Giá trị mua bán ròng của NTĐ nươc ngoài ngày 16/04/2019

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 117)

Nguồn: ndh.vn

TTCK phái sinh vẫn còn một số điểm hạn chế như cơ sở nhà đầu tư chưa đa dạng, chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân (chiếm hơn 98% tổng khối lượng giao dịch);

mục đích sử dụng CKPS để phòng ngừa rủi ro chưa rõ ràng khi mà giao dịch đầu cơ ngắn hạn là chủ yếu (khối lượng giao dịch tập trung chủ yếu vào hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có kỳ hạn ngắn); thông tư về giá dịch vụ trong lĩnh vực CKPS chưa được ban hành chưa thực sự phù hợp. Sau hơn một năm hoạt động, nhà đầu tư cá nhân trong nước vẫn chiếm tỷ lệ gần 100% trên thị trường CKPS. Khối công ty quản lý quỹ và nhà đầu tư nước ngoài gặp vướng mắc khi tham gia thị trường này. Theo Sở HNX: “Kết thúc năm 2018, có 57.677 tài khoản giao dịch phái sinh được mở, gấp 3,4 lần so với cuối năm 2017. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, thường xuyên chiếm trên 99% khối lượng giao dịch.”

Theo báo cáo của UBCKNN đối với TTCP CP, tỷ trọng giao dịch của NĐT nước ngoài vẫn còn ở mức thấp: “Tổng khối lượng giao dịch tháng 12/2018 đạt 160 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính chung cả năm 2018, khối lượng giao dịch là 2.180 nghìn tỷ đồng, giảm 3,3% so với năm 2017, trong đó khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 4,3%. Khối này mua ròng 963 tỷ đồng trong tháng 12, và 207 tỷ đồng cho cả năm 2018, giảm mạnh so với 20.568 tỷ đồng mua ròng của năm 2017.”

Hình 21: Lợi tức TPCP trên thứ cấp và GTGD của khối ngoại theo tháng

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn còn thiếu thiếu các sản phẩm cấu trúc như hợp đồng quyền chọn, chứng quyền có đảm bảo,... để giúp NĐT nước ngoài có thể bảo hiểm được rủi ro trong đầu tư, dẫn đến việc nhà đầu tư ồ ạt rút vốn khi thị trường lâm vào suy thoái như thời điểm năm 2008.

d. Số lượng các TCTG vẫn còn nhiều nên vẫn còn tiềm ẩn rủi ro hệ thống và chưa chuyên nghiệp.

So với các quốc gia trong khu vực, hệ thống các tổ chức trung gian TTCK Việt Nam có lợi thế rất thấp. Chẳng hạn, Malaysia, có quy mô giao dịch lớn gấp khoảng 40 lần Việt Nam, tuy nhiên số lượng CTCK chỉ bằng 1/3 và phí giao dịch tại Malaysia là gấp đôi của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô lợi nhuận từ hoạt động môi giới của hệ thống các CTCK tại Malaysia sẽ gấp khoảng 200 lần so với Việt Nam. Indonexia có số lượng CTCK gần tương đương như Việt Nam, nhưng có tổng giá trị giao dịch hàng ngày lớn gấp 30 lần Việt Nam. Theo báo cáo của World Bank: “Đối với lĩnh vực quản lý quỹ, với quy mô dân số Việt Nam, độ tuổi trung bình và tiềm năng của thị trường thì quy mô tài sản của quỹ đầu tư đang hoạt động, cũng như số tài sản uỷ thác cho hoạt động quản lý danh mục là còn rất nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, tính bình quân, một công ty QLQ tại Trung Quốc, Singapore quản lý lượng tài sản gần gấp 40 lần một công ty QLQ tại Việt nam. Con số này là từ 20-30 lần nếu so với Malaysia, Philippine, và 3-5 lần so với Thai Lan, Indonexia.”

