Một số công ty nhỏ hơn nhưng ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến như “Công ty FPTS tăng 149% lên 543 tỷ, IBSC tăng lên 162%, MBS tăng lên 738% hay KIS tăng lên 184%”. Mặc dù, hầu như không tham gia hoạt động vào thị trường cổ phiếu, nhưng “Công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) tiếp tục vẫn kiếm đậm doanh thu từ mảng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp với lợi nhuận tăng đến 67%, từ 917 tỷ lên mức 1.532 tỷ đồng”. Doanh thu trong năm 2018 của “TCBS tính toán đạt 1.870 tỷ đồng, trong đó đóng hoạt động chính là hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành TP với doanh thu 1.227 tỷ đồng”. VPBS mặc dù mới thành lập nhưng đã có những chính sách phát triển doanh nghiệp và thu hút khách hàng cũng có lợi nhuận tăng 75% từ mức 290 tỷ lên 507 tỷ đồng.
f. Cơ sở hạ tầng công nghệ
Tổng thể cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển. CSHTCN đã học hỏi và chuyển giao được những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài và chuyển hẳn từ mô hình bán tự động sang tự động hoàn toàn.
Hệ thống giao dịch
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
SGDCK Hà Nội hiện đang vận hành 3 hệ thống giao dịch, cụ thể như sau:
Hệ thống giao dịch cổ phiếu niêm yết được xây dựng từ cuối năm 2004, vận hành chính thức tháng 7 năm 2005 theo mô hình nhập lệnh tại sàn. Tháng 10/2008 hệ thống được nâng cấp cho phép thực hiện giao dịch từ xa. Theo đó, CTCK kết nối trực tiếp đến SGDCK Hà Nội để nhập lệnh thông qua các màn hình giao dịch kéo dài. Hệ thống mạng giao dịch từ xa gồm hai hệ thống mạng chạy độc lập, dự phòng cho nhau, đảm bảo khi một mạng có sự cố vẫn không bị gián đoạn giao dịch. Số lượng máy trạm giao dịch có thể tăng tuỳ theo nhu cầu của CTCK. Hệ thống hỗ trợ phương phức giao dịch khớp lệnh liên tục và phương thức giao dịch thoả thuận.
Hệ thống giao dịch UPCOM cho CP công ty đại chúng chưa niêm yết. Hệ thống UPCOM kế thừa cơ bản về kiến trúc hệ thống, môi trường vận hành của hệ thống giao dịch của cổ phiếu niêm yết. Hệ thống giao dịch OTC sử dụng phương thức: “giao dịch thoả thuận điện tử và phương thức giao dịch thoả thuận thông thường trên nền tảng từ xa.”
Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt được xây dựng mới toàn bộ ngoại trừ các phần mềm xử lý và ngôn ngữ lập trình kế thừa từ hệ thống giao dịch CK niêm yết. Ba điểm đáng chú ý của phần mềm giao dịch trái phiếu bao gồm:
- Xử lý việc bố trí bảng điện tử giao dịch theo kỳ hạn còn lại, tính toán giá (không) bao gồm lãi gộp và chuyển đổi sang lợi suất (và ngược lại), quản lý việc thực hiện quyền phủ hợp với đặc thù của trái phiếu, theo chuẩn mực quốc tế.
- Bổ sung hình thức giao dịch repo
- Bổ sung hình thức giao dịch thoả thuận điện tử đối với giao dịch out- right và phương thức giao dịch yêu cầu chào giá Inquiry đối với giao dịch repo.
