ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 80)

b .Quy mô thị trường

g. Mức độ minh bạch thị trường

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

TRƯỜNG CHỨNG KHOAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH

3.3.1 Ket quả đạt được.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua những giai đoạn suy thoái thăm trầm ở những năm 2006 - 2007 những sau đó đã hồi phục và đến nay vẫn duy trì được tốc độ phát triển hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang ở trong tiến trình hội nhập sâu rộng với các thị trường chứng khoán các nước và khu vực trên thế giới. Tựu chung lại, những thành tựu đạt được của TTCK trong 20 năm qua được thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, hệ thống các văn bản pháp lý quy định điều chỉnh hoạt động của TTCK Việt Nam đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện đồng bộ từ Luật, Nghị định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong đó là những thay đổi một số quy định có liên quan với các cam kết và hoạt động mang tính hội nhập góp phần mở rộng cơ hội hợp tác của TTCK với các nước trong khu vực, từ đó nhằm thúc đẩy sự giao dịch của NĐT nước ngoài.

Thứ hai, quy mô thị trường tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Đến năm 2018, quy mô TTCK VN đã đạt mức 5,082,674 (tỷ động). Hoạt động của thị trường đã gắn kết được công tác cổ phần hoá DNNN với việc huy động vốn từ công chúng đầu tư, góp phần thúc đấy nhanh việc sắp xếp khu vực DNNN theo tiến trình cải cách và hội

nhập hoá nền kinh tế của Chính phủ. Qua đó, góp phần đưa TTCK dần bước trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Thứ ba, số lượng và chất lượng của sản phẩm chứng khoán được cải thiện rõ qua các năm. Đến nay (tính đến cuối năm 2018) số lượng tăng lên 10 lần, cụ thể đã có 732 công ty niêm yết, 793 công ty giao dịch trên sàn Upcom với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt gần 900 nghìn tỷ đồng. Đối với sản phẩm trái phiểu chính phủ, từ năm 2013 đến nay, hoạt động đấu thầu TPCP phát triển rất mạnh mẽ, tổ chức phát hành lớn nhất là Kho bạc Nhà nước. Với giá trị trái phiếu chính phủ kỷ lục 1,081,190 vào năm 2018. Bên cạnh đó là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp, giai đoạn 2018, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng. Chúng ta có thể thấy sự phát triển và tăng trưởng vượt bậc của thị trường này với tốc độ tăng trưởng bình quân phát hành đạt 38%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân là khoảng 14%/năm. Cuối cùng là sản phẩm chứng khoán phái sinh, đến hết năm 2018, nhìn chung, TTCKPS mặc dù mới ra đời nhưng đã duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và đều đặn, tổng khối lượng giao dịch trên TTPS đạt 19.697.764 hợp đồng.

Thứ tư, từ khi gia nhập WTO năm 2007, TTCK thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng lớn và trở thành một kênh đầu tư mới, mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư, và là kênh quan trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ bên cạnh nguồn vốn tín dụng. Đến năm 2018, dòng vốn FPI đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1591 triệu USD, số lượng NĐTNN đạt con số 28,294. Hiện tại, tổng tài sản FTSE Vietnam ETF vào khoảng 270 triệu USD và toàn bộ số tiền được đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam.

Thứ năm, hệ thống TGCK đã có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp, và nền tảng công nghệ ngày càng cao, mạng lưới được mở rộng. Cụ thể, hiện nay, số lượng đã lên tới hơn 70 CTCK và 47 CTQLQ. Trước tiên đối với CTQLQ, theo số liệu của UBCK NN: “Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ đạt hơn 223.000 tỷ đồng, tăng khoảng 46% so với năm 2016, với 386 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng, tổng giá trị các danh mục ủy thác đầu tư là hơn 208.000 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2017, tổng vốn điều lệ thực tế góp của các CTCK trên thị trường chạm mức 4500 tỷ đồng.” Theo số liệu từ báo cáo tài chính quý 3/2018 của toàn bộ các công ty chứng khoán thành viên: “ Tổng doanh thu tính được của 72 công ty chứng khoán trên thị trường đạt đúng 5.621 tỷ đồng.”

Thứ năm, CSHTCN có sự phát triển mạnh mẽ và chuyển dần từ mô hình bán tự động sang tự động hoàn toàn. CTCK kết nối trực tiếp đến SGDCK để nhập lệnh thông qua các màn hình giao dịch kéo dài. Hệ thống giao dịch OTC sử dụng phương thức

giao dịch thoả thuận điện tử và phương thức giao dịch thoả thuận thông thường trên nền tảng từ xa. Bên cạnh đó các SGD xây dựng mới toàn bộ ngoại trừ các phần mềm xử lý và ngôn ngữ lập trình kế thừa từ hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết.. Đặc biệt, hệ thống giám sát TTCK Việt Nam đang đi theo mô hình giám sát hai cấp với sự tham gia của cơ quan quản lý chứng khoán là UBCKNN và các tổ chức vận hành thị trường là các SGDCK. Cuối cùng, hiện nay hoạt động công bố thông tin đã đáp ứng nhu cầu căn bản của thị trường. Hệ thống trang Web của các SGDCK đã cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đầy đủ đến nhà đầu tư.

Thứ sáu, mức độ minh bạch thị trường được cải thiện đáng kể. Tính thời điểm hiện tại, theo báo cáo của UBCK: “Hệ thống IDS đã tiếp nhận hớn 70000 của 1300 công ty đại chúng, trung bình tiếp nhận 20000 báo cáo/ năm.” Việt Nam cũng đã có sự hợp tác với một số sàn giao dịch chứng khoán trong khu vực để bước đầu triển khai nghiên cứu khả năng tham gia sáng kiến kết nối các thị trường chung trong khu vực. Tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các công tác kế toán, quản trị công ty và thực hiện minh bạch hoá thông tin theo các chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w