Giai đoạn 2010-2013 là giai đoạn bùng nổ tăng trưởng của các CTCK và CTQLQ tuy nhiên nhiều công ty đứng trước nguy cơ không đủ vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh sau một thời gian hoạt động đã bị thua lỗ. Khi bước vào giai đoạn suy thoái trung hạn thì sự đổ vỡ của các công ty này là không thể tránh khỏi. Hơn nữa, nếu so sánh với các “Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty tài chính” hiện đang niêm yết trên thị trường thì quy mô tài sản của các CTCK, QLQ vẫn thấp hơn khá nhiều. Theo đánh giá của (D.A,2017): “Cuối năm 2017, tổng tài sản của các định chế tài chính ở Việt Nam ước khoảng 200% GDP, tăng 17,3% so với cuối năm 2016. Tuy nhiên, so với các quốc gia trong khu vực, quy mô của hệ thống tài chính Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ trọng tài sản của các TCTD là 95,9% (cuối năm 2016 là 96,2%), các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm là 3%, các công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ là 1,1%.” Qua những phân tích trên, ta có thể thấy mặc dù số lượng CTCK, QLQ có tăng để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu phát triển của các dịch vụ như: “dịch vụ chứng khoán, dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp niêm yết.” Tuy nhiên, quy mô, tiềm lực, khả năng tài chính còn khá thấp so với các nước trong khu vực nói chung và các định chế khác trên thị trường VN nói riêng, cộng thêm số lượng các CTCK, CTQLQ còn quá nhiều như hiện nay cho thấy sự phát triển của các công ty còn khá manh mún, không những phải chịu cạnh tranh với giữa các tổ chức trong nước mà năng lực cạnh tranh với các tổ chức công ty nước ngoài vẫn còn yếu kém, tiểm ẩn rủi ro thâu tóm trong quá trình hội nhập.

về hệ thống giao dịch: Tốc độ xử lý lệnh còn chậm và nguy cơ quá tải ở SGDCK. Cụ thể: “Vào phiên giao dịch ngày 22/1/2018 , lúc 14h 31 phút, trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa, sự cố kỹ thuật đã xảy ra đối với hệ thống giao dịch của HoSE do lỗi trong máy chủ giao dịch bởi quá tải giao dịch. Liên tiếp 2 ngày sau đó (23-24/1/2018), HoSE đã phải tạm ngừng giao dịch để khắc phục sự cố và kiểm thử với các công ty chứng khoán thành viên.”. Bên cạnh đó còn thiếu khả năng đáp ứng sự đa dạng trong giao dịch: Hiện nay hệ thống của SGD TP.HCM chỉ hỗ trợ các lệnh giao dịch thông thường như “LO, ATO, ATC, MP.” Đối với một số các lệnh khác như “Iceberg (Ân khối lượng), FOK (Fill or Kill),.” thì hệ thống giao dịch hiện tại không có khả năng hỗ trợ. Ngoài ra, hệ thống không hỗ trợ các phương thức giao dịch khác như “Giao dịch báo giá (Quote), hỗ trợ nhà tạo lập thị trường (Market Maker)..” Ngoài ra, thiết kế còn chưa có sự linh hoạt trong việc vận hành thị trường, tính mở của hệ thống CNTT thấp: ví dụ như khả năng linh hoạt trong việc quy định biên độ giao động giá của một số cổ phiếu nhất định. Phần mềm giao dịch trái phiếu chỉ hỗ trợ giao dịch chứ chưa hỗ trợ chức năng phân tích. Hệ thống giao dịch còn thiếu hệ thống dự phòng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra cần phải vận hành máy chủ dự phòng thay thế dữ liệu giao dịch trong ngày của máy chủ sẽ bị mất.

về hệ thống giám sát: Hệ thống này được coi là kém nhất trong hạ tầng cơ sở

công nghệ thông tin của các SGDCK. Theo báo cáo của UBCKNN cụ thể là: “Thứ nhất thiếu phần mềm giám sát chuyên dụng có khả năng giám sát trực tuyến bởi công tác giám sát trong ngày chưa được hỗ trợ một cách hiệu quả do phần mềm giám sát hiện tại chưa có khả năng thực hiện công tác giám sát trực tuyến thời gian thực theo các tiêu chí đề ra. Thứ hai, truy xuất dữ liệu từ hệ thống còn chậm, thời gian truy xuất dữ liệu từ hệ thống giao dịch còn rất chậm và phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu truy xuất. Thứ ba, thiếu khả năng hỗ trợ tính toán thống kê cho công tác giám sát nhiều ngày.” Hiện nay, trở ngại lớn nhất cho hoạt động giám sát nhiều ngày vẫn là khả năng tính toán thống kê dữ liệu còn quá chậm. Thứ tư, thiếu chức năng thực hiện tái tạo thị trường, đây là một chức năng tiên tiến và được đánh giá quan trọng trong công tác giám sát. Chức năng này cho phép nhân viên giám sát tái tạo thị trường ở bất kỳ thời điểm nào để quan sát diễn biến thị trường. Cuối cùng, hệ thống giám sát vẫn còn dựa trên các tiêu chí vẫn còn lạc hậu và không có khả năng mở rộng trong tương lai, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thị trường, các phần mềm giám sát không đáp ứng được các nhu cầu phát triển của thị trường do được thiết kế cứng nhắc. Trong trường hợp “Thị trường phát triển có nhiều loại sản phẩm mới, các loại lệnh mới hay có các phương thức giao dịch mới,” các phần mềm giám sát sẽ không thể hỗ trợ các yêu cầu mới này.