Sở giao dịch Chứng khoán Tp HCM
Tất cả các hoạt động giao dịch tại SGDCK TPHCM được kiểm soát bởi một hệ thống giao dịch. Sở đã đầu tư và phát triển HOSE Gateway, cổng kết nối trực tuyến cho các CTCK thành viên. Thông qua cổng này, hệ thống Front Ofice của các CTCK thành viên kết nối với hệ thống giao dịch hiện tại của SGDCK Tp.HCM để gửi lệnh
giao dịch của nhà đầu tư. Hệ thống giao dịch hiện tại của SGDCK Tp HCM có khả năng xử lý tối đa: 900,000 lệnh đặt/ngày, 600,000 lệnh khớp/ngày. SGDCK Tp. HCM cũng đã triển khai mô hình mạng 3 lớp nhằm tang tính ổn định, bảo mật và dự phòng cho cơ sở hạ tầng mạng. Mô hình này cho phép phân vùng các nhóm người dùng theo mục đích sử dụng. Qua đó, Sở có thể kiểm soát chặt chẽ việc truy cập của các người dung vào nhóm các máy chủ giao dịch. Ngoài ra, hệ thống mạng 3 lớp còn tăng them tính dự phòng bằng cách trang bị các kết nối dự phòng và cách định tuyến khác nhau giữa các điểm kết nối. Do đó, nếu có đường kết nối nào bị đứt, hệ thống mạng cho phép dữ liệu được định tuyến theo hướng khác nhằm đảm bảo dữ liệu vẫn đến được đích và gây ít trở ngại nhất khi có sự cố xảy ra.
Cơ sở hạ tầng CNTT của SGDCK Tp.HCM hiện nay đã đảm bảo:
- Giảm thiểu tình trạng tồn đọng lệnh giao dịch của nhà đầu tư: Phương thức giao dịch trực tuyến thông qua HOSE Gateway đã giải quyết vấn đề tồn đọng lệnh giao dịch của nhà đầu tư tại CTCK do việc chuyển lệnh vài hệ thống giao dịch của Sở được thực hiện một cách tự động và không còn được nhập một cách thủ công thông qua các Đại diện giao dịch tại Sàn giao dịch tại Sở.
- Tăng tính ổn định trong giao dịch chứng khoán: Hiện nay, lệnh giao dịch của nhà đầu tư được chuyển tự động từ nhà đầu tư vào hệ thống giao dịch của Sở thông qua hệ thống của Thành viên giao dịch. Do đó, cơ sở hạ tầng CNTT của các Thành viên giao dịch và đặc biệt SDGCK TP.HCM cần phải đảm bảo ổn định, nhanh chóm, nhằm phục vụ cho việc giao dịch của nhà đầu tư.
- Tăng tốc độ xử lý trong giao dịch chứng khoán: HOSE Gateway có chức năng: “Giảm thiểu các thao tác thủ công trong việc nhập lệnh thông qua Đại diện giao
dịch vào hệ thống giao dịch của Sở. Ngoài việc tang tốc độ giao dịch của nhà đầu tư thông qua tự động hoá trong khâu chuyển lệnh, phương thức này còn cho phép giảm thiểu rủi ro sai sót có thể xảy ra với hình thức nhập lệnh thủ công trước đó.”
Hệ thống giám sát thị trường
Hoạt động giám sát luôn luôn đi đôi với hoạt động giao dịch và là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các cơ quan quản lý và tổ chức thị trường. Hiện nay, hệ thống giám sát TTCK Việt Nam đang đi theo mô hình giám sát hai cấp với sự tham gia của CQQL chứng khoán là UBCKNN và các tổ chức vận hành thị trường là các SGDCK. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng KTTT của UBCKNN hiện tại đã hạn chế hiệu quả hoạt động của mô hình này và thực chất, đây chỉ là giám sát một cấp, chủ yếu là tại các SGDCK. Trong khu UBCKNN chưa thể thiết lập được một hệ thống giám sát độc lập và toàn diện (cấp giám sát thứ 2), vận hành song song với hệ thống giám sát tại
STT Thời gian Số công ty tham gia gửi báo cáo
Số lượng báo cáo gửi______________
1 9/3/2013-12/2013 341 1499
lại là một trong những nội dung còn nhiều hạn chế. Do chưa được kết nối trực tiết vào hệ thống giao dịch, các phần mềm giám sát tại các SGDCK hiện tại phải truy xuất các dữ liệu giao dịch từ hệ thống giao dịch.
