 276.119 836.905 2008 1.120.311 555.271 565.040 282.943 837.368 2009 1.125.368 556.485 568.883 287.841 837.527 2010 1.131.278 558.914 572.364 293.557 837.721 2011 1.139.444 561.667 577.777 322.207 817.237 2012 1.149.083 566.415 582.668 326.897 822.186 2013 1.155.991 569.818 586.173 344.210 811.781

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013.

Mật độ dân số của tỉnh phân bố không đồng đều, trung bình là 327 ngƣời/km2

, trong đó: TP Thái Nguyên: 1.560 ngƣời/km2; Thị xã Sông Công: 621; Huyện Phổ Yên: 544; Huyện Phú Bình: 551; Huyện Phú Lƣơng: 290; Huyện Đại Từ: 282; Huyện Đồng Hỷ: 246; Huyện Định Hóa: 170; Huyện Võ Nhai: 79. [29] Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên quy định, địa hình phân cắt, lại có nhiều dân tộc cùng sinh sống, nên các dân tộc sống rải rác ở các địa hình cao, thấp khác nhau trong từng vùng lãnh thổ do đó mật độ dân cƣ thƣa thớt. Đây là một đặc điểm gây cản trở rất lớn tới việc đầu tƣ và phát triển trong toàn tỉnh nói chung và phát triển nguồn nhân lực cho các HTX nói riêng.

Nguồn lao động có xu hƣớng ngày càng tăng cùng với tăng dân số. Năm 2007, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động so với tổng dân số của tỉnh là 56,7%, năm 2012 là 60,4%, năm 2013 là 61,4%. Đây là lực lƣợng lao động dồi dào tạo điều

kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh cũng nhƣ của kinh tế HTX nói riêng. Nhƣng cũng đặt ra nhiều khó khăn trong giải quyết việc làm vì hiện tại nhiều lao động chƣa đƣợc bố trí công việc hợp lý. Mặc dù tỉnh đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm, cụ thể: số lao động đƣợc tạo việc làm trong năm ngày càng tăng: năm 2010 là 16.150 ngƣời thì đến năm 2013 đã tăng lên 23.832 ngƣời, nhƣng do tốc độ tăng dân số của tỉnh nhanh, trong khi nền kinh tế còn chƣa đáp ứng đủ nhu cầu về việc làm cho nhân lực trong tỉnh.

Bảng 2.3 : Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành thị và nông thôn

Năm Tổng số

Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị Nông thôn Đơn vị : Ngƣời 2007 631.217 137.920 493.297 2008 648.499 138.119 510.380 2009 665.652 139.029 526.623 2010 677.070 148.776 528.294 2011 685.630 157.002 528.628 2012 694.140 160.991 533.149 2013 709.393 178.116 531.277 So với tổng dân số (%) 2007 56,7 49,9 58,9 2008 57,9 48,8 61,0 2009 59,1 48,3 62,9 2010 59,9 50,7 63,1 2011 60,2 48,7 64,7 2012 60,4 49,2 64,8 2013 61,4 51,7 65,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013

 Văn hóa, y tế và giáo dục :

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó có 8 dân tộc đông dân nhất là : Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’mông và Hoa. Với nhiều dân tộc sinh sống nên tỉnh có sự đa dạng về văn hóa. Điều này ảnh hƣớng nhiều đến việc phát triển kinh tế HTX của tỉnh, nhất

là các huyện miền núi, vùng cao vì mỗi dân tộc lại có một nét văn hóa riêng, phong tục, tập quán canh tác khác nhau,..

Bảng 2.4: Số cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế

2010 2011 2012 2013

1. Số cơ sở y tế 539 541 529 520

Bệnh viện 21 23 23 23

Phòng khám đa khoa khu vực 25 24 24 17

Nhà hộ sinh 2 2 - -

Trạm y tế xã, phƣờng 180 181 181 181

Cơ sở y tế khác 311 311 301 299

2. Số giƣờng bệnh (Giƣờng) 3.956 4.371 4.525 4.719

Bệnh viện 2.972 3.362 3.556 3.684

Phòng khám đa khoa khu vực 130 155 155 130

Nhà hộ sinh 40 40 - - Trạm y tế xã, phƣờng 814 814 814 905 3. Số cán bộ ngành y tế (Ngƣời) 3.710 4.162 4.128 4.219 Bác sỹ 1208 1.241 1.232 1.265 Y sỹ 542 629 684 671 Y tá 1.753 2.040 1.980 2.050 Nữ hộ sinh 207 236 232 233 4. Số cán bộ ngành dƣợc 888 902 787 762 Dƣợc sỹ cao cấp 190 161 170 163 Dƣợc sỹ trung cấp 450 541 473 467 Dƣợc tá 248 200 144 132