m Số lượng quyết định xửphạt Số tiền xử phạt (Tỷđồng)

về hệ thống công bố và phân phối thông tin : Thứ nhất, hoạt động công bố

thông tin còn thủ công, phân tán, chưa hình thành một hệ thống quản lý và cung cấp thông tin thống nhất, đồng bộ. Việc thực hiện công bố thông tin theo quy định chủ yếu được thực hiện thủ công qua các công cụ rời rạc và đơn giản để đưa thông tin lên web của các SGDCK. Do đó, các thông tin công bố chưa được quản lý hiệu quả, trang web vẫn chưa có chức năng tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí hay qua các phương thức khác nhau. Thứ hai, quy trình công bố thông tin tại các SGDCK còn thủ công và chưa có phần mềm hỗ trợ. Quy trình lưu chuyển thông tin để công bố lên trang web còn rất thủ công tư các phòng ban nghiệp vụ đến cán bộ công bố thông tin. Phần mềm chuyên dụng công bố thông tin chưa được nghiên cứu bới các SGDCK để giảm bớt thời gian lưu chuyển thông tin, quản lý thông tin công bố tốt hơn và tránh được các sai xót có thể xảy ra. Cuối cùng, hình thức phân phối thông tin còn thủ công, không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Hình thức phân phối thông tin hiện tại không có khả năng xử lý và đồng thời gửi khối lượng lớn thông tin cho nhiều người, chưa áp dụng các chuẩn ngành (chẳng hạn như khả năng ấn định tự động thời gian phân phối thông tin, quản lý chữ ký điện tử của người nhận thông tin) và chưa có chế độ bảo mật thông tin hiệu quả.

về hệ thống đăng ký, lưu ký, thanh toán, bù trừ: Thứ nhất, mức độ tự động

hoá trong các nghiệp vụ của hệ thống thấp, phương thức thực hiện chủ yếu là : “Thủ công và bán thủ công ở hầu hết các khâu tác nghiệp như theo dõi thông tin lưu ký đầu vào, quản lý dữ liệu về chứng khoán lưu giữ, lập danh sách người sở hữu chứng khoán Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTLKCK, tốc độ xử lý mà còn làm giảm tính chính xác trong các bước xử lý.” Thứ hai, mô hình một ngân hàng thanh toán (và là ngân hàng thương mại) thực hiện chức năng thanh toán cho toàn thị trường cho toàn thị trường đã bộc lộ một số bất cấp liên quan tới việc độc quyền cung cấp dịch vụ thanh toán tiền giao dịch chứng khoán và gia tăng mức phí giao dịch cho NĐT cùng với làm chậm tiến trình giao dịch khi các nhà đầu tư sử dụng một tài khoản ngân hàng khác. Qua đó làm tăng xung đột lợi ích khi ngân hang thanh toán đồng thời cung cấp dịch vụ lưu ký, năng lực tài chính có thể hỗ trợ trong trường hợp tạm thời mất khả năng thanh toán của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán chứng khoán.