Hệ thống công bố thông tin
Hiện nay hoạt động công bố thông tin đã đáp ứng nhu cầu căn bản của thị trường. Hệ thống trang Web của các SGDCK đã cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ đến nhà đầu tư. Hệ thống trang Web nay có bố cục khá đơn giản và rõ rang hiển thị thông tin từ nhiều nguồn như: các SGDCK, tổ chức niêm yết và thanh toán giao dịch. Ngoài ra, các SDGCK còn phân phối thông tin thị trường các Thành viên thị trường quan tâm như “Các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, thành viên giao dịch, Nhà cung cấp thông tin như (Reuters, Bloomberg,...) hay các Quỹ đầu tư.”
g. Mức độ minh bạch thị trường
Mức độ minh bạch thị trường đã được cải thiện rõ qua các năm thể hiện ở tình hình CBTT của các doanh nghiệp cũng như những bước tiến trong các chuẩn mực kế toán, kiểm toán để bắt kịp với xu hướng của toàn cầu.
Theo quy định tại thông tư 155, các đối tượng chủ yếu phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo và CBTT bao gồm: “Các công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu (ngoại trừ tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiểu Chính phủ được bảo lãnh và trái phiếu chính phủ địa phương); CTCK, Công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại VN, quỹ đại chúng; SGDCK, Trung tâm lưu ký chứng khoán VN, Nhà đầu tư thuộc đối tượng CBTT và các tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Theo quy định, các đối tượng phải công CBTT dưới các hình thức sau: “Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin, hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, trang thông tin điện tử của SGDCK, trang thông tin điện tử của trung tâm lưu ký chứng khoán, các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định.”
Năm 2012 SGDCK HNX đã triển khai hệ thống quản lý thông tin công ty (dành cho các công ty niêm yết/ đăng ký giao dịch) CIMS, theo đó doanh nghiệp thực hiện báo cáo và CBTT bằng dữ liệu điện tử nhằm giúp thông tin được công bố một cách nhanh chóng, thuận lợi.
Trên cơ sở quy định trên, UBCKNN ban hành “Quyết định định số 563/QĐ- UBCK ban hành Quy chế hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng hệ thống công bố thông tin (CBTT) (IDS) và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 25/9/2013. IDS là hệ thống tiếp nhận báo cáo và công bố thông tin công ty đại chúng của UBCKNN bao
gồm: Trang hệ thống công bố thông tin IDS trên cổng thông tin điện tử của UBCK và Phần mềm hỗ trợ công bố thông tin trên IDS.” UBCKNN đã cấp tài khoản cho 1600 công ty đại chúng trên tổng số 1800 công ty. Về việc tiếp nhận báo cáo công bố thông tin qua IDS: Tính thời điểm hiện tại, hệ thống IDS đã tiếp nhận hớn 70000 của 1300 công ty đại chúng, trung bình tiếp nhận 20000 báo cáo/ năm.
Bảng 6: Thống kê, tình hình gửi báo cáo và công bố của các công ty tời thời điểm triển khai đến 30/11/2016
2
__________________3 Năm 2014Năm 2015 _________________9411048 1981120166
4 Từ 1/2016
đến 30/11/2016
Nguồn: UBCKNNN
Về thông tin kết nối giữa IDS và Cổng thông tin điện tử UBCKNN: Toàn bộ thông tin cơ sở về công ty đại chúng, các báo cáo CBTT của CTĐC gửi qua IDS đã được UBCKNN chấp thuận đẩy lên cổng thông tin điện tử từ tháng 3/2014. Từ đó giúp hỗ trợ công ty đại chúng CBTT một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả và đúng quy định của pháp luật, đồng thời hỗ trợ UBCKNN nhanh chóng tiếp nhận các thông tin, dữ liệu báo cáo của các công ty đại chúng; hỗ trợ đơn vị nghiệp vụ tại UBCKNN thống kê dữ liệu phục vụ công tác quản lý giám sát về CBTT của các công ty đại chúng trên TTCK. Qua đó, giúp nhà đầu tư có thể tiếp cận những báo cáo, hồ sơ của các công ty một cách thuận tiện và minh bạch nhất.
