GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TTCKVN

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 48)

2 .1THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2.2 .1Khái niệm về hội nhập tài chính

3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TTCKVN

Từ những năm đầu tiên của thập kỷ 90, thông qua việc làm theo chủ trương về xây dựng cũng như phát triển nền KTTT đi lên theo hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, Bộ Tài Chính đã được Nhà nước chỉ đạo nghiên cứu “Phương án xây dựng và phát triển

TTCK Việt Nam”. “Nghị định số 75/NĐ-CP về việc thành lập lên UBCKNN được Chính phủ ban hành dựa trên đề án của các Bộ, Ngành.” Sau đó, giao nhiệm vụ cho UBCKNN chuẩn bị thực hiện các điều kiện cần có cho sự ra đời của TTCK

Những nhân tố và điều kiện ra đời và hình thành TTCK vẫn chưa có hoặc nếu xuất hiện thì chỉ có một số nhân tố xuất hiện nhưng vẫn ở trình độ thấp khi xem xét lại bối cảnh KT-XH Việt Nam lúc ban đầu. Cơ sở và khung pháp lý lúc ban đầu vẫn chưa được ban hành đồng thời cũng chưa thành lập lên các công ty chứng khoán cùng với hệ thống giao dịch chứng khoán. Mới đầu, các sản phẩm chứng khoán chỉ là TPCP được phát hành bằng hình thức bán lẻ và một số CPDN, CPNN với hình thức cổ phần hoá và quy mô vẫn còn rất nhỏ. Với điều kiện đó, Chính phủ đã giao cho UBCKNN để xây dựng khung pháp luật. Ngoài ra, SGDCK TPHCM cũng được Nhà nước yêu cầu thành lập hệ thống giao dịch cùng với đề án hình thành các TGCK là các CTCK và cũng như hướng dẫn các DNNY và các TGCK đào tạo các cán bộ, nhân viên có chuyên môn và nghiệp vụ hành nghề. Cuối cùng, SGDCK TPHCM đã được khai trương và sau đó chính thức hoạt động vào ngày 20/7/2000. Tiếp đó, “Trung tâm giao dịch Chứng Khoán Hà Nội cũng đực khai trương đi vào hoạt động vào ngày 08/03/2005.”

UBCKNN, hai SGDCK TPHCM và HN cùng với TTLKCK là những cơ quan quản lý, giám sát và điều hành TTCK Việt Nam.

UBCKNN: được hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Tài chính theo “Nghị định số 66/2004/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày 19/02/2004”. UBCKNN là cơ quan quản lý chuyên biệt Nhà nước đối với TTCK và có chức năng chính là đề xuất và sửa đổi các bộ Luật và cơ chế có liên quan để điều hành và quản lý sự vận hành của TTCK. Mặc dù không có thẩm quyền ban hành luật lệ nhưng UBCKNN có quyền thu hồi, cấp phép phát hành và kinh doanh sản phẩm chứng khoán. Đây là một bước đi hợp lý trong việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua việc chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Để qua đó đẩy nhanh và làm hiệu quả hơn việc ban hành những chính sách giám sát, quản lý của Nhà nước với TTCK. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính có thể triển khai thêm những chính sách tài chính nhằm tạo ra sự đồng bộ cũng như gắn kết và đảm bảo an toàn cho TTCK nói riêng và TTTC nói chung.

SGDCK TPHCM (HOSE): Tiền thân của Sở là “Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”. Ban đầu TTGDCK Tp HCM là được thành lập dựa trên “Quyết định của Chính phủ số 127/1998/QĐ-TTG ngày 11/7/1998, chính thức khánh thành vào ngày 20/07/2000 và hoạt động giao dịch vào ngày 28/07/2000”, đánh dấu sự phát triển quan trọng của nền kinh tế Việt Nam và sau đó được chuyển đổi

thành SGDCK TpHCM theo quyết định 599/QĐ - TTG ngày 11/05/2007. SGDCK Tp HCM là một cơ quan quan trọng thuộc quyền sở hữu của NN và hoạt động theo mô hình: “Công ty TNHH một thành viên, hoạt động dựa theo Luật về Chứng khoán, Doanh nghiệp, điều lệ của GGDCK cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan. Chính phủ đã giao một số chứng năng, nhiệm vụ cũng như quyền hạn cho sở như: Niêm yết, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, tổ chức, điều hành mua bán chứng khoán, công bố thông tin....”

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): được thành lập bởi “Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCK HN thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005”. Ngày 24/06/2009, mô hình “Công ty TNHH một thành viên” do Bộ Tài chính sở hữu là điều kiện tiên quyết để Sở GDCK HN ra mắt, hoạt động chính thức. Mô hình của Sở: “Chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, vận hành và quản lý thị trường giao dịch chứng khoán, triển khai tích cực, hiệu quả hoạt động đấu giá cổ phần, hoạt động đấu thầu trái phiếu Chính phủ và vận hành các thị trường giao dịch (thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM), thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) và thị trường chứng khoán phái sinh.” Sở GDCK Hà Nội đã tạo ra những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của TTCK VN và phục vụ vì mục tiêu PTKT đất nước. “Ngày 08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) khai trương hoạt động với việc tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần hóa DNNN, mở màn cho chương trình đấu giá cổ phần hóa DNNN qua các Sở GDCK và ngày 14/07/2005: Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu là giao dịch thỏa thuận.”

Trung tâm lưu lý chứng khoán (VSD): “Quyết định 189/2005/QĐ-TTg thành lập Trung tâm lưu ký chứng khoán độc lập duy nhất, hỗ trợ cho hoạt động của cả thị trường chứng khoán” đã được Thủ tướng Chính phủ đã ban hành. Trong bối cảnh TTCKVN, Việc thành lập VSD đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu từ thực tiễn thị trường và những khuyến nghị từ tổ chức quốc tế như “G30, IOSCO”. Vậy nên mỗi thị trường cần có một VSD độc lập. Hai SGD bàn giao chức năng “Đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ cho VSD từ ngày 01/05/2006 và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 07/07/2006.” VSD đặt Trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Thủ tướng Chính phủ ký “Ban hành ngày 7/1/2019 Quyết định số 32/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Việt Nam” vì mục tiêu việc hoạt động của TTCK đảm bảo được hiệu quả. Theo quyết định phê

S T

T

Thời

gian Sự kiện Ghi chú

duyệt: “Mục tiêu tổng quát của Đề án là Thành lập Sở GDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), nhằm thống nhất thị trường giao dịch chứng khoán, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch; tăng cường công tác quản lý, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng tham gia thị trường; góp phần nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam; nâng cao sức cạnh tranh và từng bước tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.”

3.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán việt nam trong bối cảnh hội nhập tài chính,khoá luận tốt nghiệp (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w