Hoạt động phát hành và đấu giá cổ phiếu

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)

Nguồn: Tổng hợp từ các “Báo cáo của UBCKNN”

Sự tăng trưởng TPCP lưu hành trên thị trường, năm 2009, khi HNX chính thức khai trương thị trường TPCP, hoạt động đấu thầu đã bắt đầu phát triển và được tổ chức hàng tuần với số lượng cao nhất vào quý 3 năm 2009: 210,053 tỷ đồng. Sau 8 năm hoạt động, thị trường TPCP đã có những bước phát triển mạnh mẽ đi vào chiều sâu.Theo đó, hàng hóa được tăng cường với kỳ hạn phát hành từ ngắn đến dài, siêu dài. Thanh khoản không ngừng được cải thiện, cơ sở nhà đầu tư đã được mở rộng, thông tin minh bạch, thị trường đã khẳng định là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Giai đoạn 2009 đến năm 2011, số lượng TPCP phủ lưu hành tăng nhẹ nhưng đến năm 2012 tăng mạnh đột ngột, Kho Bạc Nhà Nước huy động được hơn 141.000 tỷ đồng, tăng hơn 101% so với kế hoạch được giao và là năm đạt được lượng huy động vốn đạt cao nhất kể từ khi triển khai nghiệp vụ phát hành TPCP. Từ năm 2013 đến nay, hoạt động đấu

thầu TPCP phát triển rất mạnh mẽ, tổ chức phát hành lớn nhất là Kho bạc Nhà nước đã có phiên đấu thầu định kỳ vào Thứ 4 hàng tuần, các tổ chức phát hành khác cũng tổ chức đấu thầu từ 1-2 phiên/tuần. Với giá trị trái phiếu chính phủ kỷ lục 1,081,190 vào năm 2018

Hình 6: Trái phiếu chính phủ lưu hành trên thị trường (Tỷ đồng)

Nguồn: AsiaBondsOnline

Bên cạnh đó, TPDN lại tăng trưởng không đều qua các năm. Năm 2009, theo báo cáo của SGD HNX: “Thị trường TPDN lại khá sôi động với nhiều đợt phát hành thành công, trong đó chủ yếu là hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất thả nổi. Do lo ngại rủi ro biến động lãi suất ở mức cao mà cả nhà phát hành lẫn đầu tư đều tập trung vào loại hình trái phiếu này. Ước tính đã có khoảng 18.000 tỉ đồng giá trị trái phiếu có lãi suất thả nổi được bán ra, chiếm 77% trong tổng giá trị trái phiếu huy động được (hơn 26.000 tỉ đồng). Bên cạnh đó, trái phiếu chuyển đổi cũng là kênh huy động vốn được nhiều doanh nghiệp sử dụng trong năm 2009, nhất là từ quý 3 trở đi, khi mà thị trường chứng khoán có sự phục hồi rõ rệt”. Năm 2010 đến năm 2012, số lượng trái phiếu doanh nghiệp lưu hành tăng mạnh, đỉnh điểm vào quý 1 năm 2012 là khoảng 41,667 tỷ đồng. Đây là con số thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trái phiếu.

Theo báo cáo của UBCKNN: “Giai đoạn 2018, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục nhanh chóng. Sự phát triển đi cùng với tăng trưởng vượt bậc của TTCK được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng bình quân phát hành đạt 38%. Đây là mức cao hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng bình quân năm là khoảng 14%/năm.” Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan về tiềm năng phát triển cũng như dịch chuyển của thị trường TPDN trong thời gian tới.

Hình 7: Trái phiếu doanh nghiệp lưu hành trên thị trường (Tỷ đồng)

Nguồn : AsiaBondsOnline

Ngày 10/8/2017 đã trở thành một dấu mốc quan trọng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam khi sản phẩm CK phái sinh (TTCKPS) chính thức đi vào vận hành. TTCKPS ra đời được đánh giá là : “Tác động tích cực đến sự minh bạch, tính thị trường của TTCK cơ sở, qua đó làm tăng tính thanh khoản, tăng quy mô thị trường, hỗ trợ TTCK phát triển ổn định, bền vững và là kênh huy động vốn an toàn, dài hạn phục vụ cho tăng trưởng kinh tế.” Trong ngày đầu tiên đi vào hoạt động, đã có 487 hợp đồng tương lai được giao dịch với tổng giá trị hơn 36 tỷ đồng, đánh dấu sự khai trương thành công của một thị trường mới. Sau đó TTCKPS có sự phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn chưa đồng đều. Đến hết năm 2018, theo báo cáo của HNX: “TTCKPS duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và đều đặn, Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh đạt 19.697.764 hợp đồng. Tính bình quân, khối lượng giao dịch đạt 78.791 hợp đồng/phiên, tăng gấp 7 lần so với năm 2017. Trong 12 tháng của năm 2018, chỉ có tháng 8 và tháng 9 khối lượng hợp đồng giao dịch giảm, các tháng còn lại khối lượng giao dịch trên thị trường đều tăng, trong đó tháng 7 có khối lượng giao dịch lớn nhất đạt 2.843.872 hợp đồng.”