Một số sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực hợp tác cùng Việt Nam cũng đã có sự hợp tác với để bước đầu triển khai nghiên cứu: “Khả năng tham gia sáng kiến kết nối các thị trường chung trong khu vực, (kết nối giữa các SGDCK) với một số SGDCK trong khu vực và thực hiện hình thức niêm yết chéo đối với những công ty đã đủ điều kiện.” Chính phủ cũng đưa ra chính sách khuyến khích “Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường quốc tế.” Định hướng này sẽ thúc
đẩy các doanh nghiệp VN để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề như: “Các công tác kế toán, quản trị công ty và thực hiện minh bạch hoá thông tin theo các chuẩn mực quốc tế.”
Theo báo cáo của UBCKNN: “Việc triển dịch vụ kế toán, kiểm toán cũng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng quản lý giám sát và tang cường tính công khai minh bạch và đã có hơn 133 công ty cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán được cấp phép với 1263 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên. Số lượng các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng cuối năm 2018 là gần 40 công ty.” Việt Nam thực thi những yêu cầu của ACMF: “Đưa ra áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Stardards - IFRS) và các chuẩn mực kiểm toán quốc tế (International Standards of Auditing - ISA) để góp phần hỗ trợ việc yêu cầu trong các hồ sơ công bố thông tin chào bán qua biên giới.”
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH
3.3.1 Ket quả đạt được.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua những giai đoạn suy thoái thăm trầm ở những năm 2006 - 2007 những sau đó đã hồi phục và đến nay vẫn duy trì được tốc độ phát triển hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ở trong tiến trình hội nhập sâu rộng với các thị trường chứng khoán các nước và khu vực trên thế giới. Tựu chung lại, những thành tựu đạt được của TTCK trong 20 năm qua được thể hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý quy định điều chỉnh hoạt động của TTCK Việt Nam đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện đồng bộ từ Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó là những thay đổi một số quy định có liên quan với các cam kết và hoạt động mang tính hội nhập góp phần mở rộng cơ hội hợp tác của TTCK với các nước trong khu vực, từ đó nhằm thúc đẩy sự giao dịch của NĐT nước ngoài.
Thứ hai, quy mô thị trường tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Đến năm 2018, quy mô TTCK VN đã đạt mức 5,082,674 (tỷ động). Hoạt động của thị trường đã gắn kết được công tác cổ phần hoá DNNN với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đấy nhanh việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách và hội
nhập hoá nền kinh tế của Chính phủ. Qua đó, góp phần đưa TTCK dần bước trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Thứ ba, số lượng và chất lượng của sản phẩm chứng khoán được cải thiện rõ qua các năm. Đến nay (tính đến cuối năm 2018) số lượng tăng lên 10 lần, cụ thể đã có 732 công ty niêm yết, 793 công ty giao dịch trên sàn Upcom với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 900 nghìn tỷ đồng. Đối với sản phẩm trái phiểu chính phủ, từ năm 2013 đến nay, hoạt động đấu thầu TPCP phát triển rất mạnh mẽ, tổ chức phát hành lớn nhất là Kho bạc Nhà nước. Với giá trị trái phiếu chính phủ kỷ lục 1,081,190 vào năm 2018. Bên cạnh đó là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp, giai đoạn 2018, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng. Chúng ta có thể thấy sự phát triển và tăng trưởng vượt bậc của thị trường này với tốc độ tăng trưởng bình quân phát hành đạt 38%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân là khoảng 14%/năm. Cuối cùng là sản phẩm chứng khoán phái sinh, đến hết năm 2018, nhìn chung, TTCKPS mặc dù mới ra đời nhưng đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và đều đặn, tổng khối lượng giao dịch trên TTPS đạt 19.697.764 hợp đồng.
Thứ tư, từ khi gia nhập WTO năm 2007, TTCK thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và trở thành một kênh đầu tư mới, mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư, và là kênh quan trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ bên cạnh nguồn vốn tín dụng. Đến năm 2018, dòng vốn FPI đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1591 triệu USD, số lượng NĐTNN đạt con số 28,294. Hiện tại, tổng tài sản FTSE Vietnam ETF vào khoảng 270 triệu USD và toàn bộ số tiền được đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam.