Quá trình hội nhập tài chính quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48)

2 .1THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.2 .1Khái niệm về hội nhập tài chính

3.2.1 Quá trình hội nhập tài chính quốc tế

Việt Nam đã thực hiện nhiều đổi mới và cố gắng chủ động thực hiện hội nhập về Tài chính, đồng thời từng bước thực hiện việc tự do hoá TDTC. Trước hết phải kể tới, các mối quan hệ về tài chính được thành lập với các tổ chức tiền tệ, tài chính trên thế giới như là “Quỹ tiền tệ, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á,...” Bên cạnh đó, Việt Nam còn thực hiện các cam kết và các hiệp định như “Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đồng thời ký kết các thoả thuận đa phương hoặc song phương đối với các nước trong nhóm khu vực ASEAN”. Đồng thời, mức độ tự do hoá và mở cửa ở một số lĩnh vực dịch vụ Tài chính như: “bảo hiềm, ngân hang, kiểm toán, chứng khoán” cao hơn những cam kết quốc tế cũng đã được Nhà nước chủ động đơn phương nghiên cứu và tiến hành.

Theo như hai bảng “Các hiệp định thương mại FTAs Việt Nam đã và đang kí kết và có hiệu lực" ở phần phụ lục thì Việt Nam mở cửa TTTC trong hội nhập WTO trên phương diện các công ty chứng khoán, bảo hiểm và ngân hàng nước ngoài được phép liên doanh và mở văn phòng đại diện từ năm 2007. Tuy nhiên, một số quy định thận trọng vẫn được Việt Nam đưa ra nhằm bảo vệ và đảm bảo lợi lích của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ tài chính trong nước như: “Hạn chế các hình thức cung cấp dịch vụ, giới hạn những dịch vụ được cho phép cung cấp, hạn chế ở một mức nhất định tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”. Đến năm 2012, việc thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài của các công ty chứng khoán nước ngoài mới được cấp phép mở chi nhánh ở Việt Nam.

Trong phạm vị hội nhập “Cộng đồng kinh tế Đông Nam Á ASEAN (AEC)”, từ năm 2008 đến 2020 là giai đoạn tham gia hội nhập tài chính trong khuôn khổ ACE, trong đó giai đoạn tiền đề và được coi là giai đoạn quan trọng nhất đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của các nước thành viên là năm 2008 - 2015. Đến năm 2015, theo lộ trình đã cam kết: “Các nước trong khu vực và Việt Nam cần mở cửa, xoá bỏ hoàn toàn các hạn chế trong thị trường tài chính, cụ thể ở các ngành bảo hiểm, ngân hàng và các thị trường vốn khác.” Theo đó, cam kết tự do hoá trên cả 4 phương thức bao gồm: “(1) Cung cấp dịch vụ vượt qua biên giới (2) Tiêu dùng bên ngoài lãnh thổ (3) Hiện diện thương mại (4) Hiện diện thể nhân.”

Năm 2015, Việt Nam đã thông báo chính thức tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 12 nước “Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam”. Tuy nhiên đầu năm 2017, Mỹ đã rút khỏi hiệp định này. Đối với Việt Nam, Quốc hội đã thông qua “Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018”. Theo đó, Hiệp định đã có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Việc ký kết thành công hiệp định quan trọng này đã: “Đánh dấu một bước tiến mới vô cùng quan trọng đối đem lại những cam kết mở cửa ở mức cao với thị trường tài chính Việt Nam trong quá trình tự do hoá quốc tế từ sau khi gia nhập vào WTO.”

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w