Bảng thống kê vi phạm trong CBTT

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88)

3 201 127 84 4 201 67 36 5 201 77 42 6 201 121 114 201 214 14.8

7

201 8

Nguồn: UBCKNN

Nhìn chung, qua các năm số lượng vi phạm và số tiền xử phạt ngày càng tăng. Chứng tỏ, công tác quản lý giám sát của Nhà nước ngày một thắt chặt tuy nhiên ý thức của các DN vẫn còn chưa được cải thiện, gây ra nhiều bất lợi trong quá trình xử lý thông tin của NĐT trong và ngoài nước.

3.3.3. Nguyên nhân

a. Khung pháp lý còn chưa chưa phù hợp với tình hình thực tiễn:

- Một là Luật Chứng khoán năm 2006 ra đời khi TTCK còn non trẻ, quy mô thị trường nhỏ bé, các sản phẩm, dịch vụ của thị trường chưa đa dạng, chứng khoán vẫn còn là lĩnh vực mới với đa số người dân VN. Vì vậy, Luật Chứng

khoán chỉ

đáp ứng giai đoạn đầu của TTCK với những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một

thể chế thị trường mới hoạt động với các nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thể

chế thị trường mới hoạt động với các công cụ chứng khoán, các hoạt động giao dịch

cũng như hệ thống quản lý còn đơn giản.

- Hai là thực tế sau 10 năm phát triển, TTCK đã thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so

với mục

tiêu đề ra. Trong quá trình TTCK vận hành, đã phát sinh một số vấn đề mới mà chưa

được Luật Chứng khoán điều chỉnh.

- Ba là các Bộ luật, Luật chuyên ngành khác: “Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư” đã được sửa đổi bổ sung với nhiều quy định liên quan đến TTCK.

- Bốn là các quy định hiện tại về thuế nhà thầu nước ngoài chưa đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về việc khấu trừ thuế trong trường hợp phát sinh lợi nhuận khi hoàn

-Năm là hệ chỉ tiêu giám sát đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK không phù hợp:

“Quy định hiện hành về việc đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK yêu cầu các tổ chức này đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh không xuống dưới mức 5%.” Tuy nhiên thực tế, chỉ tiêu này mới chỉ khống chế hệ số đòn bẩy, mà không đề cập đến mức độ rủi ro trong hoạt động của CTCK như rủi ro thị trường, rủi ro tính dụng, rủi ro nghiệp vụ. Chỉ tiêu này đã không còn phù hợp với thực trạng hiện nay khi mà các CTCK quá tập trung vào hoạt động tự doanh và tín dụng (nghiệp vụ Repo và giao dịch ký quỹ). Mà hai hoạt động này lại tiềm ẩn mức độ rủi ro lớn khi TTCK có xu thế đảo chiều. Hơn nữa, Chính phủ vẫn còn thiếu những quy định để cưỡng chế thực thi nhằm hạn chế các hoạt động này cũng như chưa có quy định về giải thể, phá sản và tái cơ cấu doanh nghiệp như hợp nhất, sáp nhập trong khi hoạt động tiềm tàng rủi ro của các CTCK có thể dẫn tới sự đổ vỡ mang tính dây chuyền rất khó xử lý.

- Thứ sáu là hiện nay, Luật chứng khoán chưa có những điều khoản như: “Bảo vệ nhà đầu tư khi những vi phạm về công bố thông tin của Công ty gây thiệt hại đến quyền lợi của họ trong giao dịch chứng khoán. Hệ thống pháp luật còn nhiều thiếu các

chế tài linh hoạt và đủ sức răn đe trên thị trường xuất hiện nhiều dạng vi phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn, nên là rất khó phát hiện và xử lý.” Các hành vi như thao túng giá cổ phiếu, nội gián,.. .chưa bị UBCKNN phát hiện do chưa có công cụ thực sự

đủ mạnh cũng như nguồn thông tin chưa đảm bảo độ tin cậy cao. Do thẩm quyền cũng

như lực lượng của UBCKNN trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay còn hạnh chế.