Nguồn: UBCKNN

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm trên TTCK, triển khai các sản phẩm như: “Chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30” trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm “Quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu” trước năm 2025.

d. Dòng vốn đầu tư nước ngoài

Từ khi gia nhập WTO năm 2007, thị trường chứng khoán bắt đầu phát triển lớn mạnh và trở thành một kênh đầu tư mới, mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư, và là kênh quan trọng huy động nguồn vốn trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp trong nước và Chính phủ bên cạnh nguồn vốn tín dụng. Cụ thể, qua các năm, VN thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài và dòng vốn này luôn duy trì được trạng thái ròng mặc dù có những sự biến động giảm, tăng nhất định và góp phần đáng kể vào nguồn vốn dài hạn đầu tư cho nền kinh tế VN bên cạnh nguồn vốn FDI. Vốn FPI vào Việt Nam chủ yếu thông qua TTCK và các quỹ đầu tư vào các cổ phiếu. Sau 2 năm tăng trưởng mạnh mẽ (2006, 2007), năm 2008,2009 vốn FPI vào Việt Nam đảo chiều, gần 1500 triệu USD vốn FPI đã chảy ra khỏi Việt Nam; năm 2010, FPI phục hồi lại nhanh chóng, đạt 1300 triệu USD nhưng những năm sau đó lại có dấu hiệu sụt giảm và đến năm 2018, dòng vốn FPI đã tăng mạnh trở lại đạt mức 1591 triệu USD.

DBx-Trackers FTSE VietNam ETF (DB ETF) Market Vectors VietNam ETF (VNM ETF) iShares MSCI Frontier 100ETF Chỉ số mô phỏng FTST VietNam Index____________ Market Vectors VietNam Index______ MSCI Frontier 100

Quy mô vốn ban đầu 5.1 tr USD 14 tr USD ______n/a_________

Tài sản quản lý(tr

USD) __________

314.393 431.785 513.822

Mã cổ phiếu__________ XFVT:GR VNM:US FM:US

Sàn giao dịch_________ LSE,Anh NYSE,Mỹ NYSE,Mỹ

■ Foreign Portfolio Investment: USD mn: Quarterly: Vietnam

SOURCE; WWW.α∣CDATA,COM I cε∣c Oats

Nguồn: ceicdata.com

Thống kê từ báo cáo của UBCKNN cho thấy số lượng NĐT nước ngoài đầu tư vào TTCK VN trong suốt 18 năm qua không ngừng gia tăng, đặt biệt giai đoạn 2006- 2007 có sự gia tăng đột biến cùng với sự bùng nổ tăng trưởng của TTCK VN. Qua đó, đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế, giúp cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán trở nên đa dạng, đặc biệt là NĐT có tổ chức. Bên cạnh đó, còn giúp cải thiện thanh khoản giao dịch của thị trường thứ cấp. Thời điểm đầu năm 2007, chỉ có 7,6 tỷ USD lượng chứng khoán được nắm giữ bởi NĐTNN. Tuy nhiên, số lượng NĐTNN đến cuối năm 2018 đạt con số 28,294.

Hình 10: Số lượng nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn 2006-2018Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN và VSD Nguồn: Tổng hợp từ UBCKNN và VSD

Bên cạnh đó, sự tham gia giao dịch của các tổ chức, quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng đông đảo. Kênh thu hút này được công nhận là kênh mở đầu cho thời kỳ đón nhận nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào trong nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, xét trên phương diện quy mô vốn đầu tư, những kênh này đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế. Đáng chú ý hơn nữa, hiện nay Chính phủ đang thu hút sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK bằng cách tạo điều kiện hành lang pháp lý cho loại hình Quỹ đầu tư trong lộ trình tái cấu TTCK nói riêng và nền kinh tế nói chung. Mặc dù năm 2008 đến 2011, TTCK rơi vào đà giảm mạnh, dòng vốn của các quỹ ngoại vẫn liên tiếp rót ròng vào thị trường Việt Nam. Các quỹ được thành lập trong giai đoạn này bao gồm các quỹ đóng và một trong những sự sáng lập và đi cũng như đi vào hoạt động thành công nhất trong lịch sử thị trường tài chính bao gồm có “FTSE VietNam Index ETF, Market Vectors VietNam ETF và iShares MSCI Frontier 100ETF.”

Công ty quản lý quỹ Deutsche Bank AG Van Eck Global BlackRock Fund Advisors__________

Nguồn: (Cập nhật ngày 15/04/2019) : Blomberg.com

Năm 2011, Hai quỹ “FTSE VietNam ETF và Market Vectors VietNam ET” huy động lên tới 150 triệu USD lượng vốn vào TTCK VN, tuy nhiên năm 2012 số lượng vốn huy động chỉ đạt 80 triệu USD (FTSE VietNam ETF hút ròng 28.5 triệu USD và Market Vectors VietNam ET hút ròng 52.24 triệu USD). Giai đoạn 2013-2014, các quỹ này có sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài tuy nhiên quy mô vẫn còn nhỏ và trung bình cả năm thì hai quỹ ETF này vẫn ở trạng thái hút ròng. Trong đó năm 2013, “Market Vectors Viet Nam ETF” huy động được 66.88 triệu USD vốn ngoại, con số này vẫn tiếp tục gia tăng trong quý 1 năm 2014, chạm mức 88.37 triệu USD. Cuối năm 2018, Sau giai đoạn điều chỉnh mạnh tháng 10, diễn biến TTCK Việt Nam trong tháng 11 khá tích cực khi chỉ số Vn-Index hồi phục 1,3% lên mức 926,54 điểm. Việc thị trường hồi phục trong tháng vừa qua có lẽ đến từ dòng tiền bắt đáy của các nhà đầu tư trong nước, khi mà khối ngoại vẫn bán ròng khá mạnh. Cụ thể, quỹ VNM ETF bị rút ròng lượng chứng chỉ quỹ trị giá 3,82 triệu USD (88,6 tỷ đồng) trong tháng 11. Tổng tài sản VNM ETF hiện đạt 340 triệu USD, trong đó khoảng 75% danh mục dành cho cổ phiếu Việt Nam. Quỹ FTSE Vietnam ETF cũng bị rút ròng khá mạnh trong tháng 11 với 360 nghìn chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị 7,84 triệu USD (182 tỷ đồng). Hiện tại, tổng tài sản FTSE Vietnam ETF vào khoảng 270 triệu USD và toàn bộ số tiền được đầu tư vào cổ phiếu Việt Nam.Một quỹ ETF ngoại khác là iShares MSCI Frontier 100 ETF cũng bị rút ròng 200 nghìn chứng chỉ quỹ trong tháng vừa qua, tương ứng giá trị

5,5 triệu USD (128 tỷ đồng). Danh mục quỹ hiện khoảng 500 triệu USD và cổ phiếu Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn với 19,34%. Nhìn chung, mặc dù có sự giảm

nhẹ vào

cuối năm 2018, tuy nhiên các quỹ ETF ngoại đã đóng góp quan trọng trong việc cải

thiện thanh khoản thị trường chứng khoán và duy trì những triển vọng khả quan đối

Bảng 5: Dữ liệu mua ròng của các nhà đầu tư nước ngoài tính tới thời điểmT4/2018

Hot Stock

Foreigners have purchased more than $440 million of Vietnamese shares this year, after record inflows in 2017

Sir200 M

I I I I I ■ I1 I I -4C0

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Nguồn: Bloomberg.com

Bên cạnh đó còn xuất hiện sự tham gia mạnh mẽ của công ty trung gian tài chính có vốn đầu tư nước ngoài như KIS, Yuanta, Mirae Asset,.... có vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng. “Ngoài vốn trực tiếp góp dưới hình thức vốn điều lệ của các nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan,., các nhà đầu tư ngoại sẽ hỗ trợ công ty chứng khoán dưới các hình thức vốn vay (cho các dịch vụ tài chính) và các khoản đầu tư khách hàng khác.”

e. Số lượng và chất lượng của tổ chức trung gian trên TTCK

Hệ thống TGCK có sự phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, tính chuyên nghiệp trong suốt 18 năm qua. Những năm đầu đi vào hoạt động, số lượng các CTCK rất khiêm tốn, mới có 7 CTCK và 1 CTQLQ. Song bước sang giai đoạn 2006- 2008, với sự phát triển bùng bổ của TTCK VN cùng với sự ra đời của Luật chứng khoán VN. Hiện nay, số lượng đã lên tới hơn 70 CTCK và 47 CTQLQ. Trước tiên đối với công ty quản lý quỹ, theo số liệu của UBCKNN: “Tính đến hết năm 2017, tổng tài sản quản lý của các công ty quản lý quỹ đạt hơn 223.000 tỷ đồng, tăng khoảng 46% so với năm 2016, với 386 hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng, tổng giá trị các danh mục ủy thác đầu tư là hơn 208.000 tỷ đồng. Trong đó, Eastpring Investment đứng

đầu với 59.123 tỷ đồng, Công ty Quản lý quỹ Bảo Việt (Baoviet Fund) đứng thứ hai với 58.226 tỷ đồng (Bảo Lâm,2018).”

Hình 11:10 công ty quản lý quỹ có lợi nhuận cao nhất quý I/2018

IOCONGTYQuAhLY quí COLỢI NHUẠHCAữ NHATQUÝ 1/20IS

Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn

Bên cạnh đó, đi cùng với sự phát triển của TTCK là sự gia tăng của CTCK.Tuy nhiên giai đoạn sau năm 2014, số lượng giảm đáng kể và duy trì ổn định đến nay.

Hình 12: Số lượng các công ty chứng khoán từ 2008-2018

Tuy nhiên, đối với các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, điều kiện quyết định được phép thành lập và cấp phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ chứng khoán trên TTCK thì điều kiện tiên quyết là quy mô vốn. Theo như quy định hiện hành ở VN được quy định bởi Luật chứng khoán 2006 thì vốn pháp định bắt buộc là 300 tỷ đồng, tăng 6 lần so với trước đó. Trên thực tế, các CTCK có xu hướng tăng mạnh vốn điều lệ qua các năm kể từ sau năm 2006. Biểu hiện cho thấy thời điểm trước năm 2006, vốn điều lệ của các CTCK trên thị trường chỉ tăng hơn có 57% so với thời điểm mới thành lập TTCK, nhưng sang tới năm 2007, 1 năm sau khi Luật chứng khoán đi vào hoạt động, các công ty có mức vốn điều lệ thực góp đã đạt đến mức 13,405 tỷ đồng VND, tăng trên 300% so với năm 2006. Tính đến cuối năm 2017, tổng vốn điều lệ thực tế góp của các CTCK trên thị trường chạm mức 4500 tỷ đồng.

Hình 13: Vốn điều lệ các công ty chứng khoán qua các năm

NgtiOfvifyben (ty fiiq ⅛⅛τr .7∣hri JTiZiif

Chung quy, đa số các công ty chứng khoán trên TTCK lớn đều tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với năm trước. Thống kê với 30 CTCK lớn nhất trong thị trường cho thấy kết quả tổng lợi nhuận trước thuế của nhóm công ty này đạt gần 9.400 tỷ đồng (tăng 25%) so với kết quả lợi nhuận mức 7.500 tỷ đồng của cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ tính riêng 3 công ty lớn nhất gồm SSI, TCBS và Bản Việt (VCSC) đã có tổng lợi nhuận ghi nhận đạt gần 4.200 tỷ đồng, tức khoảng 45% tổng lợi nhuận. Năm 2018, 3 CTCK được đánh giá có thị phần môi giới lớn nhất này đều ghi nhận mức tăng lợi nhuận trên 20%: dẫn đầu là công ty SSI đạt 1.619 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Công ty VCSC tăng 26% lên mức 1.012 tỷ đồng và HSC tăng 22% lên mức 842 tỷ đồng.

Hình 15: Lợi nhuận trước thế của một số CTCK lớn năm 2017,2018

Một số công ty nhỏ hơn nhưng ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến như “Công ty FPTS tăng 149% lên 543 tỷ, IBSC tăng lên 162%, MBS tăng lên 738% hay KIS tăng lên 184%”. Mặc dù, hầu như không tham gia hoạt động vào thị trường cổ phiếu, nhưng “Công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) tiếp tục vẫn kiếm đậm doanh thu từ mảng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp với lợi nhuận tăng đến 67%, từ 917 tỷ lên mức 1.532 tỷ đồng”. Doanh thu trong năm 2018 của “TCBS tính toán đạt 1.870 tỷ đồng, trong đó đóng hoạt động chính là hoạt động bảo lãnh và đại lý phát hành TP với doanh thu 1.227 tỷ đồng”. VPBS mặc dù mới thành lập nhưng đã có những chính sách phát triển doanh nghiệp và thu hút khách hàng cũng có lợi nhuận tăng 75% từ mức 290 tỷ lên 507 tỷ đồng.

f. Cơ sở hạ tầng công nghệ

Tổng thể cơ sở hạ tầng công nghệ ở Việt Nam có những bước tiến mạnh mẽ trong sự phát triển. CSHTCN đã học hỏi và chuyển giao được những công nghệ tiên

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w