f. Minh bạch thị trường

TTCK vẫn còn xuất hiện những bất cập tồn tại liên quan đến thông tin. Trong

trường hợp này, các nhà đầu tư là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp theo đến là tính ổn định của TTCK bị tác động nghiêm trọng. Thực trạng CBTT của các Công ty trên TTCK Việt Nam bộc lộ một số bất cập như: số liệu, loại hình vi phạm về CBTT của các Công ty vẫn còn nhiều, tình trạng nộp bái cáo tài chính trễ hạn, chất lượng thông tin trên các báo cáo tài chính vẫn còn chưa đáng tin cậy. Các hành vi vi phạm theo báo cáo của UBCK NN chủ yếu ở những nội dung sau : “CBTT không kịp thời khi xảy ra các sự kiện phải CBTT bất thường theo quy định của pháp luật; Không nộp BCTC kiểm toán, không nộp BCTC Quý, không nộp báo cáo thường niên năm cho UBCKNN đúng theo thời hạn quy định; Không cập nhật đầy đủ thông tin trên trang thông tin điện tử của công ty; Không báo cáo UBCKNN trước và sau khi thực hiện phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu và thưởng cho cán bộ lãnh đạo; Không đăng ký với UBCKNN khi thực hiện phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược; Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo các tài liệu, sự việc như báo cáo tài chính kiểm toán, báo cáo thường niên, báo cáo tình hình quản trị công ty, nghị quyết đại hội cổ đông thường năm về thay đổi các vị trí quan trọng trong doanh nghiệp và việc ngừng hoạt động của các chi nhánh; Báo cáo UBCKNN không kịp thời về việc mua lại cổ phiếu; Tạo cung cầu giả; Báo cáo không đúng thời hạn theo quy định trước khi thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu; Không báo cáo theo quy định khi trở thành cổ đông; Báo cáo không đúng thời hạn về lý do không thực hiện hết khối lượng đăng ký; Công bố thông không kịp thời các BCTC; Không thực hiện công bố thông tin về Báo cáo thường niên, Báo cáo tình hình quản trị công ty; Vi phạm quy định pháp luật quản trị công ty về tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông và không công bố thông tin theo quy định pháp luật; Không công bố với UBCKNN, SGDCK những thay đổi địa chỉ trang thông tin điện tử theo quy định của pháp luật.”

3 201 127 84 4 201 67 36 5 201 77 42 6 201 121 114 201 214 14.8

7

201 8

Nguồn: UBCKNN

Nhìn chung, qua các năm số lượng vi phạm và số tiền xử phạt ngày càng tăng. Chứng tỏ, công tác quản lý giám sát của Nhà nước ngày một thắt chặt tuy nhiên ý thức của các DN vẫn còn chưa được cải thiện, gây ra nhiều bất lợi trong quá trình xử lý thông tin của NĐT trong và ngoài nước.

3.3.3. Nguyên nhân

a. Khung pháp lý còn chưa chưa phù hợp với tình hình thực tiễn:

- Một là Luật Chứng khoán năm 2006 ra đời khi TTCK còn non trẻ, quy mô thị trường nhỏ bé, các sản phẩm, dịch vụ của thị trường chưa đa dạng, chứng khoán vẫn còn là lĩnh vực mới với đa số người dân VN. Vì vậy, Luật Chứng

khoán chỉ

đáp ứng giai đoạn đầu của TTCK với những nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một

thể chế thị trường mới hoạt động với các nội dung cơ bản nhất, phù hợp với một thể

chế thị trường mới hoạt động với các công cụ chứng khoán, các hoạt động giao dịch

cũng như hệ thống quản lý còn đơn giản.

- Hai là thực tế sau 10 năm phát triển, TTCK đã thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Việc ban hành các quy định pháp lý nhìn chung đều có độ trễ so

với mục

tiêu đề ra. Trong quá trình TTCK vận hành, đã phát sinh một số vấn đề mới mà chưa

được Luật Chứng khoán điều chỉnh.

- Ba là các Bộ luật, Luật chuyên ngành khác: “Bộ luật dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư” đã được sửa đổi bổ sung với nhiều quy định liên quan đến TTCK.

- Bốn là các quy định hiện tại về thuế nhà thầu nước ngoài chưa đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về việc khấu trừ thuế trong trường hợp phát sinh lợi nhuận khi hoàn

-Năm là hệ chỉ tiêu giám sát đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK không phù hợp:

“Quy định hiện hành về việc đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK yêu cầu các tổ chức này đảm bảo tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng nợ điều chỉnh không xuống dưới mức 5%.” Tuy nhiên thực tế, chỉ tiêu này mới chỉ khống chế hệ số đòn bẩy, mà không

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 84 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w