UBCKNN không có khả năng thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch ngân hang, không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử.

- Cuối cùng là sự phát triển mạnh mẽ của TTCK các nước trên thế giới và khu vực đã tạo khoảng cách với TTCK ở Việt Nam, đặc biệt là khoảng cách giữa hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK VN so với chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế và đang chuẩn hoá để nâng hạng thị trường MSCI.

b. TTCK VN đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trên cả ba cấp độ khi mở cửa thị trường.

đầu tư xuyên biên giới mà không cần thiết phải đặt trụ sở công ty tại các quốc gia khác. Điều này dẫn đến thách thức về cạnh tranh giao dịch chứng khoán gia tăng.

Thứ hai là cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài: Cụ thể sau khi hiệp định TPP có hiệu lực, tự do hang hoá và dịch vụ, trong đó các lĩnh vực dịch vụ Tài chính sẽ được mở cửa rộng nhất nếu so sánh với các FTA của Việt Nam trước đây. Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành dịch vụ tài chính ở mức độ sâu hơn, xoá bỏ dần các điều kiện tiếp cận thị trường và đặc biệt phải mở cửa rộng với hơn 10 nước TPP có trình độ phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa sẽ lớn hơn. Như vậy, với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các CTCK, CT QLQ của các nước trong TPP thì áp lực cạnh tranh ngày dịch vụ sẽ ngày càng tang lên. Các CTCK và CTQLQ nước ngoài với tiềm lực tài chính lớn và khả năng quản trị chuyên nghiệp sẽ gia tăng sức ép đối với các CTCK, CTQLQ trong nước.

Thứ ba về cạnh tranh giữa các chính phủ về thể chế và môi trường kinh doanh:

Khuôn khổ pháp lý hiện hành của Việt Nam vẫn chưa đáp đủ tương thích với các nghĩa vụ của hiệp định nên gây nhiều sức ép cho thị trường trong nước khi trong tiến trình hội nhập ngày càng mở rộng.

c.Chính phủ chưa đẩy mạnh phát triển đồng bộ các sản phẩm hàng hoá của TTCK và vẫn còn ít các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường có đủ tiềm lực tài chính mạnh.

Thị trường VN vẫn còn ít những mã cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn được niêm yết bởi những công ty có tiềm lực tài chính và quy mô mạnh. Hơn nữa những mã Blue Chips có thanh khoản cao đem lại lợi nhuận bổn định cho nhà đầu tư nước ngoài ngay cả trong lúc thị trường kinh tế tài chính lâm vào tình cảnh khó khăn.

Chính phủ chưa nghiên cứu phát triển các sản phẩm chứng khoán mới đi vào hoạt động một cách triệt để nên vẫn còn dẫn đến nhiều khó khăn tồn tại cho các doanh nghiệp nước ngoài. Lý giải nguyên nhân của tình trạng ít nhà đầu tư tổ chức tham gia thị trường phái sinh, đại diện một công ty quản lý quỹ cho biết, do điều lệ hoạt động của các quỹ, cũng như quy định pháp lý hạn chế một số hoạt động đầu tư của các tổ chức này, nên các quỹ đầu tư trong nước gặp khó khăn khi tham gia TTCK phái sinh. Điều lệ của các quỹ đầu tư được thiết kế cho các hoạt động đầu tư ở thời điểm TTCK phái sinh chưa ra đời. Bởi vậy, muốn tham gia đầu tư trên TTCK phái sinh, các quỹ cần sửa điều lệ. Tuy nhiên, nếu chỉ sửa đổi điều lệ quỹ là chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) trong việc xem xét sửa đổi quy định pháp lý theo hướng cho phép các quỹ đầu tư từng bước được đầu tư chứng khoán phái sinh với mục tiêu kiếm lời, chứ không chỉ dừng ở giao dịch để phòng ngừa rủi ro như hiện tại. Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ chưa mặn mà

tham gia TTCK phái sinh vì lo ngại rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm soát tài khoản giao dịch. Nhà đầu tư ngoại muốn tài khoản ký quỹ đứng tên họ để thuận lợi trong việc giám sát, kiểm soát, nhưng không được đáp ứng, vì theo quy định, tài khoản này phải đứng tên công ty chứng khoán là thành viên bù trừ.

UBCK nhà nước vẫn chưa đẩy mạnh nghiên cứu những sản phẩm chứng khoán mới phù hợp với sự phát triển của thị trường cũng như để cạnh tranh với các thị trường chứng khoán trong khu vực. Thực tế, TTCK VN vẫn còn nhiêu những sản phẩm có thể bảo hiểm được rủi ro trong đầu tư để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa tham gia vào thị trường.

d. Năng lực của các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn hạn chế:

Nhiều công ty còn chưa thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro mà còn quá tập trung vào hoạt động tự doanh. Một số công ty còn tự ý khai thác các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chưa được hướng dẫn (dịch vụ ký quỹ, kho chứng khoán, hoạt động Repo). Ngoài ra, nhân sự, cán bộ có chuyên môn về tài chính doanh nghiệp và luật pháp để có thể thực hiện tư vấn và thực hiện các nghiệp vụ tư vấn quản lý doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành, tư vấn phát hành, niêm yết hoặc quản lý quỹ luôn thiếu hụt hoặc có chất lượng thấp do số lượng công ty tăng nhanh kéo theo sự cạnh tranh về nhân lực. Bên cạnh đó, các công ty sử dụng hệ thống công nghệ thông tin khác nhau, một số công ty có quy mô nhỏ, do chi phí đầu tư công nghệ còn cao nên vẫn áp dụng những phần mềm lạc hậu, gây khó khăn, chậm trễ, không an toàn trong việc tác nghiệm và quản lý giám sát tài khoản của khách hàng. Đặc biệt, tiềm lực tài chính hiện nay là hạn chế lớn nhất của các công ty chứng khoán VN. Các CTCK đều có vốn chủ sở hữu thấp hơn các quốc gia trong khu vực. Điều này cũng đã hạn chế hoạt động bảo lãnh, phát hành đối với các doanh nghiệp nước ngoài lớn hay chức năng tạo lập thị trường. Cuối cùng, nhiều CTCK đã cung cấp dịch vụ chưa được pháp luật cho phép và hướng dẫn thực hiện như: “giao dịch mua bán lại chứng khoán (Repo), giao dịch bán khổng.” Nên trong quá trình hoạt động dễ xảy ra tranh chấp với khách hàng, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

e. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật còn chưa được phát triển và theo kịp với quốc tế.

Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trong khu vực nên thiết kế hệ thống còn chưa có nhiều chức năng sự linh hoạt mà vẫn còn cứng nhắc trong việc vận hành và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thị trường. Trên thị trường vẫn hoạt động theo các lệnh giao dịch cũ mà chưa có đổi mới phát triển đầu tư các lệnh giao dịch quốc tế dẫn đên những cản trở khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài. Các phần mềm giám sát không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của thị trường do được thiết kế cứng nhắc, dựa trên các tiêu chí vẫn còn lạc hậu và

không có khả năng mở rộng trong tương lai. về hoạt động công bố thông tin còn thủ công, phân tán, chưa hình thành một hệ thống quản lý và cung cấp thông tin thống nhất, đồng bộ. Các SGDCK chưa có phần mềm chuyên dụng CBTT để giảm bớt thời gian lưu chuyển thông tin, quản lý thông tin công bố tốt hơn và tránh được các sai xót có thể xảy ra. Bên cạnh đó vẫn còn thiếu những hệ thống bảo mật để đảm bảo an toàn cho các thông tin trên thị trường.

Mức độ tự động hoá trong các nghiệp vụ của hệ thống thấp, phương thức thực hiện chủ yếu là thủ công và bán thủ công ở hầu hết các khâu tác nghiệp như theo dõi thông tin lưu ký đầu vào, quản lý dữ liệu về chứng khoán lưu giữ, lập danh sách người sở hữu chứng khoán,.... Thứ hai, mô hình một ngân hàng thanh toán (và là ngân hàng thương mại) thực hiện chức năng thanh toán cho toàn thị trường cho toàn thị trường đã bộc lộ một số bất cấp liên quan tới việc độc quyền cung cấp dịch vụ thanh toán tiền giao dịch chứng khoán và gia tăng mức phí giao dịch cho NĐT cùng với làm chậm tiến trình giao dịch khi các nhà đầu tư sử dụng một tài khoản ngân hàng khác.

e. Vai trò quản lý của cơ quan nhà nước còn chưa được nâng cao và chưa thống nhất

Đối với cơ quan quản lý, theo báo cáo của UBCKNN: “Vai trò của UBCK và các SGDCK trong vấn đề kiểm soát thông tin, thu thập thông tin của các công ty công bố cho NĐT còn nhiều hạn chế khiến cho các website của UBCK và các SGDCK không còn là nơi thu thập thông tin hiệu quả, kịp thời của NĐT.” Thực tế: “vẫn còn tồn tại Các cơ quan thông tin đại chúng như “báo chỉ, Internet, diễn đàn” nhưng không phải là những tổ chức chuyên nghiệp về tài chính, do vậy những thông tin và số liệu họ cung cấp không hẳn là xác thực, thêm vào đó là quá nhiều thông tin ảo nhằm những mục đích khác nhau được tung ra có thể do vô tình và cố ý.” Chính vì thế, khi tiếp cận với những nguồn thông tin này để phân tích sẽ dẫn đến đánh giá sai lệch về công ty niêm yết. Trình độ tập hợp thông tin cũng như thống kê số liệu của những người trực tiếp làm công tác cung cấp số liệu chưa cao. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có một tổ chức nào chuyên về thu thập, xử lý thông tin của các công ty như: thông tin về rủi ro, lịch sử hoạt động, để cung cấp cho người phân tích những thông tin chính xác khi đánh giá một công ty. Trong khi đó, NN vẫn chưa thể kiểm soát hết những vi phạm ngoài khu vực lạnh thổ nên vẫn còn gây ra nhiều bất cập trong quản lý gây cảnh hưởng đến chính những nhà đầu tư trong nước.Việc thiết lập 2 định chế quản lý là 2 SGD, độc lập khỏi UBCKNN làm tăng gây khó khăn trong sự thống nhất của việc giám sát toàn bộ thị trường. Công tác giám sát chưa được gắn kết để quản lý và xử lý những vi phạm trên thị trường, khi mỗi SGD lại phải giải quyết những trường hợp giống nhau, gây

lãng phí chi phí và nhân lực. Cần phải có một hệ thống giám sát chung để có thể bao quát toàn thị trường, để quản lý một cách có hệ thống và chính xác nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương ba, tác giả đã đưa ra đánh giá thực trạng phát triển TTCK VN trong bối cảnh hội nhập quốc dựa trên những tiêu chí: mức độ hoàn thiện khung pháp lý, quy mô thị trường, số lượng và chất lượng hàng hoá, dòng vốn đầu tư nước ngoài, số lượng và chất lượng của tổ chức trung gian tài chính, cơ sở hạ tầng công nghệ, mức độ minh bạch thị trường. Từ đó tác giá đưa ra đánh giá chung về kết quả đạt được của TTCK VN là sau 20 năm đi vào hoạt động, sau khi trải qua những suy thoái, hiện đã phục hồi và duy trì được đà phát triển và tăng trưởng ổn đinh. Nhưng cũng đồng tời đưa ra những vấn đề thách thức bất cập vẫn còn tồn tại, chủ yếu là TTCK vẫn chưa đủ năng lực và tiềm năng khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Để sau đó, tác giả đưa ra nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu của TTCK VN. Việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của TTCK VN là bước quan trọng để tác giả đưa ra kết luận và những giải pháp để nâng cao và hoàn thiện mức độ phát triển của TTCK VN để có thể cạnh tranh và xứng tầm với các TTCK quốc tế.

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

4.1. Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp để phát triển TTCK đến năm 2030

Việc xác định chiến lược tham gia hội nhập TTCK sẽ quyết định đến bước đi

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w