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2013

Là một trung tâm y tế của vùng Đông Bắc với 01 Bệnh viện đa khoa TW, 22 Bệnh viện cấp tỉnh, 17 Trung tâm y tế cấp huyện và 480 Trạm y tế xã, phƣờng và cơ sở y tế khác; chất lƣợng dịch vụ y tế của tỉnh ngày một nâng cao.

Điều kiện kinh tế ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn, nhƣng tỉnh đã trang bị một đội ngũ cán bộ y, bác sỹ đến từng thôn bản, số

giƣờng bệnh không ngừng tăng cao mặc dù số cơ sở y tế giảm nhẹ. Năm 2013, Tỷ lệ bác sỹ tính bình quân trên 1 vạn dân là 10,94 ngƣời; số giƣờng bệnh là 40,6 giƣờng/1 vạn dân ; 86,7% số trạm y tế có bác sỹ [29]. Nhờ sự quan tâm đầu tƣ cho ngành y tế, tình hình chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Không để xảy ra các dịch bệnh lớn, số ca mắc các bệnh dịch giảm một cách đáng kể (năm 2005 là 7.989 ca đến năm 2013 giảm xuống còn 4.127 ca), không còn ngƣời chết vì các dịch bệnh. Tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin là 93,6% ; tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lƣợng dƣới 2500g là 6,1% ; tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng còn 15,9% [29]. Đƣợc sự chăm sóc về y tế nhƣ trên, ngƣời lao động sẽ có thêm điều kiện thuận lợi để lao động sản xuất, góp phần vào phát triển kinh tế hợp tác xã.

Với vị trí trung tâm Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, đầu mối hoạt động văn hóa giáo dục của cả vùng núi phía Bắc. Với 9 trƣờng đại học, 12 trƣờng cao đẳng, 8 trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, mỗi năm đào tạo đƣợc hơn 100.000 lao động. [29], Thái Nguyên là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục lớn của đất nƣớc.

Đó là những tiền đề, những tiềm năng quan trọng đƣa Thái Nguyên trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Bắc và vùng núi Đông Bắc trong hiện tại và tƣơng lai. Đây là lợi thế rất quan trọng để tỉnh đảm bảo nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ phát triển kinh tế HTX.

 Cơ sở hạ hầng kinh tế - xã hội:

Hệ thống giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho Thái Nguyên đẩy mạnh giao lƣu kinh tế, văn hóa – xã hội với các địa phƣơng khác trong vùng và cả nƣớc. Hệ thống đƣờng bộ của tỉnh có tổng chiều dài 2.753 km. Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc tỉnh Thái Nguyên, chạy qua thành phố Thái Nguyên – cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh, thảnh phố trong cả nƣớc. Các quốc lộ 37, 1B, 279 cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là mạch máu quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội – Quan Triều là đầu mối giao lƣu quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Hồng với Khu công nghiệp Sông Công, Khu Gang thép Thái Nguyên và Thành phố

Thái Nguyên. Hệ thống đƣờng thủy có 2 tuyến sông chính đi Hải Phòng và Hòn Gai (Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa từ Thái Nguyên đến hai cảng lớn Hải Phòng và Cái Lân (Quảng Ninh). Điều này rất thuận lợi trong việc phát triển các HTX dịch vụ giao thông vận tải.

Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông hiện đại, Tỉnh đã có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực, mạng lƣới viễn thông di động đã và đang đƣợc đầu tƣ đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn tỉnh đã phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Viettel, Mobifone, Vietnamobile, Gmobile và Sfone.

Hệ thống thủy lợi ngày càng hoàn thiện, hệ thống cung cấp điện cũng đƣợc đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt gia đình, đó là nguồn lƣới điện quốc gia với hệ thống đƣờng dây cao thế 110kV và 220 kV thông qua đƣờng hạ thế xuống 35kV – 12kV – 6kV/380V/220V.

Với những điều kiện hiện có, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh đã góp phần thúc đẩy kinh tế HTX của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn một số yếu kém, đặc biệt là hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông, gây khó khăn trong phát triển HTX.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế hợp tác xã ở tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)